Nga tạm ngưng hiệu lực thỏa thuận với Mỹ ở Syria

(Kiến Thức) - Sau khi Lầu Năm Góc dùng tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ không quân Syria, Nga tạm ngưng hiệu lực thỏa thuận với Mỹ về ngăn chặn sự cố ở Syria.

Nga tạm ngưng hiệu lực thỏa thuận với Mỹ ở Syria
Bộ Ngoại giao Nga thông báo: "Phía Nga đình chỉ hiệu lực của ‘Giác thư ngăn chặn sự cố và bảo đảm an toàn hàng không cho các chuyến bay ở Syria’, văn kiện đã ký với phía Mỹ".
Thỏa thuận với Mỹ về đề phòng sự cố và đảm bảo an toàn cho các chuyến bay trong quá trình chiến dịch ở Syria là văn kiện được ký ngày 20/10/2015. Tài liệu này bao gồm hoạt động của tất cả máy bay và máy bay không người lái trong không phận của Cộng hòa Arab Syria và quy định đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.
Sau khi thỏa thuận Nga-Mỹ về an toàn bay ở Syria đi vào hiệu lực, hai bên đã thiết lập các kênh thông tin liên lạc suốt ngày đêm nối kết các cơ quan quân sự chức năng của Nga và Mỹ.
Nga tam ngung Giac thu ngan chan su co o Syria
Tổng thống Putin: Đòn tấn công tên lửa của Mỹ ở Syria là sự gây hấn xâm lược chống lại một quốc gia chủ quyền, vi phạm luật pháp quốc tế dưới cái cớ ngụy tạo. Ảnh: Sputnki 
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng đòn tấn công mà Mỹ giáng xuống Syria gây tổn hại cho quan hệ với Nga, tạo trở ngại nghiêm trọng đối với việc tạo lập liên minh quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói với các phóng viên: "Tổng thống Putin cho rằng đòn tấn công tên lửa của Mỹ ở Syria là sự gây hấn xâm lược chống lại một quốc gia chủ quyền, vi phạm luật pháp quốc tế dưới cái cớ ngụy tạo".
Bình luận về đòn không kích của Mỹ, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Hành động này của Washington gây phương hại đáng kể cho mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã ở tình trạng tồi tệ".
Ông Peskov nhấn mạnh: “Điều chính yếu nhất, như Tổng thống Putin nhận xét, hành động này không giúp đưa chúng ta tới gần mục tiêu cuối cùng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Trái lại, nó tạo ra trở ngại nghiêm trọng đối với việc thành lập một liên minh quốc tế hiệu quả để chống lại thế lực độc ác toàn cầu là chủ nghĩa khủng bố mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố là nhiệm vụ chính ngay trong thời gian tranh cử".

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo đài Spunik, khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. Ngay từ đầu Liên bang Nga đã coi những vụ ném bom Nam Tư là hành động gây hấn xâm lược. Phản ứng đầu tiên là việc Thủ tướng Nga Evgeny Primakov hủy bỏ chuyến thăm chính thức Mỹ. Khi nghe tin về Nam Tư, Thủ tướng Evgeny Primakov lập tức ra lệnh cho chuyên cơ quay đầu khi đang ở trên Đại Tây Dương, không bay sang Mỹ mà trở về Moscow.  Liên bang Nga tạm ngừng hợp tác với NATO.
Bien nien su khung hoang quan he Nga-My
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. 
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bởi chiến dịch chống Iraq mà liên quân thực hiện vào tháng 3/2003, tiếp theo đó là cuộc xâm lược  của quân đội Mỹ vào Iraq. Chiến dịch quân sự ở Iraq đã không nhận được sự chia sẻ của ban lãnh đạo và dư luận xã hội Nga. Theo quan điểm của người dân Nga, mục đích chiến tranh của Mỹ là chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ và áp đặt quan điểm của họ về trật tự thế giới mà không thèm đếm xỉa đến vai trò của Liên Hợp Quốc.

Nga-Mỹ “chẳng thể chung đường” ở Syria

(Kiến Thức) - Sẽ là lầm tưởng nếu nghĩ rằng thỏa thuận an toàn bay ở Syria  có thể dẫn đến sự hợp tác Nga-Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS.

 Nga-Mỹ “chẳng thể chung đường” ở Syria
Theo nhà phân tích người Đức Ingo Mannteufel làm việc cho Deutsche Welle (DW), Nga-Mỹ “chẳng thể chung đường” ở Trung Đông và các cuộc không kích “sẽ chỉ làm cho cuộc xung đột Syria trở nên bạo lực hơn”.
Vi sao Nga-My “chang the chung duong” o Syria?
Tổng thống Mỹ Barack Obama tìm cách "rút lui có trật tự", trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tránh bị "sa lầy" ở Trung Đông.
Các tin tức đến gần như đồng thời: Nga-Mỹ nhất trí thông tin liên lạc quân sự trực tiếp để tránh “sự cố” trong không phận Syria và Tổng thống Vladimir Putin chào đón Tổng thống Bashar al-Assad ở  Moscow hôm 20/10.

Mâu thuẫn với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ “xoay trục” sang Nga?

(Kiến Thức) - Giữa lúc quan hệ với Mỹ đang rạn nứt sâu sắc, có nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang tìm cách hòa giải với Nga và Iran.

Mâu thuẫn với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ “xoay trục” sang Nga?
Đó là nhận định của nhà báo Salman Rafi Sheikh -nhà phân tích về quan hệ quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Pakistan – trong bài viết đăng trên tờ Asia Times ngày 21/7.
Ngày 20/7, Tổng thống Erdogan tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Thổ Nhĩ Kỳ, giữa lúc chiến dịch đàn áp chống lại hàng ngàn thành viên của lực lượng an ninh, tư pháp, dịch vụ công và giáo dục sau cuộc đảo chính quân sự bất thành.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.