Mê mẩn ảnh chụp cụm sao bông tuyết trong không gian

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ (NASA) công bố một bức ảnh cực hot về một cụm sao đầy màu sắc được gọi là Cụm cây Bông tuyết, được chụp bằng kính viễn vọng không gian hồng ngoại Spitzer.

Mê mẩn ảnh chụp cụm sao bông tuyết trong không gian
Nằm ở phần giữa dưới bức ảnh chụp cụm sao, đằng sau một lớp bụi dày là những ngôi sao trẻ màu hồng và đỏ lấp lánh giống như những vật trang trí của cây thông Noel.
Các ngôi sao trẻ sơ sinh mới được tiết lộ xuất hiện dưới dạng các đốm màu hồng và đỏ về phía trung tâm và dường như đã hình thành trong các khoảng cách đều đặn dọc theo các cấu trúc tuyến tính trong một cấu hình giống như nan bông tuyết. 
Me man anh chup cum sao bong tuyet trong khong gian

Huỳnh Dũng (theo ScienceAlert) 

Do đó, các nhà thiên văn học đã đặt biệt danh cho nó là 'Cụm sao bông tuyết', NASA cho biết trên trang web chính thức của mình.
Ở độ tuổi chỉ 100 000 năm, những cấu trúc sao trẻ sơ sinh này vẫn chưa 'bò' ra khỏi vị trí sinh ban đầu của chúng. Theo thời gian, các chuyển động trôi tự nhiên của mỗi ngôi sao sẽ phá vỡ trật tự này; thiết kế hình bông tuyết sẽ không còn nữa trong tương lai không xa.
Cụm sao này nằm cách chúng ta 2700 năm ánh sáng, trong chòm sao Monoceros. Chòm sao này không thể nhìn thấy bằng mắt thường do thiếu các ngôi sao khổng lồ.

Mời quý vị xem video: Khám phá kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Thông tin thú vị về cụm sao bầy vịt hoang dã

(Kiến Thức) - Một cụm sao Wild Duck Cluster tạm dịch là bầy vịt hoang dã bất ngờ được Kính viễn vọng Hubble, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ ( NASA) quan sát, cung cấp nhiều thông tin thú vị.

Thông tin thú vị về cụm sao bầy vịt hoang dã
Theo đó, cụm sao bầy vịt hoang dã là một cụm sao lâu đời của vũ trụ, quy tụ tới 2.900 ngôi sao hoạt động dạng quây quần như đàn vịt. Đông nhất là ở phần trung tâm của cụm sao.
Các cụm sao nhỏ trong cụm sao bầy vịt hoang dã này chứa hàng ngàn ngôi sao, mà các nhà thiên văn học đưa ra giả thuyết rằng, chúng được hình thành từ những đám mây phân tử khổng lồ.

Tuyệt mỹ diện mạo mới cụm sao hình cầu NGC 1866

(Kiến Thức) - Cụm sao hình cầu NGC 1866, một trong những vật thể lâu đời nhất được biết đến trong vũ trụ trở thành đối tượng thiên văn mới nhất bất ngờ lọt vào tầm ngắm của các nhà khoa học.

Tuyệt mỹ diện mạo mới cụm sao hình cầu NGC 1866

Mới đây, đài quan sát ALMA, Chi Lê có dịp khám sát không gian thì bất ngờ tìm thấy một cụm sao hình cầu có tên là NGC 1866.

Cụm sao hình cầu này chứa hàng trăm nghìn ngôi sao. Chúng là một trong những vật thể lâu đời nhất được biết đến trong vũ trụ và là di vật đầu tiên chứng kiến thiên hà Milky Way hình thành.

Choáng tính chất hóa học trong môi trường liên sao hỗn loạn

(Kiến Thức) - Hơn 200 phân tử được phát hiện trong không gian, một số (như Buckminsterfullerene) có cấu trúc phức tạp với các nguyên tử carbon. Nhiều thập kỷ quan sát cũng cho thấy môi trường giữa các vì sao không đồng nhất mà khá hỗn loạn.

Choáng tính chất hóa học trong môi trường liên sao hỗn loạn

Được biết, những phân tử này tỏa nhiệt, giúp những đám mây vật chất liên sao khổng lồ nguội đi và co lại thành những ngôi sao mới.

Hơn nữa, các nhà thiên văn học sử dụng bức xạ từ các phân tử này để nghiên cứu các điều kiện, khi các hành tinh hình thành trong các vành đĩa ngôi sao trẻ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới