Lào Cai phát hiện cúm A/H5N6 trên đàn chim trĩ đỏ

Chi cục Thú y Lào Cai và chính quyền địa phương đã tiêu hủy toàn bộ số chim trĩ mắc bệnh.

Lào Cai phát hiện cúm A/H5N6 trên đàn chim trĩ đỏ
Ngày 23/8, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Lào Cai cho biết đã phát hiện vi- rút cúm A/ H5N6 trên đàn chim trĩ đỏ của ông Nguyễn Hữu Ích (Lào Cai).
Theo Chi cục Thú y Lào Cai, ông Ích (thôn Phú Cường 2, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) là hộ chăn nuôi chim trĩ.
Gần đây, ông Ích tìm đến tỉnh Bắc Giang mua chim trĩ giống bố, mẹ và một số con giống về nuôi, có hồ sơ của Hạt kiểm lâm địa phương cấp. Tại trang trại của gia đình, ông Ích cho đẻ trứng và ấp nở, nhân giống chim trĩ mua từ Bắc Giang. Tổng đàn chim trĩ của ông Ích khoảng hơn 500 con, thấy chim chết rải rác, ông báo chính quyền và cơ quan chức năng.
Ngày 3/8/2014, Chi cục Thú y Lào Cai cử cán bộ đến trang trại gia đình ông Ích. Kiểm tra tại hiện trường, có 130 con giống chim trĩ, từ một ngày đến hai tháng tuổi, do chim bố mẹ mua từ Bắc Giang đẻ trứng và ấp nở, bị chết.
Chi cục Thú y Lào Cai đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương xét nghiệm. Ngày 15/8, Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương có kết quả trả lời, mẫu bệnh phẩm dương tính với vi –rút cúm A/ H5N6.
Chi cục Thú y Lào Cai và chính quyền địa phương đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ số chim trĩ mắc bệnh; vệ sinh chuồng nuôi; khoanh vùng, phun thuốc khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột tại trang trại chăn nuôi chim trĩ của ông Ích, nhằm ngăn ngừa dịch lây lan.
Chi cục Thú y Lào Cai cũng đã lấy mẫu trên gia cầm (gà, vịt, ngan, chim) của các hộ gia đình tại vùng lân cận gửi cơ quan chuyên môn xét nghiệm, nhưng cho kết quả âm tính.

Những biểu hiện nguy hiểm của cúm A H7N9

(Kiến Thức) - Qua nghiên cứu các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, các nhà khoa học thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân tương tự như các chủng cúm khác:

Những biểu hiện nguy hiểm của cúm A H7N9
Virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa được hiểu rõ và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm từ người sang người.
 Virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa được hiểu rõ và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm từ người sang người.

Căng dây đàn chống cúm gia cầm H7N9, H5N1 ở VN

(Kiến Thức) - Bộ Y tế vừa có công điện gửi các Tỉnh, Thành phố về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.

Căng dây đàn chống cúm gia cầm H7N9, H5N1 ở VN
Trước nguy cơ dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người diễn biến phức tạp và gia tăng đột biến tại Trung Quốc và có nguy cơ rất lớn xâm nhập vào nước ta, đồng thời dịch cúm A(H5N1) có nguy cơ bùng phát trở lại tại các địa phương, ngày 6/1/2014, Bộ Y tế đã có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng cường giám sát dịch bệnh cúm A(H7N9), cúm A(H10N8), cúm A(H6N1) và cúm A(H5N1) tại các cửa khẩu và tại cộng đồng, mở rộng việc thu thập các mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút tại các bệnh viện đặc biệt các trường hợp có tiền sử đi về từ khu vực có dịch hoặc tiếp xúc với gia cầm; nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, tổ chức thu dung điều trị, cách ly sớm, cấp cứu kịp thời không để xảy ra tử vong và triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng, kéo dài. Thông qua giám sát chủ động theo dõi sự biến chủng của vi rút cúm gia cầm lây bệnh sang người.

Người bị bệnh lao có cần ăn kiêng?

(Kiến Thức) - Do máu và các dịch trong cơ thể yếu, bệnh nhân lao mất sức rất nhanh nên phải ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. 

Người bị bệnh lao có cần ăn kiêng?
Hỏi: Ông tôi năm nay 65 tuổi, vừa bị chẩn đoán bị bệnh lao. Xin hỏi người bị bệnh lao có cần ăn kiêng gì không? - Mai Thị Lý (Tiền Hải, Thái Bình).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.