Loạt mô hình trăm tuổi vô giá tái hiện kiến trúc cổ Việt Nam

Loạt mô hình trăm tuổi vô giá tái hiện kiến trúc cổ Việt Nam

Nhờ các mô hình kiến trúc này, hậu thế có thể hình dung trực quan về vẻ đẹp của các công trình kiến trúc cổ Việt Nam cách đây nhiều thế kỷ.

1. Nền kiến trúc thời Lý từng đạt đến sự phát triển huy hoàng với nhiều công trình chùa tháp tráng lệ. Các di vật thời Lý giúp hậu thế hình dung phần nào diện mạo của nền kiến trúc này. Trong đó, hiện vật tiêu biểu nhất có thể kể đến là mô hình  tháp cổ thời Lý được trưng bày tại BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).
1. Nền kiến trúc thời Lý từng đạt đến sự phát triển huy hoàng với nhiều công trình chùa tháp tráng lệ. Các di vật thời Lý giúp hậu thế hình dung phần nào diện mạo của nền kiến trúc này. Trong đó, hiện vật tiêu biểu nhất có thể kể đến là mô hình tháp cổ thời Lý được trưng bày tại BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).
Mô hình tháp này được làm bằng đất nung, có niên đại từ thế kỷ 11 - 13, thuộc loại tháp thờ tiêu biểu của thời Lý. Tháp có bình đồ hình vuông, được dựng bằng kỹ thuật lắp ghép khá độc đáo, gồm hai phần là bệ tháp và thân tháp.
Mô hình tháp này được làm bằng đất nung, có niên đại từ thế kỷ 11 - 13, thuộc loại tháp thờ tiêu biểu của thời Lý. Tháp có bình đồ hình vuông, được dựng bằng kỹ thuật lắp ghép khá độc đáo, gồm hai phần là bệ tháp và thân tháp.
Bệ tháp được tạo hình hoa sen và với những lớp cánh sen to xen kẽ lớp cánh nhỏ. Phần thân tháp còn 4 tầng, mỗi tầng của tháp tượng trưng cho từng bước tu hành để lên cõi Niết Bàn. Mô hình được tạo tác rất chi tiết, tái hiện khá cụ thể kỹ thuật xây dựng của người xưa.
Bệ tháp được tạo hình hoa sen và với những lớp cánh sen to xen kẽ lớp cánh nhỏ. Phần thân tháp còn 4 tầng, mỗi tầng của tháp tượng trưng cho từng bước tu hành để lên cõi Niết Bàn. Mô hình được tạo tác rất chi tiết, tái hiện khá cụ thể kỹ thuật xây dựng của người xưa.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, đây là một mô hình kiến trúc rất quý hiếm của nhà Lý còn lại đến ngày nay. Đây là nguồn tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử, nghệ thuật, sự phát triển, đặc điểm kiến trúc Phật giáo thời Lý.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, đây là một mô hình kiến trúc rất quý hiếm của nhà Lý còn lại đến ngày nay. Đây là nguồn tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử, nghệ thuật, sự phát triển, đặc điểm kiến trúc Phật giáo thời Lý.
2. Được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM, mô hình nhà bằng đất nung thời Trần có nguồn gốc từ Hoàng thành Thăng Long, là một hiện vật phản ánh sự đặc sắc của nền kiến trúc thời Trần, triều đại thịnh vượng bậc nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
2. Được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM, mô hình nhà bằng đất nung thời Trần có nguồn gốc từ Hoàng thành Thăng Long, là một hiện vật phản ánh sự đặc sắc của nền kiến trúc thời Trần, triều đại thịnh vượng bậc nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
Mô hình này có thể đã được các nghệ thực hiện dựa trên nguyên mẫu là một công trình ở kinh thành Thăng Long xưa. Hiện vật được tạo hình rất tỉ mỉ, thể hiện một cách chi tiết kết cấu công trình như bộ khung gỗ chạm trổ cầu kỳ, bộ mái chia làm hai phần, sử dụng nhiều loại ngói khác nhau.
Mô hình này có thể đã được các nghệ thực hiện dựa trên nguyên mẫu là một công trình ở kinh thành Thăng Long xưa. Hiện vật được tạo hình rất tỉ mỉ, thể hiện một cách chi tiết kết cấu công trình như bộ khung gỗ chạm trổ cầu kỳ, bộ mái chia làm hai phần, sử dụng nhiều loại ngói khác nhau.
Đặc biệt, các mảng trang trí tinh xảo, được bài trí hài hòa trên công trình cho thấy sự tài hoa của nghệ nhân cũng như con mắt thẩm mỹ tinh tế của những kiến trúc sư Đại Việt thời Trần.
Đặc biệt, các mảng trang trí tinh xảo, được bài trí hài hòa trên công trình cho thấy sự tài hoa của nghệ nhân cũng như con mắt thẩm mỹ tinh tế của những kiến trúc sư Đại Việt thời Trần.
Do sự biến động của lịch sử, di sản kiến trúc nhà Trần để lại cho hậu thế còn lại rất ít, chủ yếu là các vật liệu kiến trúc rời rạc. Mô hình nhà bằng đất nung thời Trần là một trong những hiện vật quý giúp đem lại hình dung trực quan về diện mạo của các công trình kiến trúc thời Trần.
Do sự biến động của lịch sử, di sản kiến trúc nhà Trần để lại cho hậu thế còn lại rất ít, chủ yếu là các vật liệu kiến trúc rời rạc. Mô hình nhà bằng đất nung thời Trần là một trong những hiện vật quý giúp đem lại hình dung trực quan về diện mạo của các công trình kiến trúc thời Trần.
3. Được lưu giữ và trưng bày tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, mô hình kiến trúc thời Lê Sơ là một hiện vật có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam nói chung và kiến trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ nói riêng.
3. Được lưu giữ và trưng bày tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, mô hình kiến trúc thời Lê Sơ là một hiện vật có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam nói chung và kiến trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ nói riêng.
Hiện vật này là phần còn lại của một mô hình hoàn thiện làm bằng gốm. Khi mới được tạo tác, mô hình gồm ít nhất ba phần: Nền, bộ khung cột chịu lực và bộ mái. Phần còn lại này bao gồm một phần của bộ mái và bộ khung kết cấu.
Hiện vật này là phần còn lại của một mô hình hoàn thiện làm bằng gốm. Khi mới được tạo tác, mô hình gồm ít nhất ba phần: Nền, bộ khung cột chịu lực và bộ mái. Phần còn lại này bao gồm một phần của bộ mái và bộ khung kết cấu.
Dù không còn nguyên vẹn, mô hình cho thấy rõ nét hệ cột, hệ xà, hệ đấu củng của kiến trúc thời bấy giờ. Các thành tố cấu thành bộ mái kiến trúc thời Lê sơ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ và rõ nét qua mô hình.
Dù không còn nguyên vẹn, mô hình cho thấy rõ nét hệ cột, hệ xà, hệ đấu củng của kiến trúc thời bấy giờ. Các thành tố cấu thành bộ mái kiến trúc thời Lê sơ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ và rõ nét qua mô hình.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, mô hình kiến trúc thời Lê Sơ có giá trị thông tin rất lớn trong công tác phục dựng kiến trúc cung đình Hoàng thành Thăng Long.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, mô hình kiến trúc thời Lê Sơ có giá trị thông tin rất lớn trong công tác phục dựng kiến trúc cung đình Hoàng thành Thăng Long.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.