Mẹ vua Minh Mạng có thực sự tàn độc như trên phim "Phượng khấu"?

“Phượng khấu” miêu tả thái hoàng thái hậu Nhân Tuyên như một bà hoàng quyền uy và tàn độc của triều Nguyễn. Nhưng chính sử và văn học có đồng tình?

Mẹ vua Minh Mạng có thực sự tàn độc như trên phim "Phượng khấu"?

Trong danh sách những thái hậu của triều Nguyễn, vị trí danh tiếng nhất thuộc về bà Từ Dụ. Không chỉ là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, tên của đức bà còn được đặt cho một bệnh viện phụ sản ở TP.HCM. Ở Huế, đức hạnh của mẹ vua Tự Đức và tiếng thơm trong cách bà dạy con cũng được truyền từ đời này qua đời khác.

Nhưng nếu xét về sự mực thước, uy quyền, khó có bà hoàng nào của triều Nguyễn qua được thái hậu Nhân Tuyên (Trần Thị Đang). Không chỉ là mẹ của vị vua được cho là tài năng nhất của hoàng triều – Minh Mạng. Bà còn là người quyết giữ ngôi cho Thiệu Trị và cũng có những can gián nhất định vào việc triều chính.

Thái hậu Nhân Tuyên cũng là nhân vật hậu cung còn chứa đựng những ẩn số lịch sử. Đôi khi, những ẩn sổ này bị lợi dụng, dẫn đến những sáng tạo quá đà mà những gì đang diễn ra trong phim Phượng khấu là một ví dụ.

Me vua Minh Mang co thuc su tan doc nhu tren phim

Nhân Tuyên thái hoàng thái hậu (NSƯT Lê Thiện đóng) trong phim Phượng khấu.

Vị thái hậu quyền uy bậc nhất triều Nguyễn

Đại Nam liệt truyện, sách gia phả nhà Nguyễn, quyển 1 với tên Truyện các hậu phi nêu rõ bà Trần Thị Đang không phải là chính thất của vua Gia Long. Vị trí này thuộc về Thừa Thiên Cao hoàng hậu, mẹ ruột của hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh.

Nhưng trong số phi tần của vua Gia Long, bà Trần Thị Đang giữ vai trò đặc biệt. Bà là người vợ từ thuở hàn vi của vua Gia Long, có với vua 4 hoàng tử, một trong số đó sau này trở thành vua Minh Mạng, vị hoàng đế được các học giả đánh giá là tài năng nhất triều Nguyễn.

Bà chính thức được tấn tôn ngôi hoàng thái hậu vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821) và ở ngôi cao quý nhất cung đình đến tận đời cháu đức tôn Thiệu Trị.

Chính sử cũng ghi chép về việc mẹ đẻ của Thiệu Trị là thần phi Hồ Thị Hoa mất sớm nên đích thân Nhân Tuyên thái hậu đã nuôi nấng Thiệu Trị. Bà cũng là người cương quyết giữ vị trí kế vị cho cháu trai khi mà vua Minh Mạng có ý định nhường ngôi cho con trai của Hiền Phi Ngô Thị Chính.

Vua Thiệu Trị vì vậy hết mực kính trọng đức thái hoàng thái hậu. Đại Nam liệt truyện dẫn rằng Hiến Tổ Thiệu Trị đến hầu cơm, thái hoàng thái hậu dạy rằng: “Hoàng đế hầu cơm, đi bằng đầu gối, dâng đũa chính tay điều hòa nước canh, vui vẻ dâng chén, nhất nhất đều tuân theo chí của người trước, tình lễ thực là đầy đủ cả. Hiến Tổ giơ tay lên trán lạy tạ”.

Nhân Tuyên thái hoàng thái hậu cũng nổi tiếng là người am tường và tiết kiệm. Bà vẫn dạy Thiệu Trị nên nghĩ kỹ về tiết kiệm, chớ xa xỉ về ăn uống hay sửa sang cung điện để làm vui vì “thực không phải là chí của người trước”.

Một lần, thái hoàng thái hậu đến chơi vườn Cơ Hạ, Thiệu Trị quỳ đón bà nội ở cửa vườn và đi trước dẫn đường. Đức bà một lần nữa nhắc nhớ vua: “nhân quân làm chính trị, cốt nên thân người hiền, xa kẻ gian, răn xa xỉ, chuộng tiết kiệm, hoàng đế nên nhớ kỹ”.

Sử gia nhà Nguyễn cũng chép: "Thái hậu tính cần kiệm, từng đặt nhà dệt nuôi tằm ở trong cung, thân đến trông nom để làm vui".

Chính sử cho thấy quyền lực của Nhân Tuyên ở chỗ cả vua Minh Mạng lẫn Thiệu Trị đều không dám làm trái ý bà. Vua Thiệu Trị dù hết mực yêu quý Hồng Nhậm, con trai của bà Phạm Thị Hằng (Từ Dụ sau này) nhưng khi Bắc Tuần, vẫn phải để hoàng trưởng tử Hồng Bảo lưu kinh vì đức thái hoàng ủng hộ dòng trưởng.

Cũng vì được sự ủng hộ của Tây Cung thái hoàng thái hậu mà Hoàng Bảo vốn nghĩ mình nắm chắc ngôi thừa kế. Nhưng đến phút lâm chung, theo Quốc triều chánh biên toát yếu, vua Thiệu Trị vì thất vọng với tài đức kém cỏi của Hồng Bảo nên đã quyết định nhường ngôi cho Hồng Nhậm, tức vua Tự Đức sau này.

Thái hoàng thái hậu Nhân Tuyên lúc này đã băng thệ một năm trước đó nên không thể can thiệp.

Me vua Minh Mang co thuc su tan doc nhu tren phim

Thái hậu Trần Thị Đang được mô tả lộng lẫy và nhiều sáng tạo trong cuốn sách của Trần Thùy Mai, xuất bản năm 2019.

Văn học giải mã ẩn số lịch sử

Ngoài chính sử, Nhân Tuyên hoàng thái hậu còn được miêu tả kỹ lưỡng trong cuốn tiểu thuyết gây tiếng vang năm 2019 của nhà văn Trần Thùy Mai. Dù có tên là Từ Dụ thái hậu nhưng quyển thượng của bộ sách này hoàn toàn tập trung vào bà Trần Thị Đang.

Với thủ pháp cân bằng giữa sự thật lịch sử với sáng tạo văn học, Trần Thùy Mai đã miêu tả Nhân Tuyên thái hậu như một bà hoàng quyền uy, mực thước, sắc sảo nhưng cũng có không ít những toan tính cung đình, cốt giữ chắc ngôi báu cho con trai.

Lệ “Tứ bất lập” (Không lập hoàng hậu, không xác định ngôi thái tử, không phong tể tướng, không lấy đỗ trạng nguyên) của triều Nguyễn vốn là một ẩn sổ lịch sử nhưng trong tác phẩm văn học của Trần Thùy Mai, hóa ra tác giả của lệ này chính là thái hậu Trần Thị Đang.

Thậm chí, Đế hệ thi nổi tiếng của vua Minh Mạng cũng từ sự tư vấn của chủ nhân cung Từ Thọ.

Cũng trong cuốn sách này, nhiều quyết nghị của triều đình Minh Mạng có bàn tay của thái hậu. Bà trở thành kiến trúc sư của nhiều biến cố cung đình. Trong đó, việc đổ tội loạn luân cho Mỹ Đường (con trai hoàng tử Cảnh) cũng chính là chủ ý của thái hậu Trần Thị Đang.

Vì muốn giữ vững ngôi cho con trai Minh Mạng, thái hậu đã quyết diệt dòng trưởng của nhà Nguyễn. Cuốn tiểu thuyết tả rõ cảnh thái hậu từ đằng sau bước ra, hết mực uy quyền và ép tả quân Lê Văn Duyệt phải xuống tay với Mỹ Đường. “Chọn mẹ con ta hoặc là Mỹ Đường”, tiếng thái hậu đanh thép, lạnh lẽo. Lê Văn Duyệt sau đó không thể làm trái dù ông không hề muốn làm việc bất nhân.

Trong biến cố của hậu duệ Lê Văn Duyệt sau này ở thành Gia Định cũng có bàn tay của thái hậu. Cũng chính thái hậu ra sức ủng hộ việc trừng trị Lê Văn Khôi vì tội làm loạn và phế bỏ hết công trạng của vị tả quân quá cố. Bởi lẽ, cả thái hậu và vua Minh Mạng đều không thể chấp nhận một Gia Định thành giàu có hơn cả kinh đô Huế.

Trong cuốn sách của mình, Trần Thùy Mai miêu tả đến thời Thiệu Trị Nhân Tuyên thái hoàng thái hậu mới ít đi những can thiệp về triều chính do tuổi tác đã cao.

Song, cũng như chính sử đã ghi chép, bà luôn ủng hộ Thiệu Trị chọn dòng trưởng nối ngôi, tức Hồng Bảo thay vì Hồng Nhậm.

