Lời kêu cứu khẩn thiết của lao động nữ Việt Nam từ Arập

"Chị và mẹ tôi gần như kiệt sức, làm việc liên tục 16 tiếng/ngày, mỗi ngày chỉ có 5 phút để ăn cơm và chỉ được ăn một lần/ngày", gia đình chị Lan Chi kêu cứu.

Lời kêu cứu khẩn thiết của lao động nữ Việt Nam từ Arập
“Chị và mẹ tôi gần như kiệt sức, làm việc liên tục 16 tiếng/ngày, mỗi ngày chỉ có 5 phút để ăn cơm và chỉ được ăn một lần/ngày. Chị tôi và gia đình tôi mong muốn chị được về nhà, mong anh chị hãy lên tiếng, giúp đỡ” - là lời kêu cứu của gia đình chị Đặng Thị Lan Chi, lao động nữ giúp việc nhà đang làm việc ở Saudi Arabia.
Người nhà chị Đặng Thị Lan Chi kêu cứu, mong nhờ cơ quan chức năng can thiệp để chị Lan Chi được về Việt Nam.
 Người nhà chị Đặng Thị Lan Chi kêu cứu, mong nhờ cơ quan chức năng can thiệp để chị Lan Chi được về Việt Nam.
“Hãy cứu lấy chị tôi”
Vừa gặp phóng viên, chị Đặng Thị Lan Anh, em gái ruột của chị Đặng Thị Lan Chi (ngụ Đoàn Văn Bơ, P.16 Quận 4 TPHCM) không cầm được nước mắt khi trình bày về hoàn cảnh của chị gái mình. Theo lời chị Lan Anh, khi ở Việt Nam, chị Lan Chi cũng giúp việc nhà nhưng thu nhập không đủ để nuôi mẹ già và 2 con ăn học nên chị có ý định tìm công việc tốt hơn để có tiền trang trải cuộc sống.
“Nói là nói vậy chứ gia đình không biết chị Chi sẽ đi xuất khẩu lao động. 2 ngày trước khi đi, chị ấy mới nói cho gia đình biết. Ngày 13/6/2013, chị đã đi rồi. Khi qua bên Arập (Saudi Arabia – PV), chị có gọi điện về rằng đang được tập trung ở một nơi chứ chưa có việc. Khổ lắm! 15 ngày sau chị mới được đưa đến một gia đình để giúp việc nhà.
Ban đầu chỉ nghe người môi giới nói là lương từ 7-10 triệu đồng, trước lúc đi, chị cũng không xem kỹ hợp đồng vì ra tới sân bay, giám đốc Nguyễn Tiên Thi (SĐT: 0908…543) mới đưa hợp đồng ra ký rồi bay luôn” – chị Lan Anh kể.
“Từ khi nhận việc, 8 tháng qua, mỗi đêm chị Lan Chi đều gọi điện về nhà khóc vì cuộc sống bên đó quá cực. Lúc ở bên đây, người môi giới nói ngày làm 8 tiếng, lương 10 triệu nhưng qua bên đó phải làm 16 tiếng/ngày, lương chỉ có 6 triệu. Mỗi ngày chỉ được ăn 1 lần cơm, thời gian ăn cơm chỉ có 5 phút.
Chị tôi sụt cân nhanh chóng, cộng với bất đồng ngôn ngữ, chị làm gì sai, không hiểu ý đều bị dọa đánh. Chị tôi khổ lắm, chị tôi muốn về Việt Nam, nhưng khi chị tôi gọi điện cho Cty thì phía Cty yêu cầu phải nộp 4.000USD, nếu không thì phải làm hết 2 năm mới được về. Tiền bạc không có, sức khỏe suy kiệt, nếu ở lâu dài bên đó chắc chị tôi không sống nổi” – chị Lan Anh bật khóc.
Công ty không hề ép buộc ai!
Theo thông tin chị Lan Chi cung cấp cho người nhà thì Cty đứng tên ký hợp đồng với chị Lan Chi là Cty Cổ phần Đầu tư và Nhân lực quốc tế INTIME (132-134 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM). Tuy nhiên thời điểm chúng tôi đến thì Cty đã di chuyển về đường Hoàng Việt, Quận Tân Bình), chiều 17.2, PV cùng người nhà chị Lan Chi đã đến trụ sở Cty.
Làm việc với chúng tôi, ông Huỳnh Quốc Anh - Phó giám đốc Cty cho rằng chỉ dựa trên những lời nói của người lao động (tức chị Lan Chi) thì không có cơ sở nào chứng minh lời chị Lan Chi nói là đúng. Và 8 tháng qua, Cty không hề nhận được bất kỳ phản ánh nào của chị Lan Chi từ Ả Rập…
Theo ông Quốc Anh, trước khi đưa người lao động sang nước ngoài, Cty thường mời người lao động lên trước cả tuần lễ để hỏi, giải thích cặn kẽ và có muốn đi theo điều khoản hợp đồng đó hay không, nếu người lao động từ chối không đi thì người lao động chỉ phải trả những khoản mà Cty bỏ ra ứng trước.
Cụ thể như khám sức khỏe, chi phí làm visa… (nếu có) chứ Cty không hề ép buộc ai. Người lao động đi miễn phí 100%. Tiếp lời ông Quốc Anh, một người của Cty tên Hương, được giới thiệu là làm ở phòng nhân sự của Cty, cho rằng, từ khi người lao động khám sức khỏe đã được tiếp cận với hợp đồng, tính đến lúc đi thì ít nhất cũng 3, 4 tuần.
Ông Quốc Anh nói thêm, trong mỗi hợp đồng, người lao động đều viết tay rất rõ một câu “Đã đọc, hiểu và đồng ý” có ký tên đàng hoàng. Hợp đồng được lập thành 3 bản, Cty giữ 1 bản, người lao động giữ 1 bản, người nhà giữ 1 bản.
Tuy nhiên, phía người nhà chị Lan Chi khẳng định rằng, chị Lan Chi từ Ả Rập gọi về nói hợp đồng chỉ được ký trước khi lên máy bay nên chị không gửi lại được cho ai và thực tế người nhà cũng không giữ bản nào. Và khi chúng tôi đề nghị được xem hợp đồng mà Cty đã ký với chị Lan Chi thì ông Quốc Anh cho rằng: Người nhà tới bất thình lình quá, thường theo quy trình có văn bản, Cty sẽ hẹn rồi mời lên cung cấp thông tin.
Phía Cty yêu cầu người nhà chị Chi viết bảng tường trình và “có gì phải chịu trách nhiệm”.
Phía Cty yêu cầu người nhà chị Chi viết bảng tường trình và “có gì phải chịu trách nhiệm”.
Hôm nay không xem được hợp đồng vì người giữ đi vắng chứ không phải bí mật gì mà Cty không cho coi và hẹn dịp khác. Tuy nhiên về thông tin lương khi thỏa thuận là 7-10 triệu đồng, ngày làm 8 tiếng, nhưng qua đó hoàn toàn khác, ông Quốc Anh cũng khẳng định, lương trên hợp đồng chỉ hơn 6 triệu, còn việc nhà thì không thể yêu cầu ngày làm 8 tiếng được, việc nhà thì phải làm đến khi nào hết việc thì nghỉ!
Về hoàn cảnh và nguyện vọng muốn được trở về Việt Nam của chị Đặng Thị Lan Chi, phía Cty cho biết cần phải có thời gian xem xét, nhiều nhất là 1 tuần vì cần xác minh từ 3 phía: Người lao động, chủ sử dụng lao động, Cty bên đó. Khi chúng tôi đặt câu hỏi, nếu trường hợp chị Lan Chi đúng như chị phản ánh thì Cty sẽ giải quyết ra sao?
Ông Quốc Anh trả lời rằng, thường Cty sẽ cho ngưng làm việc tại chủ nhà đó, kiếm chủ nhà khác phù hợp đối với người lao động. Trong trường hợp người lao động không muốn làm nữa, Cty sẽ tìm cách cho về.
Về chi phí về nước, ông Quốc Anh cho rằng tùy trường hợp mới có câu trả lời, riêng trường này thì chưa trả lời được vì chưa xác minh, tuy nhiên nếu lỗi ở chủ nhà thì người lao động sẽ được về nước và cũng không thiệt thòi gì vì người lao động đi là hoàn toàn miễn phí.
Chỉ biết người môi giới!
Từ những thông tin của người nhà và trả lời của Cty, chúng tôi đã liên hệ trực tiếp với chị Đặng Thị Lan Chi. Qua điện thoại, chị Lan Chi cho biết đang giúp việc cho chủ tại Saudi Arabia (địa chỉ: 66 Saudi Arbian Kingdon Of Saudi Arabia Riyadh). Chị khóc nấc cho rằng vì cần tiền lo cho mẹ già và con nên chị đã liên hệ với 2 người môi giới là 2 mẹ con, bà mẹ tên Hương (SĐT: 0933…439), cô con gái tên Oanh (SĐT: 0946…367).
Hai người này hẹn chị đến Bệnh viện T.N để khám sức khỏe, làm passport để đi, chị được tư vấn ngày làm 8 tiếng, lương 7-10 triệu đồng/tháng. Nghe tư vấn, chị cứ đinh ninh là vậy. “Đến lúc ra sân bay, tôi mới được giám đốc là Nguyễn Tiên Thi đưa hợp đồng tới ký.
Lúc đó, sắp lên máy bay, tôi chỉ thấy Cty ký hợp đồng là Cty cổ phần đầu tư và nhân lực quốc tế INTIME, mức lương ghi là 1.200 SAR (đơn vị tiền tệ của Saudi Arabia), tôi cũng không có thời gian để tìm hiểu là quy ra tiền Việt là bao nhiêu, cứ vậy lên máy bay.
Tính đến nay đã 8 tháng, tôi cũng đâu biết mặt mũi Cty mình ký hợp đồng như thế nào, tất cả đều qua người môi giới” – chị Lan Chi nói.
Theo lời chị, khi qua bên đây, chị phải làm việc từ 5h sáng đến 20h đêm, có khi đến 24h đêm, nhưng lương chỉ có 6 triệu/tháng, ăn cơm chỉ được ăn trong vòng 5 phút. Trong hợp đồng cũng có ghi khi bệnh hoạn thì chủ nhà sẽ lo tiền thuốc khám bệnh, nhưng khi chị nói nhức đầu và muốn xin thuốc để uống thì chủ nhà lại kêu đưa tiền đây mới đi mua thuốc dùm.
Chủ bên này nói họ đã đưa Cty bên Việt Nam 1.400 SAR (tương đương khoảng 400USD) nên Cty mới đưa người sang. Nhiều lúc không hiểu chủ nhà nói gì chị cũng bị chửi mắng, khi chị khóc thì chủ nhà doạ đánh nên chị chỉ biết làm và làm suốt ngày.
Theo chị Chi, do không quen đồ ăn, chị xin nấu ăn riêng nhưng chủ nhà không đồng ý. Ở đây mỗi ngày chủ chỉ cho chị ăn có một lần vào lúc 3h chiều. Đói quá, nên sức khoẻ chị càng ngày càng giảm và sụt cân liên tục. Lúc đi chị hơn 50 kg nhưng hiện tại chị chỉ còn 40 kg. “Tôi rất mệt mỏi và muốn về nhà, nhưng chủ nhà đã giữ toàn bộ giấy tờ.
Tôi cũng có gọi điện thoại cho Giám đốc Thi thì anh ấy nói muốn về phải đền tiền hợp đồng 4.000USD, số tiền này quá lớn, tôi lấy đâu ra. Ở bên này, tôi cũng có gặp một số nữ giúp việc nhà người Thanh Hóa đi theo Cty khác và họ cũng khổ như tôi. Nếu biết thế này tôi đã không sang đây” - chị Chi nói.
Chúng tôi sẽ tiếp tục trở lại sự việc trên.
Trách nhiệm đầu tiên thuộc về Cty ký hợp đồng với người lao động. Về vấn đề này, ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH cho biết: Cty cổ phần đầu tư thương mại và nhân lực quốc tế INTIME có giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo quy định, tất cả những vấn đề liên quan đến người lao động và công ty cung ứng lao động, nếu có những sự cố xảy ra thì trước tiên hai bên phải thương thảo, giải quyết tranh chấp. Nếu không được, một trong hai bên viết đơn lên cục để cục xử lý. Nếu sự cố tranh chấp xảy ra ở nước ngoài liên quan đến chủ sử dụng lao động thì cục sẽ chỉ đạo ban quản lý lao động bên đó để đề nghị can thiệp. Tuy nhiên, trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về Cty ký hợp đồng với người lao động. Nếu giải quyết chưa thỏa đáng thì một trong hai bên có thể khởi kiện ra tòa án. Về trường hợp của chị Chi, ông Hải đề nghị người nhà của chị Chi gửi đơn trực tiếp về Cục Quản lý lao động ngoài nước để cục trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, xác minh. Những vấn đề chị Chi phản ánh như muốn về nước phải nộp 4.000USD, giờ giấc làm việc khác với hợp đồng…, cục sẽ chỉ đạo Ban quản lý lao động ở Saudi Arabia xem xét, yêu cầu DN tuân thủ. Nếu không thực hiện, sẽ đề xuất bảo lãnh người lao động về nước và có những hướng xử lý tiếp theo.
Phóng viên nghi ngờ bị theo dõi. Trên đường từ trụ sở Cty Cổ phần đầu tư Thương mại và Nhân lực quốc tế INTIME trở về, nhóm phóng viên luôn có cảm giác có người bám theo. Đến khi vào quán nước trên đường Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận thì có một người đàn ông lạ ngồi gần bàn của chúng tôi, chăm chú nhìn mọi cử chỉ hành động của chúng tôi và liên tục đưa iPad chụp hình chúng tôi. Nghi ngờ có người theo dõi, chúng tôi đã cố tình 3 lần nói chủ quán tính tiền và có ý ra về thì người đàn ông này cũng 3 lần có hành động y như vậy. Khi chúng tôi ra bãi lấy xe ra thì người đàn ông này cũng ra theo, chúng tôi chưa vội đi ngay mà đứng quan sát thì thấy người đàn ông này vòng đi vòng lại hơn 3 lần quan sát chúng tôi. Nhóm phóng viên đã phải gọi người từ tọa soạn đến đưa về, đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.

Lao động VN “kêu cứu” ở Ả Rập: “Đoàn giải cứu” chờ… visa!

Lao động VN “kêu cứu” ở Ả Rập: “Đoàn giải cứu” chờ… visa!
Trao đổi với Kiến Thức về vụ việc gần 20 lao động Việt Nam đang bị “kẹt” ở Ả Rập Xê Út nhiều tháng qua, ông Đoàn Kiến Trung - Phó phòng Quản lý lao động Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Những người lao động này do các công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong nước đưa đi đã gửi đơn, thư phản ánh rằng, ở Ả Rập Xê Út, họ không được làm việc và trả lương theo hợp đồng ký kết. Đến nay, họ muốn xin về nước nhưng cũng không được.

3 lao động “chui” tử nạn tại Liên bang Nga

Theo tin từ UBND xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), vừa có 3 lao động là người địa phương bị chết tại Nga do ngạt khí gas.

3 lao động “chui” tử nạn tại Liên bang Nga
Các nạn nhân gồm: Sầm Văn Bình (39 tuổi), Đặng Công Xuân (43 tuổi), Phạm Văn Tiện (19 tuổi), đều trú xóm 10A, xã Nghĩa An. Người nhà các nạn nhân cho biết: Cả 3 người đều đi xuất khẩu lao động “chui” tại Nga vào tháng 5.2013, qua hình thức đi du lịch. Vào tối 26.12, do quá lạnh nên?3 người bật bếp gas để ngủ, không ngờ gas bị rò rỉ nên họ ngạt khí và tử vong.
Nỗi đau gia đình của anh Đặng Quang Ngọc, xã Bão Thành, Yên Thành, tử nạn tại Nga. (Ảnh: Theo Người Lao Động)
 Nỗi đau gia đình của anh Đặng Quang Ngọc, xã Bão Thành, Yên Thành, tử nạn tại Nga. (Ảnh: Theo Người Lao Động)

Kỳ bí chùa cổ trên mình rồng xôn xao ở Bắc Giang

(Kiến Thức) - Ngôi chùa cổ Cao Long hàng nghìn năm tuổi (ở xã Thanh Lâm, Lục Nam, Bắc Giang) tọa lạc trên lưng con rồng mà thoáng nghe, ngỡ như thần thoại.

Kỳ bí chùa cổ trên mình rồng xôn xao ở Bắc Giang
Đất thiêng xây chùa
Câu chuyện về chùa Cao Long đã nổi tiếng với nhiều sự lạ lùng mà ít ai có thể giải đáp thoả đáng. Càng cố đi sâu vào những câu chuyện để giải thích thì người ta lại càng rơi vào thế bí.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới