“Lộ” thông số tàu sân bay tương lai của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tàu sân bay mới của Hải quân Trung Quốc Type 001A có lượng giãn nước 55.000 tấn, chở 40-45 tiêm kích J-15.

Trang mạng Công nghiệp quân sự Nga cho biết, gần đây trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo giới, người phụ trách Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tiết lộ, hiện tại nước này đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị tiến hành đóng tàu sân bay đầu tiên.
Theo đó, sức mạnh tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ vượt trội tàu sân bay trực thăng JDS Izumo (22DDH) của Nhật Bản, chi phí để đóng tàu có thể lên tới 3 tỷ USD.
Bài báo cũng cho biết, lượng giãn nước của tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc có thể lên tới 55.000 tấn, sử dụng hệ thống động cơ thông thường và có thể chở 40-45 tiêm kích hạm J-15.
Tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ dùng động cơ thông thường, lượng giãn nước 55.000 tấn.
Tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ dùng động cơ thông thường, lượng giãn nước 55.000 tấn.
Điều đáng chú ý, nhà máy đóng tàu Giang Nam còn đang nhận hợp đồng đóng hàng loạt tàu khu trục Type 052D và Type 052C. Bài báo còn chỉ ra, Trung Quốc còn xác nhận rằng nước này không thể dừng lại ở tàu sân bay Liêu Ninh, trong tương lai, Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục tự chế tạo siêu tàu sân bay.
Theo đánh giá của giới phân tích, Trung Quốc sẽ đóng 2 tàu sân bay vào năm 2013 và 2015, dự kiến năm 2020 sẽ đưa vào biên chế. Tuy vậy, hiện tại vẫn chưa có số liệu chính xác về số lượng tàu sân bay mà Trung Quốc đang đóng.
Có nguồn tin cho rằng, Trung Quốc sẽ đóng 6 tàu sân bay, trong đó bao gồm cả tàu Liêu Ninh, nhằm trang bị cho mỗi hạm đội hải quân 2 tàu sân bay. Bên cạnh đó, để tổ chức thành biên đội tàu sân bay cần có sự hỗ trợ từ 2-4 tàu khu trục Type 052D và Type 052C, một số lượng tàu tương tự tàu hộ vệ Type 054A và 2-3 tàu tiếp tế.

Trung Quốc xây căn cứ tàu sân bay ở Biển Đông

Qua các hình ảnh chụp từ vệ tinh, một cây cầu dài 600m và rộng 120m với khả năng đáp ứng việc neo đậu 2 tàu sân bay đang trong quá trình xây dựng tại một vị trí ở đảo Hải Nam. Chiếc cầu này được cho là có kích thước tương đương với cầu cảng xây dựng tại căn cứ hải quân Thanh Đảo – nơi neo đậu của tàu sân bay Liêu Ninh.

Điểm mặt các tàu sân bay “khủng” nhất châu Á

(Kiến Thức) - Mặc dù đi sau Nga, Mỹ và Tây Âu, nhưng chỉ trong 20-30 năm trở lại đây, các nước châu Á đã có lực lượng tàu sân bay đông đảo, 6 chiếc.

Hiện nay, một số lực lượng hải quân các nước châu Á ngày càng có thêm nhiều tàu sân bay hơn. Mà điển hình nhất chính là Hải quân Ấn Độ, nếu tính tổng nước này đang có 3 tàu sân bay, nhiều nhất châu Á và đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ (10 chiếc). Tuy nhiên, xét thực tế thì chỉ có một chiếc đang chính thức hoạt động, INS Viraat (trong ảnh).
 Hiện nay, một số lực lượng hải quân các nước châu Á ngày càng có thêm nhiều tàu sân bay hơn. Mà điển hình nhất chính là Hải quân Ấn Độ, nếu tính tổng nước này đang có 3 tàu sân bay, nhiều nhất châu Á và đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ (10 chiếc). Tuy nhiên, xét thực tế thì chỉ có một chiếc đang chính thức hoạt động, INS Viraat (trong ảnh).
INS Viraat được đóng ở Anh vào năm 1953, tới năm 1987 thì Ấn Độ mua lại. Kể từ khi đưa vào hoạt động tới nay, nó đã trải qua 5 lần đại tu, bảo dưỡng, nâng cấp lớn để tiếp tục kéo dài thời gian hoạt động tới tận năm 2020.
 INS Viraat được đóng ở Anh vào năm 1953, tới năm 1987 thì Ấn Độ mua lại. Kể từ khi đưa vào hoạt động tới nay, nó đã trải qua 5 lần đại tu, bảo dưỡng, nâng cấp lớn để tiếp tục kéo dài thời gian hoạt động tới tận năm 2020.

Đọc nhiều nhất

Tin mới