Luang Prabang, thành phố của những ngôi chùa vàng linh thiêng

Nếu bạn muốn rời xa nơi thị thành phồn hoa tấp nập, áp lực mệt mỏi thì Luang Prabang có thể là sự lựa chọn hoàn hảo...

Luang Prabang, thành phố của những ngôi chùa vàng linh thiêng
Du lịch là cách mà mọi người chọn lựa để tìm thấy sự thư giãn sau những mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống. Có người lựa chọn điểm đến là những nơi phồn hoa náo nhiệt ngập tràn dịch vụ giải trí. Tuy nhiên, cũng có người muốn đi đến những vùng đất bình yên, nơi chỉ có không gian thiên nhiên rộng lớn để tìm sự nghỉ ngơi đúng nghĩa. Và Luang Prabang là một trong số đó. Tuy không mạnh về các dịch vụ du lịch nhưng Luang Prabang có sự thu hút đặc biệt với du khách bởi những ngôi chùa cổ linh thiêng, kiến trúc cổ kính và đời sống giản đơn tại nơi đây. Trong không gian đó, mọi mệt mỏi của cuộc sống vô thường sẽ nhường chỗ cho sự tĩnh tâm ngự trị trong tâm hồn bạn.
Luang Prabang, thanh pho cua nhung ngoi chua vang linh thieng
 
Con đường dẫn đến Luang Prabang cũng chẳng khó khăn. Từ Hà Nội, bạn có thể chọn xe bus đi đến Thủ đô Viên Chăn rồi từ đó đi tiếp đến Luang Prabang. Với năm cửa khẩu đường bộ tiếp giáp với Việt Nam, không cần visa và việc đi lại bằng xe bus hiện tại khá thuận tiện thì một chuyến du hành đến Lào không quá khó.
Vượt qua chặng đường quanh co từ thủ đô Viên Chăn, chúng tôi đến Luang Prabang khi thành phố đã lên đèn. Nằm nép mình bên hai dòng sông Nậm Khan và Mê Kông, Luang Prabang có lịch sử hơn 200 năm là kinh đô của Lào trước khi kinh đô được chuyển về Viên Chăn. Tuy nhiên, thành phố này vẫn bảo tồn được địa thế của nó như một cái nôi của Phật giáo và nền văn hóa, kiến trúc đa dạng của Lào.
Vẻ đẹp bình yên của những ngôi chùa
Luang Prabang được biết đến như một trung tâm Phật giáo vì ở đây hiện diện gần 40 ngôi chùa được xây dựng từ những triều đại khác nhau. Mỗi công trình đều mang nét kiến trúc riêng, đa phần vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. Từng ngôi chùa Lào là kết tinh của niềm thành kính và bàn tay khéo léo của các người thợ, vì thế việc viếng thăm hàng loạt các ngôi chùa ở đây là một việc nên làm: Từ Wat Mai đẹp lộng lẫy đến ngôi chùa Vat Visoun cổ nhất Luang Prabang hay Vat Xieng Thong, ngôi chùa linh thiêng với nhiều tượng Phật và những bức tường trang trí tinh xảo.
Kiến trúc mái ngói nhiều tầng, lấp lánh hàng cột, xà nhà sơn son thiếp vàng mang lại nét đẹp “hoàng gia“ cho các ngôi chùa ở Lào. Khác hẳn với những ngôi nhà giản dị có phần cổ kính của người dân, dường như mọi thứ đẹp đẽ trong nhân gian đều được tập hợp trong chùa. Vì thế chúng tôi có thể thỏa thích ngắm những bức tượng Phật làm bằng ngọc khối nguyên chất hay những bức tường dát vàng được chạm khắc tỉ mỉ.
Luang Prabang, thanh pho cua nhung ngoi chua vang linh thieng-Hinh-2
 
Luang Prabang, thanh pho cua nhung ngoi chua vang linh thieng-Hinh-3
 
Luang Prabang, thanh pho cua nhung ngoi chua vang linh thieng-Hinh-4
 
Luang Prabang, thanh pho cua nhung ngoi chua vang linh thieng-Hinh-5
 
Khám phá Luang Prabang bằng xe đạp, bạn sẽ được len lỏi trong dãy phố cổ (mà tôi có cảm giác thân thương như đang ở Hội An) với những ngôi nhà gỗ của người Lào xen lẫn những ngôi nhà kiến trúc Pháp dấu ấn của một thời thuộc địa, tĩnh lặng trong không gian của các ngôi chùa. Nếu không, bạn nên đi thuyền cắt dòng Mê Kông sang những làng nghề làm lồng đèn, nấu rượu bên kia sông.
Hành trình của du khách có thể khác nhau nhưng kết thúc luôn bằng niềm háo hức vượt qua 328 bậc đá để chinh phục đỉnh Phousi, thăm ngôi chùa nằm trên đỉnh núi và ngắm hoàng hôn buông trên dòng Mê Kông. Tôi vẫn thường đùa với đám bạn rằng Phousi chính là nơi mà chúng tôi có thể gặp được toàn bộ khách đến thăm thành phố trong ngày hôm ấy. Từ đây có thể ngắm trọn Luang Prabang cổ kính dần chìm vào ánh hoàng hôn.
Triết lý hành khất
Luang Prabang, thanh pho cua nhung ngoi chua vang linh thieng-Hinh-6
 
