Kinh ngạc kho vũ khí “khủng” của Quân đội Malaysia

Kinh ngạc kho vũ khí “khủng” của Quân đội Malaysia

(Kiến Thức) - Quân đội Malaysia hiện sở hữu một loạt vũ khí tối tân nhất khu vực Đông Nam Á như tàu ngầm AIP Scorpene, siêu hạm tàng hình Gowind, tăng PT-91M. 

Một trong những  vũ khí tối tân nhất trong trang bị Quân đội Malaysia là tàu ngầm điện - diesel lớp Scorpene: Đây là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất thế giới, trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP cho thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Scorpene có chiều dài 66,4m. Kíp thủy thủ 32 người, hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Hệ thống vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi 533mm, tên lửa chống hạm Exocet và thủy lôi các loại.
Một trong những vũ khí tối tân nhất trong trang bị Quân đội Malaysia là tàu ngầm điện - diesel lớp Scorpene: Đây là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất thế giới, trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP cho thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Scorpene có chiều dài 66,4m. Kíp thủy thủ 32 người, hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Hệ thống vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi 533mm, tên lửa chống hạm Exocet và thủy lôi các loại.
Khinh hạm tàng hình GOWIND là một trong những chiến hạm mới nhất của Hải quân Malaysia. Con tàu có chiều dài 111m, rộng 16m, lượng giãn nước 3.000 tấn, GOWIND trang bị pháo Bofors 57mm Mk3 tốc độ bắn tối đa 220 phát/phút, tầm bắn 17.000m và 2 pháo MSI-Defence 30mm. Hỏa lực chính là hai tổ hợp tên lửa chống hạm Exocet Block 3 cùng 16 tên lửa phòng không VL MICA.
Khinh hạm tàng hình GOWIND là một trong những chiến hạm mới nhất của Hải quân Malaysia. Con tàu có chiều dài 111m, rộng 16m, lượng giãn nước 3.000 tấn, GOWIND trang bị pháo Bofors 57mm Mk3 tốc độ bắn tối đa 220 phát/phút, tầm bắn 17.000m và 2 pháo MSI-Defence 30mm. Hỏa lực chính là hai tổ hợp tên lửa chống hạm Exocet Block 3 cùng 16 tên lửa phòng không VL MICA.
Mẫu tăng mạnh nhất trong Lục quân Malaysia là xe tăng PT-91M do Ba Lan chế tạo trên cơ sở nâng cấp toàn diện dòng tăng T-72 của Nga. Nó có trọng lượng 45,3 tấn; chiều dài 6,86 m; rộng 3,59 m; cao 2,19 m.Tốc độ tối đa 70 km/h, tầm hoạt động 480 km. Xe leo được dốc 60%; đi trên mái taluy có độ nghiêng tới 50%; vượt vật cản cao 0,85m; lội nước sâu 1,4m. Vũ khí chính của PT-91 là pháo nòng trơn 125mm, súng máy đồng trục PKT 7,62mm và súng 12,7mm
Mẫu tăng mạnh nhất trong Lục quân Malaysia là xe tăng PT-91M do Ba Lan chế tạo trên cơ sở nâng cấp toàn diện dòng tăng T-72 của Nga. Nó có trọng lượng 45,3 tấn; chiều dài 6,86 m; rộng 3,59 m; cao 2,19 m.Tốc độ tối đa 70 km/h, tầm hoạt động 480 km. Xe leo được dốc 60%; đi trên mái taluy có độ nghiêng tới 50%; vượt vật cản cao 0,85m; lội nước sâu 1,4m. Vũ khí chính của PT-91 là pháo nòng trơn 125mm, súng máy đồng trục PKT 7,62mm và súng 12,7mm
Xe chiến đấu bộ binh K200A1: Xe chiến đấu bộ binh K200 được thiết kế dựa trên kiểu xe AIFV của Mỹ, nặng 13,2 tấn; dài 5,4m; rộng 2,8m; cao 2,51m. Tổ lái 3 người (trưởng xe, lái xe và xạ thủ) + 9 lính bộ binh. Vũ khí: 1 súng phòng không 12,7mm M2 Browning + 1 súng máy đồng trục 7,62mm M60D. Tốc độ 70km/h trên đường nhựa, 7km/h khi bơi trong nước.
