Những lễ hội đâm, chọi trâu gây tranh cãi ở Việt Nam

Những lễ hội đâm, chọi trâu gây tranh cãi ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Chọi trâu Đồ Sơn 2017, treo trâu tế lên cây ở lễ hội Đông Cuông... là một số trong những nghi lễ - lễ hội gây tranh cãi ở Việt Nam.

 Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 đã phải dừng tổ chức sau vụ tai nạn gây chết người ở vòng đấu loại - khi trâu số 18 khi đang thi đấu, bất ngờ bỏ chạy và húc vào chủ trâu là ông Đinh Xuân Hướng, 47 tuổi, ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) khiến ông Hướng thiệt mạng. Sự cố đã khiến dư luận bàng hoàng, nhiều tranh luận nổ ra về việc nên giữ hay xóa bỏ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn này. Ảnh: TTXVN.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 đã phải dừng tổ chức sau vụ tai nạn gây chết người ở vòng đấu loại - khi trâu số 18 khi đang thi đấu, bất ngờ bỏ chạy và húc vào chủ trâu là ông Đinh Xuân Hướng, 47 tuổi, ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) khiến ông Hướng thiệt mạng. Sự cố đã khiến dư luận bàng hoàng, nhiều tranh luận nổ ra về việc nên giữ hay xóa bỏ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn này. Ảnh: TTXVN.
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn – TP Hải Phòng, được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hằng năm. Có luồng dư luận cho rằng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cần phải xóa bỏ vì nhiều biến tướng, xuất hiện tình trạng trục lợi cá nhân, cá độ tại lễ hội, Ngoài ra, chọi trâu là nguy hiểm, có nhiều hình ảnh bạo lực. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn – TP Hải Phòng, được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hằng năm. Có luồng dư luận cho rằng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cần phải xóa bỏ vì nhiều biến tướng, xuất hiện tình trạng trục lợi cá nhân, cá độ tại lễ hội, Ngoài ra, chọi trâu là nguy hiểm, có nhiều hình ảnh bạo lực. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia văn hóa lại cho rằng, đây là di sản phi vật thể quốc gia, điều cần làm là điều chỉnh khâu tổ chức an toàn, thay vì cấm tổ chức lễ hội. Ảnh: Zing.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia văn hóa lại cho rằng, đây là di sản phi vật thể quốc gia, điều cần làm là điều chỉnh khâu tổ chức an toàn, thay vì cấm tổ chức lễ hội. Ảnh: Zing.
Một trong những nghi lễ gây tranh cãi trong lễ hội đền Đông Cuông (Yên Bái) đó là trâu tế bị treo lên cây trước khi mổ tế lễ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc này gây cảm quan không tốt, và có phần đáng sợ. Ảnh cắt từ video.
Một trong những nghi lễ gây tranh cãi trong lễ hội đền Đông Cuông (Yên Bái) đó là trâu tế bị treo lên cây trước khi mổ tế lễ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc này gây cảm quan không tốt, và có phần đáng sợ. Ảnh cắt từ video.
Sau phản ánh, năm 2017, Ban tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông không thực hiện treo trâu lên cây như mọi năm; việc mổ trâu để tế lễ vẫn tiến hành vào lúc 0 giờ ngày Mão đầu tiên trong năm nhưng được diễn ra trong khu vực quây kín bạt, lực lượng an ninh bảo vệ kỹ từ vòng ngoài, du khách và người dân địa phương không được chứng kiến. Sau đó, các thủ tục hành lễ được tiến hành như thường lệ. Ảnh: VOV.
Sau phản ánh, năm 2017, Ban tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông không thực hiện treo trâu lên cây như mọi năm; việc mổ trâu để tế lễ vẫn tiến hành vào lúc 0 giờ ngày Mão đầu tiên trong năm nhưng được diễn ra trong khu vực quây kín bạt, lực lượng an ninh bảo vệ kỹ từ vòng ngoài, du khách và người dân địa phương không được chứng kiến. Sau đó, các thủ tục hành lễ được tiến hành như thường lệ. Ảnh: VOV.
Năm 2015, những hình ảnh về lễ hội Cầu Trâu (Phú Thọ) tiếp tục làm bùng nổ những tranh cãi về việc có nên tiếp tục tổ chức những lễ hội có cảnh chém giết động vật khiến người xem rùng rợn. Trong lễ hội có màn nhiều thanh niên phiên nhau dùng búa đập vào đầu con trâu cho đến khi con vật ngã gục mới thôi. Ảnh: Lao động.
Năm 2015, những hình ảnh về lễ hội Cầu Trâu (Phú Thọ) tiếp tục làm bùng nổ những tranh cãi về việc có nên tiếp tục tổ chức những lễ hội có cảnh chém giết động vật khiến người xem rùng rợn. Trong lễ hội có màn nhiều thanh niên phiên nhau dùng búa đập vào đầu con trâu cho đến khi con vật ngã gục mới thôi. Ảnh: Lao động.
Có luồng dư luận cho rằng, hành động này mang tính rùng rợn, cần được loại bỏ. Năm 2017, một nét mới trong lễ hội Cầu Trâu ở Phú Thọ là không còn hình ảnh đánh đầu trâu như mọi năm. Ảnh: Tạp chí DL.
Có luồng dư luận cho rằng, hành động này mang tính rùng rợn, cần được loại bỏ. Năm 2017, một nét mới trong lễ hội Cầu Trâu ở Phú Thọ là không còn hình ảnh đánh đầu trâu như mọi năm. Ảnh: Tạp chí DL.
Theo phong tục truyền thống, lễ hội đền Chín Gian, xã Châu Kim, huyện Quế Phong có nghi lễ hiến trâu. Sau khi trâu hiến tế được đưa xuống tắm ở bến sông Tà Tạo (bến Quan), lễ chém trâu diễn ra trong tiếng hò reo của bà con dự lễ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Theo phong tục truyền thống, lễ hội đền Chín Gian, xã Châu Kim, huyện Quế Phong có nghi lễ hiến trâu. Sau khi trâu hiến tế được đưa xuống tắm ở bến sông Tà Tạo (bến Quan), lễ chém trâu diễn ra trong tiếng hò reo của bà con dự lễ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Sau nhiều ý kiến phản đối việc chém trâu, từ năm 2016, huyện Quế Phong vẫn giữ điểm đặc sắc lễ tế trâu nhưng không tổ chức chém trâu một cách phản cảm. Trâu sau khi được làm lễ xong trả về cho gia chủ. Còn các vật lễ khác vẫn giữ nguyên nét truyền thống. Ảnh: báo Nghệ An.
Sau nhiều ý kiến phản đối việc chém trâu, từ năm 2016, huyện Quế Phong vẫn giữ điểm đặc sắc lễ tế trâu nhưng không tổ chức chém trâu một cách phản cảm. Trâu sau khi được làm lễ xong trả về cho gia chủ. Còn các vật lễ khác vẫn giữ nguyên nét truyền thống. Ảnh: báo Nghệ An.
Ariêu Ping là lễ hội truyền thống mang văn hóa tâm linh của đồng bào Pa Cô ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Lễ hội này nhằm tỏ lòng tôn kính đến những người đã khuất và thường kéo dài 3 ngày 2 đêm. Điểm đặc biệt của lễ hội là những con vật như trâu, bò, dê được buộc những cây nêu được những họ tộc có người đã khuất dựng lên để thực hiện nghi lễ tế thần. Ảnh: DL.
Ariêu Ping là lễ hội truyền thống mang văn hóa tâm linh của đồng bào Pa Cô ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Lễ hội này nhằm tỏ lòng tôn kính đến những người đã khuất và thường kéo dài 3 ngày 2 đêm. Điểm đặc biệt của lễ hội là những con vật như trâu, bò, dê được buộc những cây nêu được những họ tộc có người đã khuất dựng lên để thực hiện nghi lễ tế thần. Ảnh: DL.
Nhiều ý kiến trái chiều đã bùng nổ khi mọi người tập trung thành vòng tròn quanh cây nêu buộc các con vật và bắt đầu thực hiện nghi lễ. Nhiều người dùng giáo đâm vào vật tế cho đến khi chúng ngã quỵ. Sau đó, trâu bò, dê sẽ bị xẻ thịt và nấu nướng để đãi khách. Ảnh: Dân Việt.
Nhiều ý kiến trái chiều đã bùng nổ khi mọi người tập trung thành vòng tròn quanh cây nêu buộc các con vật và bắt đầu thực hiện nghi lễ. Nhiều người dùng giáo đâm vào vật tế cho đến khi chúng ngã quỵ. Sau đó, trâu bò, dê sẽ bị xẻ thịt và nấu nướng để đãi khách. Ảnh: Dân Việt.

GALLERY MỚI NHẤT