Lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, lũ sông Hồng tiếp tục lên

Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia phát thông báo tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao; lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long.

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn ở trên mức nước lũ lịch sử năm 1968 (34,42m); tại Phú Thọ đang biến đổi chậm. Lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên; sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống.
Lu dac biet lon tren song Thao, lu song Hong tiep tuc len
 Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa ngày 11/9 và trên mức BĐ2.
Mực nước lúc 7h ngày 11/9, trên các sông như sau: Trên sông Thao tại Yên Bái 34,51m, trên BĐ3 2,51m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 0,09m. Tại Phú Thọ 18,33m, trên BĐ2 0,13m. Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 7,20m, trên BĐ3 0,90m. Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 7,09m, trên BĐ3 0,79m. Trên sông Lục Nam tại Lục Nam 6,04m, dưới BĐ3 0,26m. Trên sông Lô tại Tuyên Quang 27,72m, trên BĐ3 1,72m, tại Vụ Quang 21,01m, trên BĐ3 0,51m.
Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,47m, trên mức BĐ3 0,47m. Trên sông Thái Bình tại Phả Lại 5,83m, dưới mức BĐ3 0,17m; - Trên sông Hồng tại Hà Nội 10,86m, trên BĐ2 0,36m
Dự báo trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức BĐ3; tại Phú Thọ sẽ xuống dưới mức BĐ2.
Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ3. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên và ở trên mức BĐ3 - Lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3 - Lũ trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức BĐ2 - Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên mức BĐ3 - Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay, trên mức BĐ2 và dưới BĐ3.
Trong 12- 24 giờ tiếp theo:
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức BĐ2; tại Phú Thọ xuống mức BĐ1 Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ2. Lũ trên sông Cầu tại Đáp Cầu sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Thương biến đổi chậm ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Lục Nam biến đổi chậm ở trên mức BĐ2. Lũ trên sông Thái Bình biến đổi chậm ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hoàng Long sẽ xuống chậm ở mức BĐ3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm và ở dưới mức BĐ2.
Cảnh báo: Trong 12 - 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình. 3.
Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 3
Cảnh báo tác động của lũ: Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng-Thái Bình.
>>> Xem thêm video: Yên Bái: Mưa lớn sau bão, lũ cuốn nhiều người thiệt mạng
  

Trưởng bản lăn xả giữa dòng thác lũ cứu 10 người mắc kẹt

Trận lũ quét kinh hoàng ở xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) khiến cho chính quyền địa phương và người dân không kịp trở tay. Vậy nhưng, có những người may mắn được cứu sống một cách kịp thời khi đang bị cô lập giữa dòng nước lũ.

Trưởng bản lăn xả giữa dòng thác lũ cứu 10 người mắc kẹt
Công tác khắc phục lũ quét tại Kỳ Sơn vẫn đang được rất nhiều lực lượng nỗ lực thực hiện. Tại xã Tà Cạ, bùn đất, đá nằm ngổn ngang chất đống sau cơn lũ quét kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ.

Trận lũ quét đã khiến cho nhiều người ở đây phải thốt lên khiếp sợ rằng: “Quá kinh hoàng, nước đổ về nhanh chưa từng thấy. Chưa bao giờ phải đối mặt với lượng nước dồn dập mạnh như thế”.

Truong ban lan xa giua dong thac lu cuu 10 nguoi mac ket
 Nước lũ đã cuốn đi rất nhiều vật dụng của người dân - Ảnh: Quốc Huy

Chương Mỹ hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau lũ lụt

Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương xác minh những thiệt hại do đợt vừa qua và dự kiến chi gần 32 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Trong mùa mưa năm 2024, từ ngày 24/7 kéo dài sang những ngày đầu của tháng 8, bốn xã của huyện Chương Mỹ gồm: Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến, Tốt Động, Thủy Xuân Tiên và thị trấn Xuân Mai bị ngập nặng, có nơi sâu hơn 3m.

Theo tổng hợp của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho thấy, đợt mưa lũ vừa qua không chỉ đảo lộn sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân mà còn gây thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng với tổng giá trị ước hơn 100 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại lĩnh vực trồng trọt khoảng 38,8 tỷ đồng; nuôi trồng thủy sản khoảng 54,141 tỷ đồng; chăn nuôi 7,005 tỷ đồng; công trình đê điều, thủy lợi, giao thông khoảng 7,373 tỷ đồng.

Cụ thể, mưa lũ đã làm ngập, ảnh hưởng 1.183 ha lúa, 354 ha rau màu, 243 ha cây ăn quả, 1.703 ha nuôi trồng thủy sản, 4.893 gia súc và 184.912 gia cầm... Giao thông nội đồng bị ngập giảm từ 15.000 m xuống 7.000 m. Tổng chiều dài đê, hồ, đập bị sạt lở là 12.110 m.

Chuong My ho tro nguoi dan khoi phuc san xuat sau lu lut

Nhiều năm, một số xã tại huyện Chương Mỹ đã quen với cảnh sống chung với lũ. Ảnh vtv.vn

Để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau lũ lụt, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hoàng Anh Châu cho biết, huyện dự kiến chi khoảng 31,531 tỷ đồng; trong đó tập trung hỗ trợ lĩnh vực trồng trọt 2,906 tỷ đồng; thủy sản 15,585 tỷ đồng; chăn nuôi 2,599 tỷ đồng; sửa chữa công trình đê điều, thủy lợi, giao thông khoảng 7,373 tỷ đồng...

Trước mắt, huyện Chương Mỹ dự kiến chi khoảng 3,068 tỷ đồng hỗ trợ nông dân các xã, thị trấn bị lũ lụt 10 loại giống cây trồng vụ đông xuân sớm với tổng diện tích khoảng 799 ha; trong đó, khoai tây là 93,4 ha, ngô nếp lai 143,4 ha, ngô tẻ lai 75,4 ha, ngô ngọt 29 ha, rau bí ăn ngọn 80 ha, bí đỏ lai 10 ha, dưa chuột 73,5 ha, cà chua 6ha, đậu rau 26 ha, cải ăn lá các loại 262,4 ha...

Với sự hỗ trợ kịp thời từ các cấp, các ngành, sự nỗ lực chủ động của nông dân, Chương Mỹ sẽ sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống
Những năm qua, khi bước vào mùa mưa, lượng mưa lớn kéo dài trên diện rộng và ảnh hưởng của lũ rừng ngang từ huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) đổ về, khiến mực nước sông Bùi lên cao  là nguyên nhân lớn nhất khiến Chương Mỹ - huyện ngoại thành Hà Nội lại trở thành “rốn lũ”.

>>> Mời độc giả xem thêm video Mưa lớn tiếp tục gây ngập lụt nặng tại Quảng Ninh (Nguồn: THĐT)



2 học sinh bị nước lũ cuốn, 1 thi thể được tìm thấy

Trong số 2 học sinh bị nước cuốn trôi ở xã Cư Yên 2, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, hiện lực lượng chức năng đã tìm thấy 1 thi thể.

Thông tin ban đầu, sáng 30/8, trong lúc đi qua ngầm tràn tại xóm Hợp Phong, xã Cư Yên 2, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình học sinh bất ngờ bị nước lũ cuốn trôi.
2 hoc sinh bi nuoc lu cuon, 1 thi the duoc tim thay

Khu vực 2 học sinh ở Hòa Bình bị nước cuốn trôi. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.