Lăng mộ thời nhà Minh chứa hơn 100 di vật vừa được khai quật

Chủ nhân ngôi mộ nổi tiếng là người tài giỏi, được hoàng đế sủng ái.

Lăng mộ thời nhà Minh chứa hơn 100 di vật vừa được khai quật
Lang mo thoi nha Minh chua hon 100 di vat vua duoc khai quat
Nhà Minh là một triều đại tương đối thịnh vượng về văn hóa và kinh tế, đây cũng là triều đại cuối cùng do người Hán thành lập. Trong thời kỳ này, nhiều di tích văn hóa có giá trị đã xuất hiện.
Một lão nông ở Lâm Hải (Thái Châu, Chiết Giang) đã vô tình đào được một ngôi mộ của quan tổng đốc triều Minh, thu dọn hơn 100 di vật văn hóa quý giá ra khỏi lăng mộ. Các chuyên gia cho biết "bên dưới là cả một núi vàng vô cùng giá trị". Trong số đó có 22 di vật là di tích văn hóa cấp quốc gia bao gồm: Trâm cài tóc bằng vàng bó tóc, tai vàng, dải vàng, với tổng giá trị tất cả hơn 1 tỷ nhân dân tệ.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, lão nông nhận thấy chuồng lợn nhà mình cần được sửa chữa, bèn lên núi tìm mấy tảng đá làm vật tư. Trong lúc lên núi, anh phát hiện bất ngờ phát hiện một hang động lớn khi đang cố gắng lật tảng đá lên.
Thật thần kỳ, bên trong hang động xuất hiện ngôi mộ cổ với rất nhiều đồ trang sức vàng bạc khác nhau, người nông dân liền lấy trộm một số di vật văn hóa trong đó rồi trở về nhà.
Lang mo thoi nha Minh chua hon 100 di vat vua duoc khai quat-Hinh-2
Tin tức về việc phát hiện ra ngôi mộ cổ trên núi nhanh chóng được dân làng biết, mọi người thi nhau chạy đến lấy các di vật trong ngôi mộ cổ đi. Đến sau này, khi các chuyên gia biết đến sự việc và gia sức thuyết phục, dân làng mới lần lượt đưa lại tất cả các di vật văn hóa cho viện khảo cổ Chiết Giang, tổng cộng có 107 món đồ trang sức bằng vàng.
Lang mo thoi nha Minh chua hon 100 di vat vua duoc khai quat-Hinh-3
Lần theo dấu vết các thông tin được khắc trong lăng mộ, các chuyên gia khảo cổ đã tìm ra chủ nhân ngôi mộ. Đây là lăng mộ của Vương Sĩ Kỳ, một thừa tướng nhà Minh, quê ở Lâm Hải. Khi còn đương nhiệm, ông nổi tiếng là vị quan thanh liêm trong lịch sử, tài năng hiếm có dưới thời Minh.
Lang mo thoi nha Minh chua hon 100 di vat vua duoc khai quat-Hinh-4
Vào năm Vạn Lịch thứ 26, hải tặc Nhật Bản thịnh hành, ông được chuyển đến Sơn Đông để tham gia chính sự. Với năng lực xuất chúng của mình, ông đã đánh bại thành công đội quân hải tặc Nhật Bản. Tuy nhiên, khi đang chuẩn bị nhận chức tổng đốc Giang Nam thì ông đột nhiên ngã bệnh và mất ở Sơn Tây.
Thời điểm đó, vì để tiền lo cho dân, tang lễ của ông chỉ được tổ chức đơn giản. Mãi đến sau này, khi những việc làm anh hùng của Vương Sĩ Kỳ được hoàng đế biết đến đã quyết định xây dựng lăng mộ cho ông và thưởng cho một lượng vàng bạc, trang sức làm vật an táng. Có thể nói rất ít người nhận được đặc ân này sau khi chết.
Lang mo thoi nha Minh chua hon 100 di vat vua duoc khai quat-Hinh-5
Vương Sĩ Kỳ được chôn cất ở chân núi Vương Tàng ở thị trấn Trương Gia Độ, đây chính là nơi mà lão nông đã phát hiện ra. Ngày nay, những di vật văn hóa tìm thấy ở lăng mộ này đã được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Chiết Giang. Một trong những minh chứng sống, chứng kiến cuộc đời huyền thoại của vị quan trong sạch, liêm khiết thời nhà Minh. 

"Bí ẩn" sau khai quật mộ vua Ba Lan

Ngày 13/4/1973, các nhà nghiên cứu tiến hành mở lăng mộ của vua Tut. Họ tìm thấy một chiếc quan tài bằng gỗ đã mục nát. Vài ngày sau đó, bốn người trong số 12 nhà khảo cổ đã qua đời. Sự việc này đến nay vẫn còn là bí ẩn không lời giải.

"Bí ẩn" sau khai quật mộ vua Ba Lan
Vào những năm đầu của thập niên 1970, các nhà khảo cổ muốn tìm kiếm những thứ còn sót lại trong lăng mộ cũng như khám phá bí mật mà nhà vua đã mang theo. Họ hy vọng rằng lăng mộ này không bị cướp phá trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đây cũng là điều từng xảy ra với nhiều ngôi mộ khác ở Ba Lan.

Ngỡ lăng mộ là ghế rồng, cô gái ngồi tạo dáng "tự sướng" và "quả báo"...

(Kiến Thức) - Trong hình ảnh được chính cô gái đăng tải, có thể thấy cô thản nhiên ngồi dạng chân trên phần lăng mộ được xây đắp công phu, cười rất tươi nhìn thẳng vào ống kính. Qua sự việc, cô gái đã nhận "bài học" to lớn...

Ngỡ lăng mộ là ghế rồng, cô gái ngồi tạo dáng "tự sướng" và "quả báo"...

​Phát hiện bình rượu trái cây 3.000 năm tuổi ở Trung Quốc

Theo trưởng nhóm khảo cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, trong số 8 ấm đồng được khai quật vào năm 2020 tại khu lăng mộ Beibai'e có 2 chiếc ấm được bịt kín có chứa một chất lỏng trong suốt.

​Phát hiện bình rượu trái cây 3.000 năm tuổi ở Trung Quốc
​Phat hien binh ruou trai cay 3.000 nam tuoi o Trung Quoc

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy hai ấm rượu trái cây khoảng 3.000 năm tuổi tại một khu lăng mộ cổ ở thành phố Vận Thành thuộc tỉnh Sơn Tây, miền Bắc nước này.

Theo trưởng nhóm khảo cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, trong số 8 ấm đồng được khai quật vào năm 2020 tại khu lăng mộ Beibai'e có 2 chiếc ấm được bịt kín có chứa một chất lỏng trong suốt.

Sau khi phân tích mẫu chất lỏng và mẫu đất ở đáy một số ấm khác, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các axit hữu cơ - thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất rượu vang.

[Chai rượu nho từ thời thế chiến thứ 2 được bán với giá kỷ lục]

Chất lỏng sau đó được xác nhận là rượu lên men từ trái cây được làm từ thời nhà Chu (năm 1046-256 trước Công nguyên).

Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy rượu trái cây từ thời Tiền Tần (trước năm 221 trước Công nguyên).

Dự án khai quật khu lăng mộ Beibai'e, rộng khoảng 1.200m2, được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12 năm ngoái.

Hơn 500 hiện vật bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng, ngọc bích, đá, sơn mài và vàng, từ thời nhà Chu đã được phát lộ./. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới