Vua Minh Mạng và vụ án “gạt thóc cân điêu” chấn động sử Việt

(Kiến Thức) - Vụ án điển hình được chính sử nhà Nguyễn ghi lại trong bộ Đại Nam thực lục đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc của vua Minh Mạng, đó là vụ án Đinh Văn Tăng cân điêu. Vụ án này từng gây chấn động lịch sử vương triều phong kiến một thời. 

Vua Minh Mạng và vụ án “gạt thóc cân điêu” chấn động sử Việt
Là một người rất tích cực hoạt động chống tham nhũng, tiêu cực, trong thời gian cai trị vua Minh Mạng đã xử lý nhiều vụ án với các biện pháp kiên quyết, cứng rắn tuy có phần khắt khe nhưng cần thiết để ngăn chặn tệ nạn và làm gương răn đe đối với những kẻ có ý định xấu. Một vụ án điển hình được chính sử nhà Nguyễn ghi lại trong bộ Đại Nam thực lục đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc của vua Minh Mạng, đó là vụ án Đinh Văn Tăng cân điêu.
Đinh Văn Tăng là người coi kho lương ở tỉnh Sơn Tây (nay là thị xã Sơn Tây, Hà Nội), có nhiệm vụ cân đong thóc cho binh lính mỗi khi đến kỳ họ lĩnh lương, nhận thóc. Để bớt xén thu lợi riêng, lúc cân thóc, Đinh Văn Tăng thường nhanh tay gạt làm thóc không đầy hộc khiến binh lính có lời kêu ca đến quan Tổng đốc Lê Đại Cương. Viên quan này đã cho người bí mật theo dõi và bắt quả tang hành vi gian dối của Tăng vào tháng 3 năm Nhâm Thìn (1832), sau đó làm tấu trình về triều đề nghị áp dụng hình phạt xử tử.
Vua Minh Mang va vu an “gat thoc can dieu” chan dong su Viet
 Tranh vẽ vua Minh Mạng mặc áo ngự bào. (Hình minh họa - Nguồn: news.zing.vn). 
Vua Minh Mạng nhận được tờ tâu mới phán bảo hộ Hình rằng: “Trước đây binh dịch ở kho và quan lại trông coi thông đồng với nhau làm bậy, khi phát thóc ra thì nhẹ tay, đong vào thì nặng tay, lợi mình thiệt người, cái gì cũng làm. Ta biết rõ hết nên khi việc phát giác ra tất trị tội nặng để răn đe kẻ điêu gian, lại nghĩ đổi lại cách thức cái hộc, cái phương đặt làm quy chế lâu dài. Chẳng ngờ ta khổ tâm lo nghĩ và quan tâm tới dân chúng, muốn đặt ra khuôn phép tốt lành để tỏ sự tin thực công bằng ấy lại bị bọn kia dám giở nhiều ngón xảo trá, xoay cách vơ vét, thật đáng căm giận biết bao. Tên chính phạm Đinh Văn Tăng tội chết có thừa”.
Ban thưởng hậu cho người có công, đồng thời vua Minh Mạng lệnh thi hành ngay bản án, chém đầu Đinh Văn Tăng đem bêu và và chặt một bàn tay ướp muối phơi khô rồi treo lên để quan lại, binh lính nhìn thấy mà ghê sợ.
Vua Minh Mang va vu an “gat thoc can dieu” chan dong su Viet-Hinh-2
 Quạt thóc (Tranh khắc gỗ). (Hình minh họa - Nguồn: www.vietnamfineart.com.vn). 
Những người liên can đến vụ án này, tùy theo mức độ bị xử phạt khác nhau, viên coi kho Nguyễn Oanh Chấn cũng can dự bớt xén cùng Đinh Văn Tăng bị xử thắt cổ; suất đội Nguyễn Viết Tân có nhiệm vụ giám sát nhưng không phát hiện ra hành vi gian dối bị phạt đánh 100 trượng, đi đày 3 năm; quan Bố chính Lê Nguyên Hy không xem xét kỹ hoạt động cấp phát, cân đo thóc nên bị giáng chức; 4 lính coi kho khác cũng liên can đến việc gian, bị đóng gông giam ở cửa kho thóc một tháng, khi hết hạn bị đánh thêm 100 trượng.
Theo Minh Mạng, hình phạt nghiêm khắc là nhằm triệt tiêu những tệ nạn xấu, vua ban dụ cho các quan rằng: “Dùng hình phạt để mong đi đến chỗ không cần hình phạt nữa”. Chính vì vậy, các chính sách chống tham nhũng, tiêu cực của Minh Mạng tuy còn giới hạn trong khuôn phép của chế độ phong kiến nhưng ít nhiều đã đạt được những hiệu quả tốt để lại những bài học trong hoạt động chống tham nhũng, tiêu cực ngày nay.

Giải mã chuyện vua Minh Mạng tìm đất phong thủy xây lăng

(Kiến Thức) - 7 năm sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã sai quan đi tìm nơi đất kết phát để làm nơi an táng cho mình sau này.

Giải mã chuyện vua Minh Mạng tìm đất phong thủy xây lăng
Theo sách "Đại Nam thực lục", năm 1826, vua Minh Mạng dụ cho văn võ đình thần đi tìm hai ngôi đất là “Vạn niên đại cát địa” và “Vạn niên cát địa” để dùng làm nơi an táng cho mẹ vua và vua.
Trong chỉ dụ, vua viết: “Các thánh đế minh vương đời xưa muốn cầu nhiều phước đều có dự định đất tốt vạn niên để mong trời cho cơ đồ dài lâu. Kể từ đức Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta khôi phục miếu xã, xây dựng các lăng, lại dự kế cất để nghìn muôn năm, năm Gia Long đã từng hạ sắc cho bầy tôi tìm kiếm ngôi Vạn niên cát địa. Nay trẫm kính lo đường kế thuật, may gặp buổi thái bình, việc phần mộ không thể không dự tính trước. Vậy hạ lệnh cho đình thần cùng với Khâm thiên giám đi đến miền núi thuộc các xã Kim Ngọc, Định Môn, lựa trước ngôi “Vạn niên đại cát địa” và ngôi “Vạn niên cát địa”, cho được gần chốn khí thiêng mà để lại phước ấm về sau. Các khanh đều nên hết lòng nhận kỹ, cốt cho thoả hợp, rồi vẽ địa đồ dâng trình, đợi trẫm thân đến lựa chọn”.

Chiến thuật khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của vua Minh Mạng

(Kiến Thức) - Vua Minh Mạng từng cho lực lượng thủy quân của mình vươn xa hơn ra ngoài biển Đông, tiếp tục khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Chiến thuật khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của vua Minh Mạng
Từ xa xưa, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được được người Việt phát hiện xác lập chủ quyền, quản lý, khai thác. Đến thời Minh Mạng trị vì, nước ta trở thành một quốc gia cường thịnh, rộng lớn; các nước lân bang đều nể sợ, các nước phương Tây xa xôi cũng nhiều lần đến xin thông hiếu. Với sức mạnh và uy thế đó, Minh Mạng đã cho lực lượng thủy quân của mình vươn xa hơn ra ngoài biển Đông, tiếp tục khẳng định một cách rõ ràng, mạnh mẽ chủ quyền trên các hải đảo, nhất là tại Vạn lý Hoàng Sa (tên gọi chung và phổ biến về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước đây).

Tận mục lăng mộ vị hoàng tử nổi tiếng thời vua Minh Mạng

(Kiến Thức) - Thăm lăng Tùng Thiện Vương, người con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, một nhà thơ lớn của Việt Nam triều đại nhà Nguyễn.

Tận mục lăng mộ vị hoàng tử nổi tiếng thời vua Minh Mạng
Tan muc lang mo vi hoang tu noi tieng thoi vua Minh Mang
Tùng Thiện Vương (Nguyễn Phúc Miên Thẩm, 1819 - 1870) sinh thời nổi tiếng giỏi chữ nghĩa, là một nhà thơ lớn để lại nhiều tác phẩm giá trị cho đất nước. Sau khi qua đời, ông được an táng tại khu nghĩa trang gần chùa Từ Hiếu ở Huế. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới