Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Hà Giang

Đến với Hà Giang trong những ngày đầu Năm mới, du khách sẽ được thưởng thức, chiêm ngưỡng Lễ hội Lồng tồng mang ý nghĩa tâm linh, độc đáo của dân tộc Tày.

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Hà Giang

Le hoi Long tong - net van hoa dac sac cua nguoi Tay o Ha Giang

Dân tộc Tày ở xã Quang Minh, huyện Bắc Quang (Hà Giang) chuẩn bị mâm lễ với đầy đủ các lễ vật truyền thống cũng trong lễ hội. (Ảnh: TTXVN phát)

Hàng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán cũng là lúc những cây đào, cây mận, cây lê bung hoa khoe sắc. Trên khắp các bản làng của người dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô lức tổ chức Lễ hội Lồng tồng (Lễ hội xuống đồng).

Theo ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, Lễ hội Lồng tồng ở Hà Giang nhiều năm qua được ví như một “bảo tàng sống," là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày nơi đây. Đây là một nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng phồn thực.

Mỗi mùa Xuân sang, trên khắp các bản làng của dân tộc Tày, người dân lại tưng bừng, rộn ràng đón chờ ngày hội. Lễ hội nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà khỏe mạnh, no ấm.

Là mảnh đất địa đầu biên giới cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang hội tụ 19 dân tộc anh em cùng chung sống; nơi đây luôn được đánh giá có sự đa dạng văn hóa cao, mỗi dân tộc ở Hà Giang đều có những nét văn hóa đặc trung, riêng biệt và rất độc đáo.

Đến với Hà Giang trong những ngày đầu Năm mới Nhâm Dần 2022, du khách sẽ được thưởng thức, chiêm ngưỡng Lễ hội Lồng tồng - một lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, độc đáo, giá trị nhân văn của dân tộc Tày.

Ở Hà Giang, dân tộc Tày có dân số đông thứ hai sau dân tộc Mông. Đồng bào dân tộc Tày hiện có khoảng 170.000 người, chiếm khoảng 25% dân số trong toàn tỉnh. Người Tày sống ở các bản ven các thung lũng, triền núi thấp vùng thượng du, nơi có nguồn nước suối trong mát, tập trung ở các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Xín Mần, Hoàng Su Phì và Vị Xuyên. Mỗi bản có khoảng 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Đồng bào dân tộc Tày chủ yếu trồng lúa nước, nhà sàn của họ cao ráo, thoáng mát.

Trải quan nhiều thế hệ, ngày nay người Tày ở Hà Giang vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc thể hiện qua các lễ hội truyền thống. Theo phong tục, thu hoạch xong lúa mùa, vào những ngày sau Tết Nguyên đán, từ mùng 6 Tết đến ngày Rằm tháng Giêng hàng năm là ngày tổ chức Lễ hội Lồng tồng, một lễ hội mang tính tập thể, sinh hoạt cộng đồng.

Xuân Nhâm Dần, mặc dù thời tiết mưa, giá lạnh nhưng ngay từ rất sớm ngày mùng 6 Tết, tại xã Quang Minh (huyện Bắc Quang) - nơi diễn ra Lễ hội Lồng tồng đã đón đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham gia lễ hội.

Lễ hội Lồng tồng có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh ban cho mưa thuận gió hoà, con người khỏe mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

Le hoi Long tong - net van hoa dac sac cua nguoi Tay o Ha Giang-Hinh-2

Nghi lễ cũng trong lễ hội Lồng tồng của bà con dân tộc Tày ở xã Quang Minh, huyện Bắc Quang (Hà Giang). (Ảnh: TTXVN phát)

Đồng bào dân tộc Tày ở các thôn bản trong toàn xã đã cùng nhau chuẩn bị mỗi thôn một mâm cỗ cúng gồm xôi, gà, thịt lợn, bánh chưng, cặp bánh chưng Tày và các loại bánh dày, bánh khảo, cơm lam, xôi ngũ sắc...

Các mâm lễ được xếp thẳng hàng trước lễ đài. Chủ lễ là thầy mo người Tày của bản đứng trước mâm lễ khấn tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản một năm mới an khang tốt lành. Sau đó, lần lượt cán bộ và nhân dân các dân tộc trong xã thắp hương cúng trời đất.

Sau phần lễ là phần hội với các điệu múa đặc sắc của các chàng trai, cô gái người Tày tham gia múa khăn, múa quạt. Họ cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, thi dệt thổ cẩm, đánh yến, đi cà kheo, đánh cù, bắn nỏ, thi cấy và thi trâu cày ruộng tạo nên một không khí vui nhộn của ngày đầu xuân.

Ông Ngô Văn Hiếu, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Quang (Hà Giang), cho biết Lễ hội Lồng tồng là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hoà hợp trời đất, âm dương; cầu mong cho cuộc sống khỏe mạnh, no đủ, vạn vật sinh sôi. Những trò chơi trong lễ hội thể hiện nét đẹp tâm hồn phong phú, gắn với thiên nhiên, gắn với những tập tục văn hóa lâu đời của nhân dân.

Gìn giữ nguyên vẹn nét văn hóa độc đáo của dân tộc trong cuộc sống của người Tày ở Hà Giang nói chung và Lễ hội Lồng tồng nói riêng là một điều rất đáng trân trọng.

Với tín ngưỡng tâm linh, Lễ hội Lồng tồng là một kho tàng văn hóa hết sức phong phú và độc đáo, chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần đậm nét nhân văn, độc đáo của dân tộc Tày trong những ngày đầu Xuân mới ở Hà Giang. Qua đó, góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc Tày trong nền văn hóa các dân tộc Việt Nam phong phú, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).

Những lễ hội đâm, chọi trâu gây tranh cãi ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Chọi trâu Đồ Sơn 2017, treo trâu tế lên cây ở lễ hội Đông Cuông... là một số trong những nghi lễ - lễ hội gây tranh cãi ở Việt Nam.

Những lễ hội đâm, chọi trâu gây tranh cãi ở Việt Nam
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 đã phải dừng tổ chức sau vụ tai nạn gây chết người ở vòng đấu loại - khi trâu số 18 khi đang thi đấu, bất ngờ bỏ chạy và húc vào chủ trâu là ông Đinh Xuân Hướng, 47 tuổi, ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) khiến ông Hướng thiệt mạng. Sự cố đã khiến dư luận bàng hoàng, nhiều tranh luận nổ ra về việc nên giữ hay xóa bỏ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn này. Ảnh: TTXVN. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-2
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn – TP Hải Phòng, được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hằng năm. Có luồng dư luận cho rằng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cần phải xóa bỏ vì nhiều biến tướng, xuất hiện tình trạng trục lợi cá nhân, cá độ tại lễ hội, Ngoài ra, chọi trâu là nguy hiểm, có nhiều hình ảnh bạo lực. Ảnh: Tuổi Trẻ.  
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-3
Trong khi đó, nhiều chuyên gia văn hóa lại cho rằng, đây là di sản phi vật thể quốc gia, điều cần làm là điều chỉnh khâu tổ chức an toàn, thay vì cấm tổ chức lễ hội. Ảnh: Zing.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-4
Một trong những nghi lễ gây tranh cãi trong lễ hội đền Đông Cuông (Yên Bái) đó là trâu tế bị treo lên cây trước khi mổ tế lễ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc này gây cảm quan không tốt, và có phần đáng sợ. Ảnh cắt từ video.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-5
Sau phản ánh, năm 2017, Ban tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông không thực hiện treo trâu lên cây như mọi năm; việc mổ trâu để tế lễ vẫn tiến hành vào lúc 0 giờ ngày Mão đầu tiên trong năm nhưng được diễn ra trong khu vực quây kín bạt, lực lượng an ninh bảo vệ kỹ từ vòng ngoài, du khách và người dân địa phương không được chứng kiến. Sau đó, các thủ tục hành lễ được tiến hành như thường lệ. Ảnh: VOV.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-6
Năm 2015, những hình ảnh về lễ hội Cầu Trâu (Phú Thọ) tiếp tục làm bùng nổ những tranh cãi về việc có nên tiếp tục tổ chức những lễ hội có cảnh chém giết động vật khiến người xem rùng rợn. Trong lễ hội có màn nhiều thanh niên phiên nhau dùng búa đập vào đầu con trâu cho đến khi con vật ngã gục mới thôi. Ảnh: Lao động. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-7
Có luồng dư luận cho rằng, hành động này mang tính rùng rợn, cần được loại bỏ. Năm 2017, một nét mới trong lễ hội Cầu Trâu ở Phú Thọ là không còn hình ảnh đánh đầu trâu như mọi năm. Ảnh: Tạp chí DL. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-8
Theo phong tục truyền thống, lễ hội đền Chín Gian, xã Châu Kim, huyện Quế Phong có nghi lễ hiến trâu. Sau khi trâu hiến tế được đưa xuống tắm ở bến sông Tà Tạo (bến Quan), lễ chém trâu diễn ra trong tiếng hò reo của bà con dự lễ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-9
Sau nhiều ý kiến phản đối việc chém trâu, từ năm 2016, huyện Quế Phong vẫn giữ điểm đặc sắc lễ tế trâu nhưng không tổ chức chém trâu một cách phản cảm. Trâu sau khi được làm lễ xong trả về cho gia chủ. Còn các vật lễ khác vẫn giữ nguyên nét truyền thống. Ảnh: báo Nghệ An.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-10
Ariêu Ping là lễ hội truyền thống mang văn hóa tâm linh của đồng bào Pa Cô ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Lễ hội này nhằm tỏ lòng tôn kính đến những người đã khuất và thường kéo dài 3 ngày 2 đêm. Điểm đặc biệt của lễ hội là những con vật như trâu, bò, dê được buộc những cây nêu được những họ tộc có người đã khuất dựng lên để thực hiện nghi lễ tế thần. Ảnh: DL.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-11
Nhiều ý kiến trái chiều đã bùng nổ khi mọi người tập trung thành vòng tròn quanh cây nêu buộc các con vật và bắt đầu thực hiện nghi lễ. Nhiều người dùng giáo đâm vào vật tế cho đến khi chúng ngã quỵ. Sau đó, trâu bò, dê sẽ bị xẻ thịt và nấu nướng để đãi khách. Ảnh: Dân Việt. 

Đền Hùng vắng vẻ, trầm lắng trước ngày giỗ Tổ

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ chỉ tổ chức phần lễ và hoãn các phần hội. Trước ngày chính lễ, sự vắng vẻ và trầm lắng bao trùm khu di tích.

Đền Hùng vắng vẻ, trầm lắng trước ngày giỗ Tổ

Den Hung vang ve, tram lang truoc ngay gio To

 Theo ghi nhận, do yêu cầu đóng cửa các di tích, dịp Giỗ Tổ 2020, tại các khu của đền Hùng đều vắng vẻ.

Den Hung vang ve, tram lang truoc ngay gio To-Hinh-2

 Đặc biệt sau Chỉ thị 16/CT-TTg yêu cầu cách ly toàn xã hội từ ngày 1/4 của Thủ tướng Chính phủ, Khu du tích lịch sử đền Hùng trở nên im ắng hẳn.

Tết Tân Sửu 2021: Những lễ hội đầu năm của ngư dân Việt Nam

Ở Việt Nam, vào dịp đầu năm mới, rất nhiều các lễ hội của ngư dân cả nước đã diễn ra để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, thuận bum xuôi gió.

Tết Tân Sửu 2021: Những lễ hội đầu năm của ngư dân Việt Nam

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.