Malaysia quyết tự sửa chữa tiêm kích Su-30MKM mà không cần Nga

Malaysia quyết tự sửa chữa tiêm kích Su-30MKM mà không cần Nga

(Kiến Thức) - Với việc đưa vào hoạt động thêm một trung tâm bảo dưỡng mới dành cho tiêm kích Su-30MKM, Malaysia ngày càng khẳng định khả năng làm chủ dòng chiến đấu cơ này.

Theo tạp chí Jane’s, Không quân Malaysia (RMAF) vừa khánh thành một trung tâm hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật hàng không mới dành riêng cho phi đội  tiêm kích Su-30MKM của nước này nhằm chủ động hơn trong việc bảo dưỡng và sửa chữa theo yêu cầu trong nước. Nguồn ảnh: Su-27 Flanker.
Theo tạp chí Jane’s, Không quân Malaysia (RMAF) vừa khánh thành một trung tâm hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật hàng không mới dành riêng cho phi đội tiêm kích Su-30MKM của nước này nhằm chủ động hơn trong việc bảo dưỡng và sửa chữa theo yêu cầu trong nước. Nguồn ảnh: Su-27 Flanker.
Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật trên được đặt tại căn cứ không quân Gong Kedak nằm ở phía đông bắc Malaysia. Đây cũng là đại bản doanh của phi đội tiêm kích số 11 - đơn vị duy nhất của RMAF được trang bị Su-30MKM. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật trên được đặt tại căn cứ không quân Gong Kedak nằm ở phía đông bắc Malaysia. Đây cũng là đại bản doanh của phi đội tiêm kích số 11 - đơn vị duy nhất của RMAF được trang bị Su-30MKM. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Theo đại diện của RMAF, bên cạnh trung tâm Gong Kedak, trước đó các tiêm kích Su-30MKM chủ yếu được bảo dưỡng bởi một cơ sở do Công ty công nghệ hàng không không gian Malaysia (ATSC) quản lý. Nguồn ảnh: Su-27 Flanker.
Theo đại diện của RMAF, bên cạnh trung tâm Gong Kedak, trước đó các tiêm kích Su-30MKM chủ yếu được bảo dưỡng bởi một cơ sở do Công ty công nghệ hàng không không gian Malaysia (ATSC) quản lý. Nguồn ảnh: Su-27 Flanker.
Dù Gong Kedak chỉ có thể thực hiện một số quy trình nhất định trong bảo dưỡng hoặc sửa chữa đối với Su-30MKM nhưng nó vẫn được xem là bước tiến mới của ngành công nghiệp hàng không quân sự của Malaysia. Để có thể đưa vào hoạt động trung tâm này RMAF đã chi tới 16 triệu USD và quá trình xây dựng nó được bắt đầu từ tháng 3/2014. Nguồn ảnh: czechairspotters.com.
Dù Gong Kedak chỉ có thể thực hiện một số quy trình nhất định trong bảo dưỡng hoặc sửa chữa đối với Su-30MKM nhưng nó vẫn được xem là bước tiến mới của ngành công nghiệp hàng không quân sự của Malaysia. Để có thể đưa vào hoạt động trung tâm này RMAF đã chi tới 16 triệu USD và quá trình xây dựng nó được bắt đầu từ tháng 3/2014. Nguồn ảnh: czechairspotters.com.
Hiện tại Không quân Malaysia có trong biên chế 18 tiêm kích Su-30MKM được bàn giao từ năm 2007. Khác với những chiếc Su-30 hoạt động trong khu vực, Su-30MKM được Sukhoi chế tạo dựa trên những chiếc Su-30MKI mà Nga làm riêng cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pixelsnipers.
Hiện tại Không quân Malaysia có trong biên chế 18 tiêm kích Su-30MKM được bàn giao từ năm 2007. Khác với những chiếc Su-30 hoạt động trong khu vực, Su-30MKM được Sukhoi chế tạo dựa trên những chiếc Su-30MKI mà Nga làm riêng cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pixelsnipers.
Do đó có thể nói, tiêm kích đa năng Su-30MKM là hàng quốc bảo của RMAF và nó được xem là một trong những dòng chiến đấu cơ mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á hiện tại. Giá trị hợp đồng Su-30MKM của Malaysia khi đó cũng khá khủng ước tính lên tới 900 triệu USD. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Do đó có thể nói, tiêm kích đa năng Su-30MKM là hàng quốc bảo của RMAF và nó được xem là một trong những dòng chiến đấu cơ mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á hiện tại. Giá trị hợp đồng Su-30MKM của Malaysia khi đó cũng khá khủng ước tính lên tới 900 triệu USD. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Về thiết kế, Su-30MKM có hình dáng tương tự Su-30MKI của Ấn Độ tuy nhiên giữa chúng vẫn có nhưng điểm khác biệt nhất là hệ thống điện tử, thay vì sử dụng hệ thống điện tử tiêu chuẩn của Nga Su-30MKM lại sử dụng xen kẽ giữa thiết bị điện tử của Sukhoi và hãng Thales nhằm giúp nó phù hợp hơn với tiêu chuẩn của RMAF. Nguồn ảnh: f.hatena.ne.jp.
Về thiết kế, Su-30MKM có hình dáng tương tự Su-30MKI của Ấn Độ tuy nhiên giữa chúng vẫn có nhưng điểm khác biệt nhất là hệ thống điện tử, thay vì sử dụng hệ thống điện tử tiêu chuẩn của Nga Su-30MKM lại sử dụng xen kẽ giữa thiết bị điện tử của Sukhoi và hãng Thales nhằm giúp nó phù hợp hơn với tiêu chuẩn của RMAF. Nguồn ảnh: f.hatena.ne.jp.
Những chiếc Su-30MKM của RMAF được trang bị hệ thống động cơ phản Lyulka AL-31FP có công suất 27.560lbf mỗi chiếc. Chiến đấu cơ này được có thể mang theo tối đa 8 tấn vũ khí các loại với 12 giá treo vũ khí được bố trí dưới thân và cánh, trang bị chính của nó vẫn là các dòng tên lửa tấn công và bom do Nga chế tạo. Nguồn ảnh: defensetiger.blogspot.com.
Những chiếc Su-30MKM của RMAF được trang bị hệ thống động cơ phản Lyulka AL-31FP có công suất 27.560lbf mỗi chiếc. Chiến đấu cơ này được có thể mang theo tối đa 8 tấn vũ khí các loại với 12 giá treo vũ khí được bố trí dưới thân và cánh, trang bị chính của nó vẫn là các dòng tên lửa tấn công và bom do Nga chế tạo. Nguồn ảnh: defensetiger.blogspot.com.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.