Liên tục ăn hành tây để hạ huyết áp, U60 nhận kết bất ngờ

Liên tục ăn hành tây để hạ huyết áp, U60 nhận kết bất ngờ

Bác Trương đọc báo biết nước ép hành tây có tác dụng hạ huyết áp. Kiên trì áp dụng ba tháng liên tục, bệnh nhân nhận cái kết không ngờ.

Bác Trương, 55 tuổi, mắc chứng huyết áp cao, uống thuốc điều trị gần 6 năm nay. Ba tháng trước, bác Trương đọc được thông tin uống nước ép hành tây hợp lý mỗi ngày có tác dụng hạ huyết áp nên hào hứng áp dụng. (Ảnh: 39Health)
Bác Trương, 55 tuổi, mắc chứng huyết áp cao, uống thuốc điều trị gần 6 năm nay. Ba tháng trước, bác Trương đọc được thông tin uống nước ép hành tây hợp lý mỗi ngày có tác dụng hạ huyết áp nên hào hứng áp dụng. (Ảnh: 39Health)
Những ngày đầu, bác Trương uống  nước ép hành tây, nhận thấy hiệu quả kiểm soát huyết áp rõ rệt nên rất mừng. Bác quyết định dừng uống thuốc, sử dụng nước ép hành tây hoặc đồ ăn từ hành tây hàng ngày. (Ảnh: 39Health)
Những ngày đầu, bác Trương uống nước ép hành tây, nhận thấy hiệu quả kiểm soát huyết áp rõ rệt nên rất mừng. Bác quyết định dừng uống thuốc, sử dụng nước ép hành tây hoặc đồ ăn từ hành tây hàng ngày. (Ảnh: 39Health)
Mới tuần trước, bác Trương bỗng cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tay run không kiểm soát, ngất xỉu nên người thân vội đưa đến viện cấp cứu. (Ảnh minh họa)
Mới tuần trước, bác Trương bỗng cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tay run không kiểm soát, ngất xỉu nên người thân vội đưa đến viện cấp cứu. (Ảnh minh họa)
Quá trình kiểm tra, bác sĩ nhận thấy huyết áp của bệnh nhân rất cao, mức 170/100. Hình ảnh chụp MRI cũng cho thấy bệnh nhân có hiện tượng nhồi máu não. Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ tin rằng tình trạng bệnh có liên quan đến thói quen ăn hành tây. (Ảnh: 39Health)
Quá trình kiểm tra, bác sĩ nhận thấy huyết áp của bệnh nhân rất cao, mức 170/100. Hình ảnh chụp MRI cũng cho thấy bệnh nhân có hiện tượng nhồi máu não. Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ tin rằng tình trạng bệnh có liên quan đến thói quen ăn hành tây. (Ảnh: 39Health)
Thực tế, hành tây rất giàu dinh dưỡng. Nó chứa các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như sulfua, prostaglandin, anthocyanins, quercetin, canxi, sắt... (Ảnh: 39Health)
Thực tế, hành tây rất giàu dinh dưỡng. Nó chứa các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như sulfua, prostaglandin, anthocyanins, quercetin, canxi, sắt... (Ảnh: 39Health)
Về tác dụng hạ huyết áp, chuyên gia cho rằng hành tây chứa chất prostaglandin A. Khi đi vào cơ thể, chất này có tác dụng làm giãn mạch máu, mang lại hiệu quả hạ huyết áp. (Ảnh minh họa)
Về tác dụng hạ huyết áp, chuyên gia cho rằng hành tây chứa chất prostaglandin A. Khi đi vào cơ thể, chất này có tác dụng làm giãn mạch máu, mang lại hiệu quả hạ huyết áp. (Ảnh minh họa)
“Hướng dẫn kiểm soát huyết áp cao” của Trung Quốc (xuất bản 2014) cũng chỉ ra, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp không dùng thuốc bằng cách giảm lượng muối ăn (<6g/ngày), duy trì chế độ ăn hợp lý (kiểm soát chất béo, calo, cân bằng dinh dưỡng), ăn nhiều rau quả (rau 400-500g/ngày, trái cây 100g/ngày). (Ảnh: 39Health)
“Hướng dẫn kiểm soát huyết áp cao” của Trung Quốc (xuất bản 2014) cũng chỉ ra, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp không dùng thuốc bằng cách giảm lượng muối ăn (<6g/ngày), duy trì chế độ ăn hợp lý (kiểm soát chất béo, calo, cân bằng dinh dưỡng), ăn nhiều rau quả (rau 400-500g/ngày, trái cây 100g/ngày). (Ảnh: 39Health)
Có thể thấy, liệu pháp ăn kiêng có tác dụng hạ huyết áp nhất định. Vậy nhưng, hiệu quả này chỉ có được khi duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng chứ không phụ thuộc vào một thực phẩm cụ thể. Ngay cả khi áp dụng liệu pháp ăn kiêng, bệnh nhân vẫn phải tuân theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Có thể thấy, liệu pháp ăn kiêng có tác dụng hạ huyết áp nhất định. Vậy nhưng, hiệu quả này chỉ có được khi duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng chứ không phụ thuộc vào một thực phẩm cụ thể. Ngay cả khi áp dụng liệu pháp ăn kiêng, bệnh nhân vẫn phải tuân theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Khi đi vào cơ thể, các chất trong hành tây không thể hòa tan, phát huy tối đa tác dụng. Hơn nữa, nhiệt độ cao có thể phá hủy một số thành phần, ảnh hưởng đến lợi ích sức khỏe mà hành tây mang lại. Trong khi đó, các loại thuốc hạ huyết áp được điều chế riêng cho bệnh cao huyết áp, mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt. (Ảnh minh họa)
Khi đi vào cơ thể, các chất trong hành tây không thể hòa tan, phát huy tối đa tác dụng. Hơn nữa, nhiệt độ cao có thể phá hủy một số thành phần, ảnh hưởng đến lợi ích sức khỏe mà hành tây mang lại. Trong khi đó, các loại thuốc hạ huyết áp được điều chế riêng cho bệnh cao huyết áp, mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt. (Ảnh minh họa)
Bác Trương ăn hành tây liên tục ba tháng song lại bỏ thuốc khiến huyết áp không giảm mà còn tăng lên, dẫn đến nhồi máu não. Có thể nói, uống thuốc hạ huyết áp đúng giờ là cách chữa huyết áp cao đúng nhất. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Bác Trương ăn hành tây liên tục ba tháng song lại bỏ thuốc khiến huyết áp không giảm mà còn tăng lên, dẫn đến nhồi máu não. Có thể nói, uống thuốc hạ huyết áp đúng giờ là cách chữa huyết áp cao đúng nhất. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Hành tây chỉ là một loại rau có giá trị dinh dưỡng nhất định. Ăn hành tây đúng cách rất tốt cho cơ thể song không đồng nghĩa với việc ăn hành tây liên tục sẽ trị bệnh tận gốc. Ảnh: Boldsky.
Hành tây chỉ là một loại rau có giá trị dinh dưỡng nhất định. Ăn hành tây đúng cách rất tốt cho cơ thể song không đồng nghĩa với việc ăn hành tây liên tục sẽ trị bệnh tận gốc. Ảnh: Boldsky.
Để tận dụng lợi ích sức khỏe của hành tây, bác sĩ Zhang Dongmei trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh Viện Tương Dương, Đại học Trung Nam khuyên nên kiểm soát lượng hành ăn vào ít hơn 50g/ngày. Hành tây ăn sống sẽ tốt hơn nấu chín, có thể ăn trực tiếp với các loại rau sống khác hoặc ép nước uống. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Để tận dụng lợi ích sức khỏe của hành tây, bác sĩ Zhang Dongmei trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh Viện Tương Dương, Đại học Trung Nam khuyên nên kiểm soát lượng hành ăn vào ít hơn 50g/ngày. Hành tây ăn sống sẽ tốt hơn nấu chín, có thể ăn trực tiếp với các loại rau sống khác hoặc ép nước uống. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Hành tím có giá trị dinh dưỡng cao hơn hành vàng. Khi mua, bạn nên chọn củ hành có vỏ khô, nguyên vẹn, cứng, không có dấu hiệu dập thối. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Hành tím có giá trị dinh dưỡng cao hơn hành vàng. Khi mua, bạn nên chọn củ hành có vỏ khô, nguyên vẹn, cứng, không có dấu hiệu dập thối. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Đáng lưu ý, bệnh nhân viêm dạ dày, loét dạ dày, tá tràng... không nên ăn nhiều hành tây. Loại củ này chứa nhiều chất kích thích, dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, người hay bị ngứa da, dễ bị dị ứng cũng không nên ăn hành. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Đáng lưu ý, bệnh nhân viêm dạ dày, loét dạ dày, tá tràng... không nên ăn nhiều hành tây. Loại củ này chứa nhiều chất kích thích, dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, người hay bị ngứa da, dễ bị dị ứng cũng không nên ăn hành. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Mời độc giả xem thêm video: Cơ hội phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não (Nguồn video: BRT)

GALLERY MỚI NHẤT