Chương Mỹ hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau lũ lụt

Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương xác minh những thiệt hại do đợt vừa qua và dự kiến chi gần 32 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Trong mùa mưa năm 2024, từ ngày 24/7 kéo dài sang những ngày đầu của tháng 8, bốn xã của huyện Chương Mỹ gồm: Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến, Tốt Động, Thủy Xuân Tiên và thị trấn Xuân Mai bị ngập nặng, có nơi sâu hơn 3m.

Theo tổng hợp của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho thấy, đợt mưa lũ vừa qua không chỉ đảo lộn sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân mà còn gây thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng với tổng giá trị ước hơn 100 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại lĩnh vực trồng trọt khoảng 38,8 tỷ đồng; nuôi trồng thủy sản khoảng 54,141 tỷ đồng; chăn nuôi 7,005 tỷ đồng; công trình đê điều, thủy lợi, giao thông khoảng 7,373 tỷ đồng.

Cụ thể, mưa lũ đã làm ngập, ảnh hưởng 1.183 ha lúa, 354 ha rau màu, 243 ha cây ăn quả, 1.703 ha nuôi trồng thủy sản, 4.893 gia súc và 184.912 gia cầm... Giao thông nội đồng bị ngập giảm từ 15.000 m xuống 7.000 m. Tổng chiều dài đê, hồ, đập bị sạt lở là 12.110 m.

Chuong My ho tro nguoi dan khoi phuc san xuat sau lu lut

Nhiều năm, một số xã tại huyện Chương Mỹ đã quen với cảnh sống chung với lũ. Ảnh vtv.vn

Để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau lũ lụt, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hoàng Anh Châu cho biết, huyện dự kiến chi khoảng 31,531 tỷ đồng; trong đó tập trung hỗ trợ lĩnh vực trồng trọt 2,906 tỷ đồng; thủy sản 15,585 tỷ đồng; chăn nuôi 2,599 tỷ đồng; sửa chữa công trình đê điều, thủy lợi, giao thông khoảng 7,373 tỷ đồng...

Trước mắt, huyện Chương Mỹ dự kiến chi khoảng 3,068 tỷ đồng hỗ trợ nông dân các xã, thị trấn bị lũ lụt 10 loại giống cây trồng vụ đông xuân sớm với tổng diện tích khoảng 799 ha; trong đó, khoai tây là 93,4 ha, ngô nếp lai 143,4 ha, ngô tẻ lai 75,4 ha, ngô ngọt 29 ha, rau bí ăn ngọn 80 ha, bí đỏ lai 10 ha, dưa chuột 73,5 ha, cà chua 6ha, đậu rau 26 ha, cải ăn lá các loại 262,4 ha...

Với sự hỗ trợ kịp thời từ các cấp, các ngành, sự nỗ lực chủ động của nông dân, Chương Mỹ sẽ sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống
Những năm qua, khi bước vào mùa mưa, lượng mưa lớn kéo dài trên diện rộng và ảnh hưởng của lũ rừng ngang từ huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) đổ về, khiến mực nước sông Bùi lên cao  là nguyên nhân lớn nhất khiến Chương Mỹ - huyện ngoại thành Hà Nội lại trở thành “rốn lũ”.

>>> Mời độc giả xem thêm video Mưa lớn tiếp tục gây ngập lụt nặng tại Quảng Ninh (Nguồn: THĐT)



Hà Nội mưa đầu hạ hóa sông, netizen nhớ trận lũ lịch sử 2008

Tối qua, một trận mưa đầu mùa hạ đã khiến cho đường phố thủ đô khắp nơi ngập nước, nhất là những nơi có địa hình thấp, hệ thống thoát nước còn kém. Nhìn cảnh này, nhiều người nhớ lại trận lũ lịch sử 2008 năm nào.

Ha Noi mua dau ha hoa song, netizen nho tran lu lich su 2008
 Một cơn mưa giông đi qua, xua tan sự nóng nực, mang đến sự mát mẻ nhưng cũng khiến đường phố Hà Nội ngập lụt.

Mưa lũ khiến 5 người chết, Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ trưởng: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An đã có mưa to đến rất to, gây ngập sâu cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân tại Chương Mỹ (Hà Nội), thành phố Sơn La và một số địa bàn khác.

Mưa lũ gây thiệt hại năng nề cho các tỉnh miền núi phía Bắc

Mưa lũ kéo dài trong nhiều ngày qua khiến nhiều tuyến quốc lộ sạt lở, người dân các tỉnh miền núi phía Bắc phải gánh chịu những thiệt hại nặng về về người và của.

Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac
Tuyến QL3 nối Bắc Kạn với các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng sạt lở nhiều vị trí khiến giao thông ngưng trệ trong buổi sáng 31/7.  (Ảnh: VOV)
Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-2
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đợt mưa lũ từ ngày 27/7 đến 30/7 tại các tỉnh khu vực miền núi Bắc Bộ đã làm 7 người chết và mất tích, hàng trăm điểm sạt lở (trong đó: Hà Giang 2 người, Điện Biên 2 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người, Bắc Giang 1 người). Nguyên nhân chủ yếu do người dân tham gia giao thông bị lũ cuốn  trôi, đất đá sạt lở vùi lấp. Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ (Nguồn: Báo Hà Giang) 
Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-3
 Tại Thái Nguyên, mưa lớn gây sạt lở cục bộ và khiến nhiều tuyến đường tạihuyện Định Hóa cùng một số khu vực ngập sâu giao thông tê liệt. Đất, đá sạt lở tràn xuống nhà người dân làm hư hỏng công trình. Sạt lở đất cục bộ gây hư hại tài sản của người dân. (Ảnh: Báo Thái Nguyên)
Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-4
Mực nước lũ trong sông lên cao, gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trông thủy sản và nhiều vùng dân cư của địa phương. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông. Ảnh: Nhiều nhà dân ở xã Yên Ninh bị ngập. (Nguồn: Báo Thái Nguyên)
Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-5
 Tại Sơn La, hơn 1.000 mét khối đất đá sạt lở xuống Quốc lộ 4G khiến giao thông bị ách tắc. Chiều 31.7, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sơn La cho biết, khoảng 12h30 cùng ngày đã xảy ra vụ sạt lở taluy dương tại Km14+500 Quốc lộ 4G, thuộc địa phận bản Nà Viền, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn. (Ảnh: VOV)

Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-6
 Tại thành phố Sơn La, nước ngập cây cối ruộng vườn, nhà cửa, cao đến 2-3 mét và chưa có dấu hiệu rút đi. Bè ghép tre là phương tiện đi lại duy nhất của bà con. Hiện chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã hoàn tất việc di chuyển các hộ ngập úng nặng đến ở xen ghép với các hộ không bị ngập. (Ảnh: TTXVN)

Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-7
 Tại Điện Biên, mưa lũ kéo dài từ nhiều ngày qua khiến nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng. Trên tuyến Quốc lộ 6 có nhiều điểm sạt lở và ngập úng như tại Km22+200, Km395+259 khiến giao thông đi lại rất khó khăn. Huy động máy múc dọn đất, đá cùng cây cối trên tuyến Quốc lộ 12, đoạn qua xã Mường Pồn. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN)

Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-8
 Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đến ngày 2/8, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cục bộ có nơi trên 200 mm, nguy cơ cao tiếp tục xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất. Ảnh: Mưa lớn gây ngập úng tại khu vực Bản Viển, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. (Nguồn: VTV).
Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-9
 Cơ quan khí tượng dự báo từ đêm 2 - 5/8, Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; Trung Bộ chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Ảnh: Sạt lở tại khu vực Đèo Hoa km400+150 quốc lộ 6 (Nguồn: Báo Điện Biên Phủ).

>>> Mời độc giả xem thêm video Mưa to gây sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt, vùi lấp người và tài sản:

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.