Cảnh kết thúc của nhân vật Trần Thị Đang trong cuốn Từ Dụ thái hậu là chi tiết đức thái hoàng uất ức quay mặt vào trong và băng thệ khi cháu trai của mình – hoàng đế Thiệu Trị - không đồng ý truyền ngôi cho hoàng trưởng tử Hồng Bảo.

Cuốn sách cũng mô tả việc thái hậu quyết không nhìn mặt vua trước khi qua đời đã khiến Thiệu Trị đau buồn suốt nhiều ngày. Bởi lẽ, hơn ai hết, Thiệu Trị hiểu rằng đức bà không chỉ có công dưỡng dục mà còn là người đã đưa ông lên ngôi chí tôn thiên tử. Sự phản ứng quyết liệt của Tây Cung trước khi nhắm mắt khiến bậc đế vương không khỏi xót lòng.

Dù có không ít sáng tạo so với chính sử, tác phẩm của nhà văn Trần Thùy Mai nhận được nhiều khen ngợi vì thể hiện những nỗ lực trong giải mã lịch sử bằng văn học. Có những ẩn sổ đã được trả lời theo cách riêng, hợp lý và logic.

Me vua Minh Mang co thuc su tan doc nhu tren phim

Một số tình tiết phim Phượng khấu liên quan đến nhân vật Nhân Tuyên thái hoàng thái hậu bị cho là thiếu logic.

“Phượng khấu” làm “lố” chuyện cung đấu?

Phượng khấu là lần đầu tiên nhân vật lịch sử thái hậu Trần Thị Đang được đưa lên phim. Với những gì đã diễn ra, không khó để nhận ra Nhân Tuyên thái hoàng thái hậu đang là nhân vật trung tâm của phim, qua diễn xuất của NSƯT Lê Thiện.

Nhìn chung, phim thể hiện không ít những tìm tòi về lịch sử và loạt nhân vật lịch sử cung cấm. Cảnh đức bà căn dặn cố mệnh đại thần Trương Đăng Quế về việc phò tá tân đế, cảnh hoàng đế Thiệu Trị quỳ gối hầu cơm đức thái hoàng hay cảnh Tây Cung quyết giữ vị trí lưu kinh cho hoàng trưởng tử đều được tái hiện.

Dù cũng có những điểm hạn chế về lời thoại, đài từ sắc diện nhân vật, nhìn chung, thái hoàng thái hậu Nhân Tuyên hiện lên đầy uy quyền và trở thành nhân vật hấp dẫn nhất từ đầu phim đến nay.

Song, cách xây dựng tính cách và hành xử của nhân vật bị phản ứng vì có những sai số lịch sử thấy rõ. Đặc biệt là những sáng tạo quá đà, thậm chí xuyên tạc nhằm mục đích xây dựng những tình tiết tàn độc của chuyện cung đấu.

Hình ảnh một vị thái hậu tiết kiệm, am tường, mẫn tiếp được ghi trong chính sử cũng hoàn toàn không xuất hiện trong Phượng khấu. Phim chủ yếu tập trung vào những mánh khóe hậu cung.

Trong đó, thái hoàng thái hậu Nhân Tuyên hiện lên như một người độc đoán, chuyên quyền, bất chấp mọi thủ đoạn để chứng tỏ quyền lực. Thậm chí là giết và đầy đọa con cháu của mình.

Theo đó, Nhân Tuyên hoàng thái hậu nghe Trắc cơ Phương Nhậm (vợ thứ vua Thiệu Trị) để quyết hãm hại ba mẹ con Hiền Phi Ngô Thị Chính.

Vụ phóng hỏa ở Thanh hạ thư lâu sau đó khiến hoàng tử Hồng Thụ (con Đoàn Viên) bị chết cháy thực ra chỉ để nhằm đổ tội oan cho con trai của Hiền Phi Ngô Thị, sủng phi của Minh Mạng.

Chi tiết bị phản ứng vì không lẽ một thái hoàng thái hậu vì tranh quyền với con dâu mà lại giết hại cả chắt ruột của mình. Thái hậu sau đó cũng là “kiến trúc sư” của vụ hạ bệ Hiền Phi, khiến bà hoàng này thân bại danh liệt.

Hai con trai của Hiền Phi là Miên Áo và Miên Uyển cũng phải nhận hình phạt lưu đày, vĩnh viễn không được trở lại kinh thành. Kết cục này khiến thái hoàng thái hậu trong phim không khỏi đắc chí.

Thực tế, nếu không có hư cấu và sáng tạo, những phim có chất liệu lịch sử dễ trở nên khô khan, thiếu hấp dẫn. Ê-kíp làm phim cũng bày tỏ về việc không thể yêu cầu phim đúng hoàn toàn với lịch sử.

Nhưng quan trọng là những hư cấu phải tỏ ra hợp lý và logic. Miên Áo và Miên Uyển dù thế nào cũng cháu ruột của đức thái hoàng, liệu một bà nội có đối xử với cháu của mình như vậy? Giết chắt, hại cháu là điều khó có thể đến từ một người bà hoàng vốn dạy con cháu mình cách tiết kiệm, thương dân.

Hay, sự tô vẽ lên một Nhân Tuyên thái hậu tàn độc chỉ để Phượng khấu đúng là phim cung đấu?

Giai thoại về vị vua có 142 con, phóng thích cung nữ cầu mưa

Có tới 78 hoàng tử và 64 công chúa, vua Minh Mạng là vua nhiều con nhất trong sử Việt. Ông có nhiều giai thoại thú vị, được ghi chép trong sách.

Giai thoại về vị vua có 142 con, phóng thích cung nữ cầu mưa
Vua Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm (1791-1841), là vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Ông là vị vua làm việc rất chăm chỉ. Đại Nam dưới thời trị vì của ông là quốc gia hùng mạnh bậc nhất trong khu vực, khiến ngoại bang nể sợ.

Vua Minh Mạng và vụ án “gạt thóc cân điêu” chấn động sử Việt

(Kiến Thức) - Vụ án điển hình được chính sử nhà Nguyễn ghi lại trong bộ Đại Nam thực lục đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc của vua Minh Mạng, đó là vụ án Đinh Văn Tăng cân điêu. Vụ án này từng gây chấn động lịch sử vương triều phong kiến một thời. 

Vua Minh Mạng và vụ án “gạt thóc cân điêu” chấn động sử Việt
Là một người rất tích cực hoạt động chống tham nhũng, tiêu cực, trong thời gian cai trị vua Minh Mạng đã xử lý nhiều vụ án với các biện pháp kiên quyết, cứng rắn tuy có phần khắt khe nhưng cần thiết để ngăn chặn tệ nạn và làm gương răn đe đối với những kẻ có ý định xấu. Một vụ án điển hình được chính sử nhà Nguyễn ghi lại trong bộ Đại Nam thực lục đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc của vua Minh Mạng, đó là vụ án Đinh Văn Tăng cân điêu.
Đinh Văn Tăng là người coi kho lương ở tỉnh Sơn Tây (nay là thị xã Sơn Tây, Hà Nội), có nhiệm vụ cân đong thóc cho binh lính mỗi khi đến kỳ họ lĩnh lương, nhận thóc. Để bớt xén thu lợi riêng, lúc cân thóc, Đinh Văn Tăng thường nhanh tay gạt làm thóc không đầy hộc khiến binh lính có lời kêu ca đến quan Tổng đốc Lê Đại Cương. Viên quan này đã cho người bí mật theo dõi và bắt quả tang hành vi gian dối của Tăng vào tháng 3 năm Nhâm Thìn (1832), sau đó làm tấu trình về triều đề nghị áp dụng hình phạt xử tử.

Toát mồ hôi hột chuyện tìm đất xây lăng vua Minh Mạng

(Kiến Thức) - Vì sự dùng dằng của mình, phải mất hai năm kể từ ngày từ giã cõi đời, vua Minh Mạng mới thực sự được an nghỉ ở một nơi đúng như ước nguyện lúc sinh thời...

Toát mồ hôi hột chuyện tìm đất xây lăng vua Minh Mạng
Toat mo hoi hot chuyen tim dat xay lang vua Minh Mang
Nằm trên núi Cẩm Khê ở cố đô Huế, lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là một công trình gây ấn tượng mạnh với những tòa nhà tráng lệ kết hợp hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Trong chuyện tìm đất và xây cất lăng mộ này, quần thần nhà Nguyễn đã phải lao tâm khổ tứ khá nhiều...
Toat mo hoi hot chuyen tim dat xay lang vua Minh Mang-Hinh-2
Cũng như vua cha Gia Long, vua Minh Mạng đã chuẩn bị cho hậu sự của mình khi đang ở trên ngai vàng. Năm 1826, vua cho văn võ đình thần đi tìm hai ngôi đất là “Vạn niên đại cát địa” và “Vạn niên cát địa” để dùng làm nơi an táng cho mẹ vua và vua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới