Mổ xẻ nội dung cuộc gặp Nga-Mỹ ở Moscow

(Kiến Thức) - Sau cuộc gặp Nga-Mỹ ở Moscow, ngoại trưởng cả hai nước cho biết các nội dung chính cũng như một số vấn đề còn khúc mắc trong quan hệ song phương.

Mổ xẻ nội dung cuộc gặp Nga-Mỹ ở Moscow
Tổng thống Nga Putin, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã thảo luận các vấn đề cấp bách trong khuôn khổ chuyến thăm Nga chính thức đầu tiên của ông Tillerson trên cương vị mới.
Một số các vấn đề chính trong cuộc gặp Nga-Mỹ ngày 12/4 ở Moscow bao gồm tình hình quan hệ Nga-Mỹ hiện tại, hợp tác chính trị quốc tế, tình hình ở Syria (đặc biệt là vụ tấn công vũ khí hóa học ở Idlib), an ninh mạng, giải giáp vũ khí và chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Mo xe noi dung cuoc gap Nga-My o Moscow
 Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) và người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson tới phòng hội đàm. Ảnh Sputnik
Trả lời báo chí sau đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov miêu tả cuộc hội đàm giữa hai bên là “thẳng thắn và toàn diện”, trong khi người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson cho rằng, cuộc đối thoại mang tính xây dựng và bày tỏ mong đợi các cuộc họp tiếp theo.
Ông Lavrov chắc chắn rằng, cuộc hội đàm hôm 12/4 với Ngoại trưởng Tillerson cũng như cuộc họp với Tổng thống Putin là “không vô ích”. Ông bày tỏ hy vọng rằng Moscow và Washington tiếp tục liên lạc với nhau.
Quan hệ Nga-Mỹ thay đổi thất thường
Theo Ngoại trưởng Lavrov,  quan hệ song phương Nga-Mỹ ở thời điểm hiện tại khá xáo động. Nhiều vấn đề còn khúc mắc giữa đôi bên cho tới nay còn tồn đọng.
Đáp lại, Ngoại trưởng Tillerson cho rằng, quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp vì mức độ tin tưởng lẫn nhau giảm sút. Do vậy, Moscow-Washington đều nhất trí cải thiện các kênh liên lạc của hai bên.
Theo lời ông Lavrov, Moscow nhận thấy một số mưu đồ nhằm cản trở sự hợp tác cũng như kích động một sự đối đầu Mỹ-Nga. Đồng thời, ông còn nhấn mạnh, sự tiếp cận thực tế nhằm phân tích thực trạng quan hệ Nga-Mỹ sẽ giúp cải thiện điều này.
Nhằm cải thiện quan hệ, Nga và Mỹ đồng ý cử đại diện đặc biệt tới từ bộ ngoại giao hai nước để tìm ra những vấn đề tranh cãi xuất hiện trong mối quan hệ giữa hai quốc gia trong những năm gần đây và phân tích cặn kẽ.
Ngoại trưởng Tillerson hi vọng, nên có một kênh thông tin liên lạc cấp cao hơn ở cả cấp ngoại giao và quân sự.
Tuy nhiên, vấn đề khôi phục hoạt động của Ủy ban hỗn hợp Nga-Mỹ chịu trách nhiệm xem xét các vấn đề trong quan hệ hai nước chưa được đưa ra bàn thảo trong cuộc gặp lần này.
Cuối cùng, các biện pháp trừng phạt mới nhằm lên Nga không được đề cập trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Tillerson.
Tương lai bất định của Tổng thống Syria Assad
Ngoại trưởng Tillerson nói với báo giới rằng Nga và Mỹ nhất trí tiếp tục thảo luận cách gỡ rối cuộc khủng hoảng Syria.
“Ngoại trưởng Nga Lavrov và tôi nhất trí chúng tôi sẽ xem xét các đề xuất tiếp theo về hướng giải quyết tình hình Syria, bao gồm tư vấn với các đồng minh và thành viên liên minh. Và chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột Syria”, ông Tillerson nói trong họp báo sau cuộc gặp với ông Lavrov.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, Washington hi vọng Tổng thống Syria Bashar Assad sẽ không tham gia vào đội ngũ lãnh đạo tương lai ở Syria, nhưng sự ra đi của ông Assad nên theo một lộ trình.
Người đứng đầu Bộ ngoại giao Mỹ thêm rằng, các bằng chứng để truy tố tội ác chiến tranh với ông Assad có thể được thu thập trong thời gian tới, còn hiện họ chưa có đủ bẳng chứng.
Mo xe noi dung cuoc gap Nga-My o Moscow-Hinh-2
Sau cuộc gặp Nga-Mỹ ở Moscow, ngoại trưởng cả hai nước bày tỏ các nội dung chính cũng như một số vấn đề còn khúc mắc trong quan hệ hai nước. 
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga quả quyết, Moscow không đánh cược vào một nhân vật cụ thể nào ở Syria, kể cả Tổng thống  Assad.
“Phải có cuộc đối thoại toàn diện ở Syria. Người Syria phải tự mình quyết định số phận đất nước họ như trong Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, ông Lavrov bày tỏ.
Nga kêu gọi điều tra vụ tấn công hóa học ở tỉnh Idlib
Ngoại trưởng Lavrov cho biết hai bên đã thảo luận sự cần thiết phải điều tra kỹ lưỡng vụ tấn công hóa học ở Idlib. Ông nói thêm rằng Nga nhận thấy Mỹ sẵn sàng hỗ trợ cuộc điều tra quốc tế liên quan tới vụ tấn công đó.
“Chúng tôi đã thảo luận tình hình ở Syria và vụ tấn công xảy ra hôm 4/4 ở Idlib có sử dụng vũ khí hóa học và còn bàn luận về vụ tấn công tên lửa Mỹ vào một căn cứ không quân Syria ngày 7/4…”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với báo giới.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo đài Spunik, khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. Ngay từ đầu Liên bang Nga đã coi những vụ ném bom Nam Tư là hành động gây hấn xâm lược. Phản ứng đầu tiên là việc Thủ tướng Nga Evgeny Primakov hủy bỏ chuyến thăm chính thức Mỹ. Khi nghe tin về Nam Tư, Thủ tướng Evgeny Primakov lập tức ra lệnh cho chuyên cơ quay đầu khi đang ở trên Đại Tây Dương, không bay sang Mỹ mà trở về Moscow.  Liên bang Nga tạm ngừng hợp tác với NATO.
Bien nien su khung hoang quan he Nga-My
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. 
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bởi chiến dịch chống Iraq mà liên quân thực hiện vào tháng 3/2003, tiếp theo đó là cuộc xâm lược  của quân đội Mỹ vào Iraq. Chiến dịch quân sự ở Iraq đã không nhận được sự chia sẻ của ban lãnh đạo và dư luận xã hội Nga. Theo quan điểm của người dân Nga, mục đích chiến tranh của Mỹ là chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ và áp đặt quan điểm của họ về trật tự thế giới mà không thèm đếm xỉa đến vai trò của Liên Hợp Quốc.

Ảnh: Quan hệ Nga-Mỹ nóng lên trước thềm năm mới 2017

(Kiến Thức) - Mối quan hệ Nga-Mỹ có chiều hướng xấu đi sau động thái trừng phạt Moscow của chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama.

Ảnh: Quan hệ Nga-Mỹ nóng lên trước thềm năm mới 2017
Anh: Quan he Nga-My nong len truoc them nam moi 2017
Ngày 29/12, mối quan hệ Nga-Mỹ tiếp tục nóng lên vào dịp cuối năm 2016 khi vào ngày 29/12, Tổng thống Obama công  bố danh sách trừng phạt lên Nga: trục xuất 35 người nghi là tình báo Nga đồng thời yêu cầu đóng cửa hai cơ sở của Nga (một ở New York, một ở Maryland) do cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Ảnh chụp tại cơ sở do người Nga sở hữu ở Centreville, Maryland (bị phía Washington yêu cầu đóng cửa) hôm 30/12. Ảnh Daily Mail 

Nga tạm ngưng hiệu lực thỏa thuận với Mỹ ở Syria

(Kiến Thức) - Sau khi Lầu Năm Góc dùng tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ không quân Syria, Nga tạm ngưng hiệu lực thỏa thuận với Mỹ về ngăn chặn sự cố ở Syria.

Nga tạm ngưng hiệu lực thỏa thuận với Mỹ ở Syria
Bộ Ngoại giao Nga thông báo: "Phía Nga đình chỉ hiệu lực của ‘Giác thư ngăn chặn sự cố và bảo đảm an toàn hàng không cho các chuyến bay ở Syria’, văn kiện đã ký với phía Mỹ".
Thỏa thuận với Mỹ về đề phòng sự cố và đảm bảo an toàn cho các chuyến bay trong quá trình chiến dịch ở Syria là văn kiện được ký ngày 20/10/2015. Tài liệu này bao gồm hoạt động của tất cả máy bay và máy bay không người lái trong không phận của Cộng hòa Arab Syria và quy định đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.