Mánh kiếm tiền tỷ của sếp MB24

Mánh kiếm tiền tỷ của sếp MB24

"Trong các lần đạt VIP, chỉ có 3 lần tôi đạt một cách tự nhiên, còn lại khác phải tác động thêm cho đủ điểm như tự bỏ tiền túi hoặc huy động người thân", Trương Đình Tuấn, Giám đốc chi nhánh MB24 tại Việt Trì khai.

Qua môi giới và dẫn dắt, khoảng giữa năm 2011, Trương Đình Tuấn (37 tuổi, trú huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) gia nhập vào mô hình kinh doanh điện tử MB24 ban đầu với tư cách là hội viên. Từng hoạt động trong lĩnh vực này nên Tuấn hiểu rõ các quy định cũng như các thủ thuật để nhanh chóng đạt "VIP".

Số tiền để mua các gian hàng này do Tuấn tự bỏ ra. "Lần nhiều nhất là mua 11 gian, nếu trừ số tiền bỏ ra với số tiền hoa hồng được thưởng bằng điểm, tôi vẫn có lãi", Tuấn nói.

 Đêm 31/7, Công an tỉnh Phú Thọ cũng bắt Trương Đình Tuấn cùng Đặng Trung Dũng và bà Nguyễn Ngọc Lan để điều tra hành vi trốn thuế.
Đêm 31/7, Công an tỉnh Phú Thọ cũng bắt Trương Đình Tuấn cùng Đặng Trung Dũng và bà Nguyễn Ngọc Lan để điều tra hành vi trốn thuế.

Đó cũng là lý do tại sao, Tuấn và các cộng sự tích cực tham gia vào hệ thống. Bởi trên thực tế mục đích sử dụng cho hoạt động thương mại điện tử thì không có. Để kiếm lời, Tuấn cùng các cộng sự và những hội viên khác tiếp tục lôi kéo nhiều người tham gia vào các gian hàng… vì có thêm người tham gia, những thành viên VIP như Tuấn càng được hưởng thêm nhiều lợi nhuận.

Một trong những người được Tuấn giới thiệu có Đặng Trung Dũng bạn học cùng Cao đẳng Sư phạm với Tuấn, hiện là giáo viên trường THCS Vĩnh Phú (huyện Phù Ninh, Phú Thọ) và một người bạn tên là Hùng. Với những kiến thức đã được đào tạo và trang bị, "thầy giáo" Tuấn dễ dàng thuyết phục được nhiều người tham gia.

Ngoài hai trường hợp trên, Tuấn còn mời chị Đỗ Thị Vân, sau đó thì hướng dẫn cho họ tự phát triển. Sau khi giới thiệu được một số người tham gia vào MB24, Tuấn đề nghị với Giám đốc công ty thành lập chi nhánh tại Việt Trì. Sau đó, Tuấn gửi hồ sơ và có quyết định được bổ nhiệm làm Giám đốc chi nhánh.

Tính đến ngày 27/7, tổng số "gian hàng ảo" trong hệ thống do Tuấn đứng đầu là gần 15.000, tương đương với tổng số tiền là hơn 77 tỷ đồng. Trong đó, số gian hàng mà người mua đăng ký bằng mã số 424 của Chi nhánh Việt Trì là hơn 5.500 gian hàng, tương đương với số tiền gần 29 tỷ đồng. Tại cơ quan điều tra, Tuấn khai đã được hưởng lợi tiền hoa hồng chia theo hệ thống của Chi nhánh Việt Trì là 1,4 tỷ đồng.

Chi nhánh MB24 tại Việt Trì được thành lập ngày 26/8/2011 và chính thức hoạt động vào ngày 4/9/2011 theo quyết định của Tổng Giám đốc Công ty và giấy phép do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp phép, với chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh MB24 tại Việt Trì. Nhiệm vụ của Tuấn chỉ là quản lý địa điểm, mọi người tự đến và tự giao dịch.

Mỗi tuần, Tuấn chỉ có mặt 1-2 lần, mọi việc giao cho hai phó giám đốc, trong đó có Dũng. Toàn bộ chi phí thuê nhà và trả công nhân viên đều do Công ty MB24 chuyển tài khoản về. Việc chuyển tiền về chi nhánh công ty này được thực hiện qua một người quản lý địa bàn (bằng tiền điện tử). "Thao tác này thực hiện trên hệ thống rất nhanh gọn, chỉ cần vào mục chuyển ngân hàng, sau đó điền vào các dữ liệu và ấn nút chuyển tiền", Tuấn cho biết. Sau khi nhận được tin nhắn qua điện thoại, Tuấn sẽ đến ngân hàng rút tiền.

Với sự giúp đỡ của Tuấn, Dũng đã 3 lần đạt VIP với tổng số tiền được hưởng là khoảng 300 triệu đồng. Nếu như Tuấn sử dụng số tiền kiếm được từ việc lôi kéo, giới thiệu thêm được nhiều người tham gia để mua ôtô thì Dũng một phần trong số đó đã dùng để tái đầu tư mở rộng các văn phòng trên MB24 để đạt VIP.

Trước khi trở thành Phó Giám đốc, bà Nguyễn Ngọc Lan từng là cán bộ Công ty Môi trường đô thị tỉnh Phú Thọ. Sau khi về hưu, tháng 7/2011, Lan trở thành hội viên của MB24. Ngày 4/9/2011 được bổ nhiệm làm Phó giám đốc chi nhánh MB24 tại Việt Trì.

Chi nhánh Việt Trì có 4 phòng, một phòng giám đốc, một phòng công nghệ, một phòng VIP và một phòng khách. Mức lương của mỗi cán bộ (văn phòng này có 7 cán bộ) được trả khoảng 2 triệu đồng một tháng. Khoản tiền hỗ trợ cho hoạt động của chi nhánh MB24 tại Việt Trì gồm tiền thuê nhà là 12 triệu đồng một tháng; tiền lương bảo vệ… tất cả đều do công ty chuyển về. Công ty này không có sổ sách theo dõi.

Lan, Tuấn và Dũng không được hưởng lương, chỉ được hưởng tiền từ khoản hoa hồng khi có thêm các hội viên tham gia mua gian hàng trên mạng MB24.

Hoạt động thương mại điện tử nếu nhìn theo đúng nghĩa mang lại hiệu quả rất tiện lợi. Tuy nhiên, thực tế 95% gian hàng của MB24 đều bỏ trống, không có hoạt động mua bán do khi tiếp thị, phía công ty đã đưa ra chính sách hoa hồng cực lớn để các hội viên lôi kéo nhiều người cùng tham gia như nếu giới thiệu được một người được hưởng 1,5 triệu đồng, được công ty trích từ việc thu 5,2 triệu đồng của người mới vào hội viên do mình giới thiệu.

Ngày 2/8, Trung tướng Triệu Văn Đạt, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Tổng cục VI) cho biết, Tổng cục VI đã chỉ đạo Công an 32 tỉnh, thành phố có Văn phòng Công ty cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến (MB24) đồng loạt khám xét khẩn cấp, thu giữ tài liệu để phục vụ công tác điều tra. Cơ quan chức năng xác định những người trong đường dây trên đã lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo người dân nên sẽ xử lý về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo điều 226b, Bộ Luật hình sự.

(Theo Công An Nhân Dân)

[links()]

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới