Điểm mặt các tàu sân bay “khủng” nhất châu Á

Điểm mặt các tàu sân bay “khủng” nhất châu Á

(Kiến Thức) - Mặc dù đi sau Nga, Mỹ và Tây Âu, nhưng chỉ trong 20-30 năm trở lại đây, các nước châu Á đã có lực lượng tàu sân bay đông đảo, 6 chiếc.

Hiện nay, một số lực lượng hải quân các nước châu Á ngày càng có thêm nhiều tàu sân bay hơn. Mà điển hình nhất chính là Hải quân Ấn Độ, nếu tính tổng nước này đang có 3 tàu sân bay, nhiều nhất châu Á và đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ (10 chiếc). Tuy nhiên, xét thực tế thì chỉ có một chiếc đang chính thức hoạt động, INS Viraat (trong ảnh).
Hiện nay, một số lực lượng hải quân các nước châu Á ngày càng có thêm nhiều tàu sân bay hơn. Mà điển hình nhất chính là Hải quân Ấn Độ, nếu tính tổng nước này đang có 3 tàu sân bay, nhiều nhất châu Á và đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ (10 chiếc). Tuy nhiên, xét thực tế thì chỉ có một chiếc đang chính thức hoạt động, INS Viraat (trong ảnh).
INS Viraat được đóng ở Anh vào năm 1953, tới năm 1987 thì Ấn Độ mua lại. Kể từ khi đưa vào hoạt động tới nay, nó đã trải qua 5 lần đại tu, bảo dưỡng, nâng cấp lớn để tiếp tục kéo dài thời gian hoạt động tới tận năm 2020.
INS Viraat được đóng ở Anh vào năm 1953, tới năm 1987 thì Ấn Độ mua lại. Kể từ khi đưa vào hoạt động tới nay, nó đã trải qua 5 lần đại tu, bảo dưỡng, nâng cấp lớn để tiếp tục kéo dài thời gian hoạt động tới tận năm 2020.
INS Viraat có lượng giãn nước toàn tải 28.700 tấn, dài 226,5m, thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu tương tự tàu Nga.
INS Viraat có lượng giãn nước toàn tải 28.700 tấn, dài 226,5m, thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu tương tự tàu Nga.
INS Viraat có thể chở 30 máy bay gồm: máy bay cất hạ cánh thẳng đứng/cất hạ cánh ngắn Sea Harrier; trực thăng săn ngầm. Trong ảnh là tiêm kích hạm Sea Harrier trên INS Viraat.
INS Viraat có thể chở 30 máy bay gồm: máy bay cất hạ cánh thẳng đứng/cất hạ cánh ngắn Sea Harrier; trực thăng săn ngầm. Trong ảnh là tiêm kích hạm Sea Harrier trên INS Viraat.
Trong tương lai gần, INS Viraat sẽ sớm được thay thế bởi tàu sân bay INS Vikramaditya được Nga cải tạo từ tàu sân bay Đô đốc Gorshokov của Liên Xô. INS Vikramaditya đang trải qua các cuộc thử nghiệm tại Nga sau nhiều năm cải tạo và có thể chuyển giao cuối năm nay hoặc năm sau.
Trong tương lai gần, INS Viraat sẽ sớm được thay thế bởi tàu sân bay INS Vikramaditya được Nga cải tạo từ tàu sân bay Đô đốc Gorshokov của Liên Xô. INS Vikramaditya đang trải qua các cuộc thử nghiệm tại Nga sau nhiều năm cải tạo và có thể chuyển giao cuối năm nay hoặc năm sau.
INS Vikramaditya dài 283m, rộng 51m, mớn nước 10,2m, lượng giãn nước toàn tải 45.400 tấn. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 1.400 người.
INS Vikramaditya dài 283m, rộng 51m, mớn nước 10,2m, lượng giãn nước toàn tải 45.400 tấn. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 1.400 người.
INS Vikramaditya trang bị động cơ thông thường cho phép đạt tầm hoạt động lên tới 25.000km nếu chỉ chạy với tốc độ 33km/h.
INS Vikramaditya trang bị động cơ thông thường cho phép đạt tầm hoạt động lên tới 25.000km nếu chỉ chạy với tốc độ 33km/h.
Con tàu có khả năng chở 26 máy bay các loại gồm: 16 tiêm kích hạm MiG-29K và 3 loại trực thăng săn ngầm Ka-28, cảnh báo sớm K-31 và vận tải Dhruv.
Con tàu có khả năng chở 26 máy bay các loại gồm: 16 tiêm kích hạm MiG-29K và 3 loại trực thăng săn ngầm Ka-28, cảnh báo sớm K-31 và vận tải Dhruv.
Trong ảnh là tiêm kích hạm MiG-29K hoạt động thử nghiệm trên boong tàu tại Nga.
Trong ảnh là tiêm kích hạm MiG-29K hoạt động thử nghiệm trên boong tàu tại Nga.
Và vào ngày hôm qua, chiếc tàu sân bay thứ 3 của Hải quân Ấn Độ đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Kochi. Sự kiện này đã đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới đóng thành công tàu sân bay.
Và vào ngày hôm qua, chiếc tàu sân bay thứ 3 của Hải quân Ấn Độ đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Kochi. Sự kiện này đã đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới đóng thành công tàu sân bay.
Tàu sân bay tự đóng INS Vikrant hiện tại mới chỉ hoàn thành 30% khối lượng công việc (chỉ có vỏ thân tàu, chưa có máy móc, tháp điều khiển…). Theo thông tin truyền thông Ấn Độ, tàu có lượng giãn nước khoảng 40.000 tấn, dài 262m, rộng 60m, mớn nước 8,4m.
Tàu sân bay tự đóng INS Vikrant hiện tại mới chỉ hoàn thành 30% khối lượng công việc (chỉ có vỏ thân tàu, chưa có máy móc, tháp điều khiển…). Theo thông tin truyền thông Ấn Độ, tàu có lượng giãn nước khoảng 40.000 tấn, dài 262m, rộng 60m, mớn nước 8,4m.
INS Vikrant có thể chở tối đa 30 máy bay gồm: 12 tiêm kích đa năng MiG-29K; 8 tiêm kích HAL Tejas Mark 2 (Ấn Độ tự chế tạo) và 10 trực thăng cảnh báo sớm Kamov Ka-31 hoặc trực thăng săn ngầm Westland Sea King. Con tàu thiết kế boong phóng máy bay kiểu nhảy cầu thay vì thiết kế máy phóng.
INS Vikrant có thể chở tối đa 30 máy bay gồm: 12 tiêm kích đa năng MiG-29K; 8 tiêm kích HAL Tejas Mark 2 (Ấn Độ tự chế tạo) và 10 trực thăng cảnh báo sớm Kamov Ka-31 hoặc trực thăng săn ngầm Westland Sea King. Con tàu thiết kế boong phóng máy bay kiểu nhảy cầu thay vì thiết kế máy phóng.
Sau Ấn Độ, Thái Lan là quốc gia thứ 2 ở châu Á sở hữu tàu sân bay, tất nhiên là nếu là tính thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Năm 1992, Chính phủ Thái Lan đã ký hợp đồng với hãng Bazan (Tây Ban Nha) đóng mới tàu sân bay cho nước này với tổng trị giá hợp đồng 336 triệu USD. Năm 1997, Hải quân Thái Lan đã chính thức tiếp nhận chiếc tàu sân bay mang tên HTMS Chakri Naruebet.
Sau Ấn Độ, Thái Lan là quốc gia thứ 2 ở châu Á sở hữu tàu sân bay, tất nhiên là nếu là tính thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Năm 1992, Chính phủ Thái Lan đã ký hợp đồng với hãng Bazan (Tây Ban Nha) đóng mới tàu sân bay cho nước này với tổng trị giá hợp đồng 336 triệu USD. Năm 1997, Hải quân Thái Lan đã chính thức tiếp nhận chiếc tàu sân bay mang tên HTMS Chakri Naruebet.
HTMS Chakri Naruebet có lượng giãn nước 11.486 tấn (toàn tải), dài 182,65m. Con tàu trang bị 2 động cơ tuốc bin khí và 2 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 47,2km/h, tầm hoạt động 19.000km.
HTMS Chakri Naruebet có lượng giãn nước 11.486 tấn (toàn tải), dài 182,65m. Con tàu trang bị 2 động cơ tuốc bin khí và 2 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 47,2km/h, tầm hoạt động 19.000km.
Tàu sân bay Chakri Naruebet có khả năng chở 10-12 máy bay gồm: 6 tiêm kích phản lực cất hạ cánh thẳng đứng/đường băng ngắn AV-8S Matadors và 4-6 trực thăng đa năng S-70B Seahawk. Tàu cũng được thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu.
Tàu sân bay Chakri Naruebet có khả năng chở 10-12 máy bay gồm: 6 tiêm kích phản lực cất hạ cánh thẳng đứng/đường băng ngắn AV-8S Matadors và 4-6 trực thăng đa năng S-70B Seahawk. Tàu cũng được thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu.
Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trong khu vực châu Á sở hữu tàu sân bay khi hạ thủy tàu Liêu Ninh CV-16 vào cuối năm 2012.
Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trong khu vực châu Á sở hữu tàu sân bay khi hạ thủy tàu Liêu Ninh CV-16 vào cuối năm 2012.
Liêu Ninh CV-16 vốn là con tàu được cải tạo lại từ tàu sân bay Varyag của Hải quân Liên Xô được mua lại với “giá rẻ như cho” từ Ukraine. Với lượng giãn nước toàn tải tới 67.500 tấn, dài 304,5m, có thể xem Liêu Ninh là tàu sân bay lớn nhất khu vực Châu Á.
Liêu Ninh CV-16 vốn là con tàu được cải tạo lại từ tàu sân bay Varyag của Hải quân Liên Xô được mua lại với “giá rẻ như cho” từ Ukraine. Với lượng giãn nước toàn tải tới 67.500 tấn, dài 304,5m, có thể xem Liêu Ninh là tàu sân bay lớn nhất khu vực Châu Á.
Tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng mang tổng cộng 30 máy bay cánh bằng (J-15) và 24 trực thăng (Z-8 và Ka-31).
Tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng mang tổng cộng 30 máy bay cánh bằng (J-15) và 24 trực thăng (Z-8 và Ka-31).
Boong phóng máy bay tàu sân bay Liêu Ninh cũng được thiết kế với kiểu boong nhảy cầu thay vì máy phóng thủy lực như tàu sân bay Mỹ, Pháp. Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 cất cánh thử nghiệm từ tàu Liêu Ninh.
Boong phóng máy bay tàu sân bay Liêu Ninh cũng được thiết kế với kiểu boong nhảy cầu thay vì máy phóng thủy lực như tàu sân bay Mỹ, Pháp. Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 cất cánh thử nghiệm từ tàu Liêu Ninh.
Hiện nay, tuy Liêu Ninh CV-16 đã được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc nhưng thực tế nó vẫn chưa trực chiến, con tàu và thủy thủ đoàn, phi hành đoàn vẫn còn tiếp tục huấn luyện. Kể từ khi đưa vào hoạt động tới nay, tiêm kích hạm J-15 mới chỉ thực hiện 2 lần cất hạ cánh thành công trên hạm.
Hiện nay, tuy Liêu Ninh CV-16 đã được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc nhưng thực tế nó vẫn chưa trực chiến, con tàu và thủy thủ đoàn, phi hành đoàn vẫn còn tiếp tục huấn luyện. Kể từ khi đưa vào hoạt động tới nay, tiêm kích hạm J-15 mới chỉ thực hiện 2 lần cất hạ cánh thành công trên hạm.
Mặc dù được xếp vào loại tàu khu trục chở trực thăng nhưng chiếc JDS Izumo mà Nhật Bản mới hạ thủy ngày 7/8 vẫn được một số chuyên gia quân sự coi là tàu sân bay khi mà nó có kích cỡ tương đương tàu sân bay INS Viraat.
Mặc dù được xếp vào loại tàu khu trục chở trực thăng nhưng chiếc JDS Izumo mà Nhật Bản mới hạ thủy ngày 7/8 vẫn được một số chuyên gia quân sự coi là tàu sân bay khi mà nó có kích cỡ tương đương tàu sân bay INS Viraat.
JDS Izumo có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn, dài 248m, rộng 38m, mớn nước 7,5m. Đây được xem là tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
JDS Izumo có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn, dài 248m, rộng 38m, mớn nước 7,5m. Đây được xem là tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo thiết kế, JDS Izumo có thể chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Boong phóng máy bay của tàu có thể cho phép 5 trực thăng cất cánh cùng lúc.
Theo thiết kế, JDS Izumo có thể chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Boong phóng máy bay của tàu có thể cho phép 5 trực thăng cất cánh cùng lúc.
Theo nhận định của chuyên gia quốc tế, Nhật Bản hoàn toàn có khả năng cải tiến tàu lớp Izumo để đáp ứng hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35B. Và điều đó sẽ biến tàu khu trục chở trực thăng Izumo trở thành tàu sân bay thực thụ. Tất nhiên, đây là sự suy đoán của giới chuyên gia còn thực tế có diễn ra hay không còn tùy vào giới chức Nhật Bản bởi nước này còn chịu rất nhiều sự ràng buộc pháp lý.
Theo nhận định của chuyên gia quốc tế, Nhật Bản hoàn toàn có khả năng cải tiến tàu lớp Izumo để đáp ứng hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35B. Và điều đó sẽ biến tàu khu trục chở trực thăng Izumo trở thành tàu sân bay thực thụ. Tất nhiên, đây là sự suy đoán của giới chuyên gia còn thực tế có diễn ra hay không còn tùy vào giới chức Nhật Bản bởi nước này còn chịu rất nhiều sự ràng buộc pháp lý.
Hiện Nhật Bản cũng đã ký hợp đồng mua tiêm kích tàng hình F-35 từ Mỹ.
Hiện Nhật Bản cũng đã ký hợp đồng mua tiêm kích tàng hình F-35 từ Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT