Luật sư liên tiếp “hỏi xoáy” cựu Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình

Các luật sư liên tiếp đặt câu hỏi đối với nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình liên quan tới phương án tái cơ cấu, giám sát tại VNCB.

Luật sư liên tiếp “hỏi xoáy” cựu Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình
Chiều 26/6, phiên xét xử sơ thẩm vụ “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB (trước đây là Ngân hàng Đại Tín) tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi ông Đặng Thanh Bình và các đồng phạm.
Bị cáo Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc NHNN - Ảnh: Huyền Trâm.
Bị cáo Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc NHNN - Ảnh: Huyền Trâm. 
Không triệu tập cựu Chánh tranh tra NHNN
Bị cáo Ngô Văn Thanh, nguyên thành viên tổ giám sát, nguyên Phó trưởng phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank - chi nhánh Long An nêu, khoản vay 300 tỷ đồng cầm cố có sổ tiết kiệm và khoản hơn 3.700 tỷ đồng cho 12 cá nhân vay, bị cáo không giám sát mà giao cho bà Trần Thu Hồng.
Bà Trần Thu Hồng cho biết, có trách nhiệm giám sát sau tín dụng, đã gửi công văn cho VNCB cảnh báo nhắc nhở khoản vay. Đại diện cơ quan Viện kiểm sát (VKS) hỏi bà Hồng có được giao hai khoản vay này hay không, bà Hồng cho hay, có nắm tăng trưởng tín dụng chung mà chưa có câu trả lời trọng tâm.
Về khoản vay hơn 3.700 tỷ đồng, bị cáo Lê Văn Thanh, nguyên Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Long An cho biết, ngay từ đầu giao cho bị cáo Ngô Văn Thanh và bà Hồng. Còn khoản vay 300 tỷ đồng sau khi bị cáo Ngô Văn Thanh có ý kiến thì giao cho bà Hồng và ông Quách Minh Trung.
Theo đó, VKS cho biết, đã kiểm tra sau khi bị cáo Ngô Văn Thanh có đơn khiếu nại và sẽ xem xét, đánh giá tình hình toàn diện, không làm oan cho bị cáo Thanh.
Theo hội đồng xét xử (HĐXX), việc VKS đề nghị triệu tập ông Nguyễn Hữu Nghĩa, cựu Chánh thanh tra giám sát của NHNN là không cần thiết, nếu quá trình xét xử cảm thấy cần thì sẽ xem xét.
HĐXX mời ông Đặng Văn Thảo, cựu Phó Chánh thanh tra NHNN. Ông Thảo trình bày, kết luận thanh tra đối với VNCB được gửi cho Thống đốc, Phó Thống đốc và các bên liên quan. Quá trình đưa ra kết luận thanh tra, VNCB có đưa ra phương án tái cơ cấu.
Vì sao thay đổi "chóng mặt" việc chấp thuận tái cơ cấu VNCB?
Luật sư hỏi ông Đặng Thanh Bình vì sao Cơ quan thanh tra ngày 28/6/2012 có tờ trình 1002, phân tích một số vấn đề và kết luận không đồng ý cho nhóm Thiên Thanh tham gia tái cấu Ngân hàng Đại Tín (sau này là VNCB). Nhưng sau đó có tờ trình 1008 chấp thuận.
Ông Bình cho biết, sau khi có tờ trình không chấp thuận phương án tái cơ cấu lý do chủ yếu năng lực nhà đầu tư, vấn đề sở hữu cổ phần. Nếu chấp thuận phương án thời điểm đó thì nhóm nhà đầu tư mới có thể trở thành cổ đông chi phối tại Đại Tín sẽ không thực hiện được tái cơ cấu. Tuy nhiên, cơ quan thanh tra nhận được giải trình của nhóm nhà đầu tư mới, gặp trực tiếp để làm rõ, xem xét nội dung trao đổi với cơ quan thanh tra.
Ông Bình cho rằng, mình không làm việc nhưng cơ quan thanh tra có tờ trình gửi đến bị cáo, sau đó bị cáo đề nghị báo cáo Thống đốc, nếu Thống đốc có ý kiến sẽ xem xét triển khai tái cơ cấu.
Lý do không đặt VNCB vào diện kiểm soát đặc biệt
Luật sư Trần Minh Hải, bảo vệ quyền lợi cho bị án Phạm Công Danh tham gia hỏi bị cáo Đặng Thanh Bình.
Luật sư Hải hỏi ông Bình vì sao sau khi nhóm ông Danh tiếp quản VNCB vẫn nằm trong đối tượng bị kiểm soát đặc biệt nhưng lại không đưa vào (ngân hàng đều gặp 5 vấn đề về khả năng mất thanh khoản, nợ xấu chiếm 95% tổng dư nợ, lỗ lũy kế trên 50% vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không được đảm bảo…).
Về thực trạng ngân hàng Đại Tín trước khi ông Danh tiếp quản, ông Bình cho rằng ngân hàng có nợ xấu cao. Thời điểm 2012, tình hình rất là xấu nhưng đến 6/2013 được cải thiện. Ông Bình khẳng định trao quyền kiểm soát đặc biệt không phù hợp tại thời điểm đó.
Trả lời luật sư vì sao ông Bình liên tục cho rằng Quyết định 12 có quyền rất mạnh, ông Bình nêu, cho đến ngày hôm nay chưa có một cơ quan nào kể cả cơ quan thanh tra với bộ máy 500 người có quyền xâm nhập hệ thống mạng của các ngân hàng để theo dõi hoạt của ngân hàng như tổ giám sát. Họ hoàn toàn có quyền tiến hành thanh tra ngay lập tức nếu phát hiện sai phạm, như trường hợp của VNCB.

Đại án kinh tế, tham nhũng nào khiến phiên toà nóng nhất năm qua?

(Kiến Thức) - 2017 có thể coi là một năm kỷ lục đại án khi hàng loạt vụ án lớn về kinh tế, xã hội được đưa ra xét xử, đưa nhiều quan chức cấp cao vào trại giam. Thậm chí trong số đó, nhiều người lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu đất nước.

Đại án kinh tế, tham nhũng nào khiến phiên toà nóng nhất năm qua?
Việc đưa ra xét xử hàng loạt các quan chức này cho thấy quyết tâm chống tham nhũng quyết liệt của Đảng và Nhà nước ta.
Năm kỷ lục xét xử đại án

"Quan" Trustbank nào vừa bị Phạm Công Danh kéo vào vòng lao lý?

(Kiến Thức) - Nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank và 6 thuộc cấp vừa bị truy tố vì hành vi "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” khi phê duyệt cấp tín dụng cho hai công ty sân sau của Phạm Công Danh.

"Quan" Trustbank nào vừa bị Phạm Công Danh kéo vào vòng lao lý?
Cụ thể, các lãnh đạo Ngân hàng Đại tín (Trustbank) bị truy tố gồm: Hoàng Văn Toàn (65 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín, Trustbank), Trần Sơn Nam (49 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Trustbank), Trần Thị Hồng Phương (41 tuổi, nguyên Giám đốc khối kế toán Trustbank), Ngô Đức Trí (44 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc Trustbank), Lâm Hồng Trinh (51 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc Trustbank), Hồ Trọng Thắng (46 tuổi, nguyên Trưởng phòng quản lý tín dụng) và Phạm Thị Quỳnh Ngân (39 tuổi, nguyên Trưởng phòng pháp chế). Các bị can đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank Hoàng Văn Toàn.
 Nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank Hoàng Văn Toàn. 

Vì ai mà cả “bộ sậu” Ngân hàng Đại Tín vướng vòng lao lý?

(Kiến Thức) - Việc "nhắm mắt" ký bừa cho 2 công ty sân sau của Phạm Công Danh vay gần 400 tỷ đồng bằng hồ sơ vay vốn lập khống đã khiến cho nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín và cả dàn thuộc cấp sừng sỏ bị vướng vào vòng lao lý.

Vì ai mà cả “bộ sậu” Ngân hàng Đại Tín vướng vòng lao lý?
Ngày mai (2/5), TAND TP HCM sẽ mở phiên tòa xét xử Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), Trần Sơn Nam (nguyên Tổng Giám đốc) và Lâm Hồng Trinh - nguyên Phó Tổng Giám đốc cùng 5 đồng phạm về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Để tới bước đường này, ông Hoàng Văn Toàn và “bộ sậu” chắc chỉ có thể tự trách lấy mình khi “nhắm mắt” cho Phạm Công Danh tung hoàng gây thiệt hại hàng trăm tỷ của TrustBank.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.