Lùi sử dụng phần mềm mô phỏng dạy lái xe ôtô đến 2022

(Kiến Thức) - Thông tư 01/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 29/2015/TT-BGTVT và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ với nhiều điểm mới đáng chú ý.
 

Lùi sử dụng phần mềm mô phỏng dạy lái xe ôtô đến 2022
 
Thông tư 01/2021/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ 15/3 quy định, trung tâm sát hạch lái xe sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ 1/6/2022 thay vì 1/5/2021 như quy định cũ.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ 1/6/2022.
Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ôtô từ 31/12/2021 (thay vì ngày 1/1/2021); trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên để đào tạo lái xe ôtô từ 1/1/2022; trang bị và sử dụng ca bin học lái xe ôtô để đào tạo từ 1/7/2022.
Lui su dung phan mem mo phong day lai xe oto den 2022
 Lùi sử dụng phần mềm mô phỏng dạy lái xe ôtô đến 2022.
Trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ôtô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư này . Cụ thể:
Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phầm mềm mô phỏng các tình huống giao thông; Số giờ học thực hành lái xe trên 2 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên cabin học lái xe ôtô.
Giấy phép lái xe được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin trên giấy phép lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.
Đặc biệt, Thông tư 01/2021/TT-BGTVT còn nêu rõ, đối với người có hợp đồng lao động trong Công an nhân dân từ 12 tháng trở lên, học viên hệ dân sự các trường Công an nhân dân và Công an xã có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp, trong trường hợp không tiếp tục phục vụ trong ngành Công an mà giấy phép lái xe do ngành Công an cấp đã hết hạn sử dụng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa quá 7 tháng (kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành), nếu có nhu cầu được xét cấp giấy phép lái xe, thực hiện theo các quy định tại: khoản 1 Điều 36, khoản 2, khoản 3 Điều 40 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 2 Thông tư này. Thời gian thực hiện đến hết 31/7/2021.

Người dùng xe máy dưới 50cc, xe máy điện phải có GPLX

(Kiến Thức) - Dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự an toàn giao thông Đường bộ mới đề xuất hệ thống lại toàn bộ GPLX, xe máy dưới 50 cc cũng phải có GPLX, không còn GPLX dành riêng cho xe trên 175 cc.

Người dùng xe máy dưới 50cc, xe máy điện phải có GPLX
Mức độ tinh vi của giấy phép lái ô tô giả (Nguồn: VTV24).
Theo Dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự, An toàn giao thông Đường bộ (TT ATGT ĐB), toàn bộ hệ thống Giấy phép lái xe (GPLX) hiện nay sẽ được sắp xếp và chỉnh sửa, áp dụng cho cả xe ôtô và xe máy.

Dự thảo mới sẽ chỉ còn 14 hạng Giấy phép lái xe

(Kiến Thức) - Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) theo hướng giảm số hạng GPLX xuống còn 14 hạng (gồm A1, A, B1, B2, B, C, D1, D2, D, BE, CE, D1E, D2E và DE) thay vì 17 hạng như Dự thảo trước đó.

Dự thảo mới sẽ chỉ còn 14 hạng Giấy phép lái xe
 
Tổng cục Đường bộ cho biết, cơ quan này đang tiếp tục sửa đổi Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) theo hướng giảm số hạng Giấy phép lái xe (GPLX) xuống còn 14 hạng (gồm A1, A, B1, B2, B, C, D1, D2, D, BE, CE, D1E, D2E và DE) thay vì 17 hạng như Dự thảo trước đó.
Cụ thể, hạng A0 được ghép vào hạng A1, không chia nhỏ hạng C thành 2 hạng C1 và C như Công ước Viên.
Việc bổ sung hoặc bỏ hạng C1 và C1E không ảnh hưởng đến người sử dụng GPLX tại Việt Nam mà chỉ tác động đến người có GPLX hạng C1 và C1E của nước ngoài khi sử dụng GPLX tại Việt Nam. Nếu cho phép sử dụng tương đương hạng B sẽ hạn chế quyền điều khiển xe tải có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 3.500 kg đến 7.500 kg.
Du thao moi se chi con 14 hang Giay phep lai xe
 Dự thảo mới sẽ chỉ còn 14 hạng Giấy phép lái xe.

Làm sao để nâng hạng GPLX từ B1 lên thẳng C?

(Kiến Thức) - Hiện nay, nhiều tài xế ôtô thắc mắc hiện mới chỉ có GPLX hạng B1, lái xe số tự động và không kinh doanh dịch vụ. Như vậy có thể nâng lên hạng C hay không?

Làm sao để nâng hạng GPLX từ B1 lên thẳng C?
 
Bằng lái xe hạng B1 hay còn gọi là bằng lái xe số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe ôtô, phổ biến nhất là ô tô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống. Nhiều độc giả gửi câu hỏi, hiện đang có GPLX hạng B1, muốn nâng hạng thẳng lên hạng C để lái xe kinh doanh có được hay không?
Trao đổi với PV, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ quản lý phương tiện và người lái, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, nếu tài xế đang sử dụng GPLX hạng B1 muốn nâng lên hạng C thì theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ, trước tiên đúng quy trình phải nâng từ hạng B1 lên hạng B2 rồi sau đó mới đủ điều kiện để nâng lên hạng C.
Lam sao de nang hang GPLX tu B1 len thang C?
Người có GPLX hạng B1 có thể học và sát hạch thẳng bằng C.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.