Xe chiến đấu bộ binh K200A1: Xe chiến đấu bộ binh K200 được thiết kế dựa trên kiểu xe AIFV của Mỹ, nặng 13,2 tấn; dài 5,4m; rộng 2,8m; cao 2,51m. Tổ lái 3 người (trưởng xe, lái xe và xạ thủ) + 9 lính bộ binh. Vũ khí: 1 súng phòng không 12,7mm M2 Browning + 1 súng máy đồng trục 7,62mm M60D. Tốc độ 70km/h trên đường nhựa, 7km/h khi bơi trong nước.
Một trong những vũ khí pháo binh nguy hiểm nhất của Quân đội Malaysia hiện nay là pháo phản lực bắn loạt ASTROS II. Nó do Brazil sản xuất, được đặt trên khung gầm xe tải Tectran VBT-2028 có khả năng hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau. Hệ thống được thiết kế dạng module để sử dụng các loại đạn có đường kính từ 127 - 300 mm. Tầm bắn từ 9km - 150km ứng với các biến thể khác nhau.
Một trong những vũ khí pháo binh nguy hiểm nhất của Quân đội Malaysia hiện nay là pháo phản lực bắn loạt ASTROS II. Nó do Brazil sản xuất, được đặt trên khung gầm xe tải Tectran VBT-2028 có khả năng hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau. Hệ thống được thiết kế dạng module để sử dụng các loại đạn có đường kính từ 127 - 300 mm. Tầm bắn từ 9km - 150km ứng với các biến thể khác nhau.
Hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M1: gồm ba thành phần chính: bệ phóng 9P151; kính ngắm hồng ngoại 1PBN86-VI và tên lửa chống tăng 9M131, tốc độ 3-4 phát/phút, kíp chiến đấu 1-2 người, tầm bắn hiệu quả khoảng 2km. Đạn có thể xuyên giáp phản ứng nổ và giáp đồng nhất có độ dày từ 900mm-950mm.
Hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M1: gồm ba thành phần chính: bệ phóng 9P151; kính ngắm hồng ngoại 1PBN86-VI và tên lửa chống tăng 9M131, tốc độ 3-4 phát/phút, kíp chiến đấu 1-2 người, tầm bắn hiệu quả khoảng 2km. Đạn có thể xuyên giáp phản ứng nổ và giáp đồng nhất có độ dày từ 900mm-950mm.
Máy bay tiêm kích Su-30MKM: phiên bản Su-30MKM của Malaysia sở hữu hiện đại nhất Đông Nam Á với tính cơ động, hệ thống radar vượt trội so với Su-30MK2 hay Su-30MK. Su-30MKM có khả năng mang tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator KS-172 AAM-L đạt tầm bắn xa tới 300-400km.
Máy bay tiêm kích Su-30MKM: phiên bản Su-30MKM của Malaysia sở hữu hiện đại nhất Đông Nam Á với tính cơ động, hệ thống radar vượt trội so với Su-30MK2 hay Su-30MK. Su-30MKM có khả năng mang tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator KS-172 AAM-L đạt tầm bắn xa tới 300-400km.
Máy bay vận tải chiến thuật A400M: A400M được Airbus chế tạo, có trọng tải rỗng là 67,5 tấn, trọng tải cất cánh tối đa lên đến 141 tấn. Mỗi chiếc mang theo tối đa 37 tấn hàng hóa hoặc 116 lính dù cùng đầy đủ trang bị. Với tải trọng như vậy, A400M của Malaysia được xem là máy bay vận tải quân sự lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Máy bay vận tải chiến thuật A400M: A400M được Airbus chế tạo, có trọng tải rỗng là 67,5 tấn, trọng tải cất cánh tối đa lên đến 141 tấn. Mỗi chiếc mang theo tối đa 37 tấn hàng hóa hoặc 116 lính dù cùng đầy đủ trang bị. Với tải trọng như vậy, A400M của Malaysia được xem là máy bay vận tải quân sự lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.

GALLERY MỚI NHẤT