Loạt tin giả về tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024

Không ít thông tin lan truyền trên mạng xã hội có nhắc đến đội tuyển Việt Nam và AFF Cup 2024 lại là tin giả (fake news).

Tổ chức mừng công ở SVĐ Hàng Đẫy
Trong ngày tuyển Việt Nam về nước sau khi giành cúp vô địch AFF Cup 2024 (6/1/2025), bất ngờ lan truyền thông tin sẽ có một lễ mừng công được tổ chức tại sân Hàng Đẫy vào tối cùng ngày.
Thông tin này nhanh chóng lan truyền, được nhiều fanpage có lượt người theo dõi cao đăng tải lại. Thậm chí, một số CĐV đã tới sân Hàng Đẫy để giữ chỗ. Tuy nhiên tất cả sau đó đã phải ngậm ngùi ra về vì bị lừa bởi tin giả.
Loat tin gia ve tuyen Viet Nam tai AFF Cup 2024
 Nhiều CĐV tới sân Hàng Đẫy vào tối 6/1 vì bị lừa bởi tin giả.
Trên thực tế, sau khi về nước, tuyển Việt Nam chỉ tham dự một buổi lễ mừng công ngay trong buổi chiều tại trụ sở Chính phủ. Tại đây, toàn đội đã được trao tặng Huân chương lao động, bằng khen cho tập thể và các cá nhân xuất sắc.
Tới sáng 7/1, HLV Kim Sang-sik và đội trưởng Duy Mạnh mang cúp vàng tới Đền Hùng dâng hương báo công, còn các tuyển thủ khác trở về CLB.
Cầu thủ Thái Lan nhận huy chương có khắc chữ "Champion"
Vừa qua, Tiến Linh đã phải liên hệ với VFF để nhờ ban tổ chức AFF Cup 2024 đổi lại huy chương vàng của mình. Nguyên nhân là bởi tấm huy chương mà Tiến Linh nhận được lại khắc dòng chữ “runner up” (đội á quân), trong khi huy chương của các đồng đội tuyển thủ Việt Nam khác mang dòng chữ “champion” (nhà vô địch). Đây là sự sai sót đáng tiếc của ban tổ chức.
Loat tin gia ve tuyen Viet Nam tai AFF Cup 2024-Hinh-2
 Bức ảnh bị chỉnh sửa sai sự thật.
Sau khi nhận được lời đề nghị, ban tổ chức AFF Cup 2024 đã gửi lời xin lỗi tới Tiến Linh về sự cố ngoài ý muốn, khẳng định sẽ trao cho Tiến Linh tấm HCV "xịn" như các đồng đội khác.
Tuy nhiên, xuất phát từ sự cố của Tiến Linh, trên mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh với nội dung Pansa Hemviboon, cầu thủ đá phản lưới nhà giúp tuyển Việt Nam gỡ hòa 2-2, nhận huy chương bạc nhưng lại có dòng chữ “champion” khắc trên đó.
Nhiều CĐV tin đây là sự thật và chia sẻ lại trên nhiều diễn đàn. Thế nhưng đây là bức ảnh đã được xử lý qua photoshop và thông tin này không phải là sự thật.
Cụ thể, từ ảnh gốc là tấm huy chương vàng của Văn Thanh, có người đã cố tình chỉnh sửa, đổi từ màu vàng thành màu bạc và ghép thêm hình Pansa Hemviboon để đánh lừa dư luận.
Madam Pang chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho Xuân Son
Sau chấn thương gãy chân kinh hoàng của Xuân Son tại trận chung kết lượt về AFF Cup 2204, dư luận lan truyền thông tin Madam Pang (chủ tịch LĐBĐ Thái Lan) sẽ chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho tiền đạo tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, bản chất vụ việc không phải như vậy.
Tổng thư ký VFF Nguyễn Văn Phú thông tin rõ: "Về quy định chung của giải đấu, các cầu thủ tham gia AFF Cup 2024 nếu chấn thương trong lúc tập hoặc thi đấu thì bác sĩ đội sẽ tham gia sơ cứu đầu tiên. Nếu có chấn thương nặng thì việc này thuộc về ban tổ chức, tức phía tổ chức trận đấu sẽ xử lý”.
Loat tin gia ve tuyen Viet Nam tai AFF Cup 2024-Hinh-3
“Ở đâu cũng thế. Không chỉ Thái Lan mà Việt Nam cũng vậy. Đó là chuyện đã được tập huấn để chuẩn bị cho giải đấu rồi. Chuyện tiền đạo Nguyễn Xuân Son bị chấn thương và nhập viện ở Thái Lan cũng được xử lý như thế.
Trước Nguyễn Xuân Son, 4 cầu thủ của các đội khách thi đấu ở sân Việt Trì cũng phải nhập viện ở Phú Thọ. Ban tổ chức giải đã đánh giá rất cao về trách nhiệm của VFF. Như thế, không có can thiệp riêng nào từ phía Thái Lan. Câu chuyện chỉ thế. Thái Lan chỉ làm đúng thế thôi".
VFF lên tiếng
Ngay sau khi ĐTVN giành chức Vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup (AMEC) 2024, một số trang mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh lãnh đạo LĐBĐVN, một số thành viên thuộc ĐTVN gắn với những nội dung sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của bóng đá Việt Nam nói chung, LĐBĐVN và các cá nhân thuộc LĐBĐVN nói riêng nhằm mục đích câu view và thu hút sự chú ý của dư luận.
LĐBĐVN yêu cầu các trang mạng xã hội ngừng ngay việc phát tán những thông tin này.
LĐBĐVN sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
LĐBĐVN khuyến cáo người hâm mộ cẩn trọng khi tiếp cận các thông tin trên mạng xã hội, luôn kiểm chứng nguồn tin để không bị dẫn dắt, hiểu sai và có thể dẫn đến hành động sai, vô tình tiếp tay cho thông tin xấu, độc gây tổn hại đến hình ảnh BĐVN, tổ chức/cá nhân thuộc LĐBĐVN.

Giám đốc Sở GTVT TP.HCM lý giải nguyên nhân sập cầu Long Kiển

(Kiến Thức) - Có mặt tại hiện trường ngay trong đêm xảy ra vụ sập cầu Long Kiển, người đứng đầu ngành Giao thông vận tải TP.HCM - ông Bùi Xuân Cường đã cho biết nguyên nhân của sự cố nghiêm trọng này.
 

Đến sáng nay (20/1), lực lượng cứu hộ - cứu nạn (Cảnh sát PCCC TP.HCM) vẫn đang tất bật lặn tìm người mất tích dưới sông sau vụ sập cầu Long Kiển (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) xảy ra vào khuya 19/1 sau khi chiếc xe tải chở vật liệu xây dựng chạy qua cầu làm chiếc xe này và phương tiện chạy phía sau rơi xuống sông.
Lực lượng cứu hộ trắng đêm tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích sau vụ sập cầu Long Kiển.
Lực lượng cứu hộ trắng đêm tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích sau vụ sập cầu Long Kiển. 

Chiêm ngưỡng nhà cổ 200 tuổi "đẹp mê hồn” ở Thủ đô

(Kiến Thức) - Trải qua 200 năm với 4 thế hệ, ngôi nhà cổ của bà Hà Thị Điền ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội được giữ gìn gần như nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ, hữu tình... gợi nhớ đời sống sinh hoạt làng quê Việt.

Ngôi nhà cổ 200 tuổi của gia đình bà Hà Thị Điền nằm ở xóm Đình, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Ngôi nhà cổ 200 tuổi của gia đình bà Hà Thị Điền nằm ở xóm Đình, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Ngôi nhà này là di tích được xếp hạng nhà cổ loại I dạng dân sinh.
Ngôi nhà này là di tích được xếp hạng nhà cổ loại I dạng dân sinh. 

Chị em phát sốt với khổ qua trái tim lần đầu xuất hiện

(Kiến Thức) - Đẹp mắt, mới lạ, vị đắng không gắt, khổ qua trái tim đang được nhiều chị em săn lùng hạt giống về trồng thử. Hiện, giá bán mỗi hạt giống khổ qua hình tim khoảng 6.000 đồng. 

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện khổ qua (mướp đắng) hình trái tim khiến chị em vô cùng thích thú. Ảnh: Chau Dinh Hong.
 Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện khổ qua (mướp đắng) hình trái tim khiến chị em vô cùng thích thú. Ảnh: Chau Dinh Hong.

Đọc nhiều nhất

Tin mới