Hiện diện trên các bức tranh về Luang Prabang luôn là hình ảnh của các nhà sư trong sắc áo vàng cam ung dung giữa đời thường. Đến đây tôi mới biết vào mỗi sáng sớm khi mặt trời còn chưa thức dậy, các nhà sư sẽ hành lễ khất thực trên các con phố. Mỗi sáng sớm người dân ở đây với tấm lòng thành kính sẽ trải một chiếc chiếu trước hiên nhà, chuẩn bị các thực phẩm cúng dường, thông thường sẽ là xôi, bánh kẹo, hoa quả.
Các nhà sư đi theo từng đoàn dài, mặc áo cà sa đỏ, tay nâng một chiếc bát to, từng bước trên đôi chân trần đi qua các con phố nơi mà người dân đang chờ đợi để được dâng lên thức ăn. Khi các nhà sư đến, những người dâng thức ăn sẽ quỳ xuống, nâng đồ ăn lên ngang trán và khấn nguyện. Mỗi nhà sư nhận một ít thức ăn rồi đọc một câu kinh hoặc một lời chúc phúc. Không nhà sư nào nhận quá nhiều thức ăn, chỉ vừa đủ, nhường lại cho nhà sư tiếp theo.
Truyền thống khất thực này đã có từ thời đức Phật và vẫn tồn tại ở các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền. Nhà sư đi khất thực không đơn giản là hành khất xin thức ăn, đó là quá trình thực tập, hạnh nguyện của các nhà sư. Khất thực vừa là phương tiện sinh sống vừa là thời gian để các nhà sư hành đạo.
Đối với các Phật tử, hình thức cúng dường cũng là cơ hội để thực hiện công hạnh, hướng đến thiện nguyện. Vì thế, họ không bao giờ làm điều đó với thái độ ban ơn hay bị bắt buộc. Trước khi cúng dường, người ta phải sửa soạn thân thể sạch sẽ, chuẩn bị thực phẩm với tất cả tấm lòng thành kính trân trọng. Người cúng dường sẽ có những lời cầu phúc cho người thân chứ không cầu chúc cho riêng mình.
Luang Prabang, thanh pho cua nhung ngoi chua vang linh thieng-Hinh-7
 
Nếu là người yêu đạo Phật, có lẽ bạn nên đến nơi đây, bạn sẽ tìm thấy những giây phút yên bình và ý nghĩa nhất, cùng với người dân nước Lào.
Thông tin thêm
Chọn hành trình: Hà Nội – Viên Chăn – Luang Prabang – bằng máy bay hoặc xe bus liên vận Việt Lào ở bến xe nước ngầm (Hà Nội). Hoặc qua các cửa khẩu khác tại Nghệ An, Hà tĩnh, Thanh Hóa…
Nên đổi tiền Kip Lào từ nhà hoặc các cửa khẩu để được tỉ giá tốt nhất. Có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng ở các thành phố lớn như Viên Chăn – Luang Prabang.
Nên thưởng thức bia Lào và món Lạp (một loại salat rau thịt ăn với xôi trắng) và món cá sông Mê Kông tươi nướng tuyệt ngon.

Ăn rẻ, ở miễn phí, phượt qua VN và các nước ĐNA

Chàng trai tiết lộ, phượt qua Việt Nam là nơi khó đi nhờ xe nhất nhưng ở nhà nghỉ dành cho Tây ba lô thích nhất vì được uống bia miễn phí.

Ăn rẻ, ở miễn phí, phượt qua VN và các nước ĐNA
An re, o mien phi, phuot qua VN va cac nuoc DNA
 Chàng trai 26 tuổi Will Hatton bắt đầu làm “Tây ba lô” khắp châu Âu khi anh mới 18 tuổi. Sau đó, anh sống ở Ấn Độ 1 năm, chăn dê ở Holy Land, ngủ trong hang ở Rastafarian Bedouins, làm thêm tại các quán bar ở Việt Nam… Một trong những điều làm Hatton tự hào nhất là đã phượt ở Đông Nam Á trong gần một năm với số tiền 3.500 USD, trung bình mỗi ngày tiêu chỉ 10 USD.

Du lịch trải nghiệm: Hướng đi mới cho Mù Cang Chải

Du lịch trải nghiệm đang được nhiều bạn trẻ yêu thích, đặc biệt là người nước ngoài sang Việt Nam du lịch. 

Du lịch trải nghiệm: Hướng đi mới cho Mù Cang Chải
Hiện nay, du lịch trải nghiệm đang được giới trẻ đam mê, đặc biệt là người nước ngoài. Nói một cách đơn giản, du lịch trải nghiệm là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm, và tìm hiểu phong tục, tập quán của nhiều nền văn hoá của mọi dân tộc khác nhau tại nơi họ đến.
Trong chuyến đi của mình, khách du lịch thay vì ở khách sạn thì lưu trú ngay tại nhà dân. Trong qúa trình ở, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc sống và con người ở vùng đất đó bởi họ được. Cùng ăn ở, cùng làm với gia đình chủ nhà trong không khí ấm cúng và thân thiện.

Du lịch cộng đồng ở Yên Bái hút khách Tây

Người dân bản Sà rèn xây dựng thêm các công trình phụ trợ để có thể trở thành một hộ làm du lịch cộng đồng thu hút được khách du lịch.

Du lịch cộng đồng ở Yên Bái hút khách Tây
Bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) nằm sau những rặng tre êm đềm soi mình bên dòng Nậm Thia. Những ngôi nhà sàn của đồng bào Thái như ẩn, như hiện san sát nhau thật bình yên.
Du lich cong dong o Yen Bai hut khach Tay
Đường về Nghĩa Lộ (Yên Bái) hiện rất thuận lợi, khang trang. Ảnh: Internet 
Là một trong những khách du lịch theo tour Hà Nội - Sơn La - Yên Bái - Lai Châu - Lào Cai, ông Christian Naud - người Pháp rất hài lòng khi đến du lịch tại bản Sà Rèn theo hình thức du lịch cộng đồng. Bởi lẽ, qua tìm hiểu từ chương trình quảng cáo, hướng dẫn viên du lịch và một số người bạn của mình, ông được biết bản Sà Rèn hiện đang lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc.
Cả một ngày chúng tôi cùng đoàn khách du lịch của ông Christian Naud đi khám phá quanh bản Sà Rèn. Mọi thứ ở đây đều xa lạ và gây ngạc nhiên với khách du lịch từ những ngôi nhà sàn mà mỗi khi khách Tây đi đến tham quan luôn bị cộc đầu vào gầm sàn đến những vật dụng sinh hoạt hàng ngày như khung dệt, cây khèn, rồi mọi người ra đồng lội ruộng cầm cuốc và người đứng trên bờ chụp ảnh quay phim tỏ vẻ rất thích thú.
Chiều về, bản Sà Rèn lại càng đẹp hơn với khung cảnh vùng cao có những làn khói từ bếp lửa đến tiếng mõ trâu làm đồng trở về, tiếng trẻ nô đùa trên suối và một mâm cơm với đầy đủ những đặc sản vùng cao làm say lòng du khách.
Du lich cong dong o Yen Bai hut khach Tay-Hinh-2
Những ngôi nhà sàn bình yên là hình ảnh du khách thường bắt gặp khi đến Nghĩa Lộ. 
Qua những sinh hoạt thường nhật, ông Christian Naud và đoàn trong một ngày khám phá bản Sà Rèn đều cảm thấy mình được thực sự hòa mình vào với đời sống của người bản địa và có những trải nghiệm lý thú.
Ông Christian Naud cho biết: "Ở bên Pháp chúng tôi đã được nghe rất nhiều thông tin về đất nước Việt Nam. Nhưng khi đến đây, chúng tôi còn thấy Việt Nam đẹp hơn rất nhiều so với những gì mình đã biết. Con người Việt Nam rất hoà đồng và mến khách. Khi về nước, chúng tôi sẽ giới thiệu về đất nước, hình ảnh con người Việt Nam với gia đình và bạn bè. Tôi cũng chắc chắn rằng, tất cả những người thân, bạn bè của tôi sẽ rất muốn đến Việt Nam để du lịch trải nghiệm như chúng tôi".
Bản Sà Rèn có 9 hộ gia đình đã và đang chuẩn bị làm du lịch cộng đồng. Đến hộ gia đình nào chúng tôi cũng thấy không khí khẩn trương, nhộn nhịp tu sửa lại nhà cửa, xây dựng thêm các công trình phụ trợ, sửa sang vườn cây, ao cá để có thể trở thành một hộ làm du lịch cộng đồng thu hút được khách du lịch.
Du lich cong dong o Yen Bai hut khach Tay-Hinh-3
Du khách đến đây thường được thết đãi các món ăn đặc sản như xôi nếp Tú Lệ, bánh chưng đen Mường Lò, muồm muỗm rang, trứng kiến... Ảnh minh họa. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới