HĐQT CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) vừa thông qua danh sách 5 nhà đầu tư chiến lược tham gia trong đợt phát hành riêng lẻ 8,5 triệu cổ phần với giá chỉ 10,000 đồng/cp, trong khi giá cổ phiếu BOT trên sàn hiện 55,000 đồng/cp.
Cụ thể, có 2 nhà đầu tư đăng ký mua 3,45 triệu cổ phiếu BOT, còn 3 nhà đầu tư không đăng ký mua 5,05 triệu cổ phiếu.
Do đó, HĐQT BOT quyết định phân phối lại cổ phần của các nhà đầu tư không đăng ký mua cho các nhà đầu tư khác.
Như vậy, danh sách các nhà đầu tư tham gia trong đợt phát hành riêng lẻn 8,5 triệu cổ phiếu của BOT gồm bà Lê Thùy Dương và Lê Anh Phúc đều gom 1,8 triệu cổ phiếu, ông Hà Như Khôi và Trần Long Hưng cùng mua 16,5 triệu cổ phiếu, còn lại bà Dương Thanh Hương là 1,6 triệu cổ phiếu.
5 cổ đông chi 84 tỷ đồng để 'nuôi' BOT Cầu Thái Hà |
Số cổ phần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Như vậy, BOT sẽ thu về 85 tỷ đồng từ đợt phát hành này.
Số tiền thu được từ đợt phát hành, BOT cho biết sẽ bổ sung nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ của Công ty, trong đó chi 84 trong tổng số 85 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt phát hành để trả cho Công ty TNHH Tiến Đại Phát.
Công ty mẹ của BOT chính là Công ty TNHH Tiến Đại Phát với 59,48%, CTCP CNC Capital Việt Nam sở hữu 21,01%, CTCP PIV 10,44% tại thời điểm tháng 6/2019.
Luôn rơi vào tình trạng thu không đủ bù chi
Dự án BOT Cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đoạn đường nối 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do Công ty CP BOT Cầu Thái Hà làm chủ đầu tư - đã được chấp thuận cho thu phí sử dụng đường bộ bắt đầu từ 0h00 ngày 10/1/2019. Tuy vậy, trạm BOT Cầu Thái Hà buộc phải tạm dừng thu phí chỉ sau nửa ngày vận hành.
Theo thông tin từ Công ty BOT Cầu Thái Hà, doanh nghiệp này luôn rơi vào tình trạng thu không đủ bù chi. Nguyên nhân chính của tình trạng này là lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường ở mức thấp, do vậy phí thu được không đủ bù đắp chi phí vận hành, chi phí tài chính (lãi vay, gốc vay) của Công ty.
Do đó, đây không phải là lần đầu BOT “sống” là nhờ dòng tiền từ cổ đông lớn. Cụ thể, năm 2018 ghi nhận BOT thu về 126 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. Trong khi đó, năm 2017, nguồn tiền “nuôi sống” doanh nghiệp chủ yếu đến từ tiền vay ngắn hạn, dài hạn 176,5 tỷ đồng.
Tương tự, 9 tháng 2019, BOT tiếp tục đi vay từ Tiến Đạt Phát với số tiền 109 tỷ đồng không có lãi suất để duy trì hoạt động.
Ngoài ra, BOT hiện còn dư nợ vay hơn 1,026 tỷ đồng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank). Đây là khoản vay nhằm thanh toán chi phí hợp tác đầu tư thực hiện dự án công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình - Hà Nam, với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, theo hợp đồng BOT.