"Bí ẩn" sau khai quật mộ vua Ba Lan

Ngày 13/4/1973, các nhà nghiên cứu tiến hành mở lăng mộ của vua Tut. Họ tìm thấy một chiếc quan tài bằng gỗ đã mục nát. Vài ngày sau đó, bốn người trong số 12 nhà khảo cổ đã qua đời. Sự việc này đến nay vẫn còn là bí ẩn không lời giải.

"Bí ẩn" sau khai quật mộ vua Ba Lan
Vào những năm đầu của thập niên 1970, các nhà khảo cổ muốn tìm kiếm những thứ còn sót lại trong lăng mộ cũng như khám phá bí mật mà nhà vua đã mang theo. Họ hy vọng rằng lăng mộ này không bị cướp phá trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đây cũng là điều từng xảy ra với nhiều ngôi mộ khác ở Ba Lan.
Do đó, khi nhận được giấy phép cho mở mộ vua Kazimierz, các nhà khảo cổ thời đó đã rất phấn khích. Họ nhanh chóng bắt tay vào việc và không mảy may nghĩ ngợi đến những lời nguyền, thứ từng là nỗi kinh hoàng cho bao người ở Ai Cập cách đó 50 năm. Đức hồng y Karol Wojtyla, tổng giám mục Krakow thời đó (sau này là giáo hoàng Giaon Phaolo II) là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho giấy phép này.
Lăng mộ vua Tut Ba Lan vẫn là điều bí ẩn cho tới tận ngày nay. Ảnh: VnExpress
Lăng mộ vua Tut Ba Lan vẫn là điều bí ẩn cho tới tận ngày nay. Ảnh: VnExpress 
Ngày 13/4/1973, các nhà nghiên cứu tiến hành mở lăng mộ. Họ tìm thấy một chiếc quan tài bằng gỗ đã mục nát. Vài ngày sau đó, bốn người trong số 12 nhà khảo cổ đã qua đời.
Những năm sau đó, số người còn lại trong đoàn khảo cổ cũng lần lượt qua đời. Họ chết vì ung thư hoặc vài bệnh khác. Tổng cộng có tất cả 15 người, gồm những người tiếp xúc trực tiếp với ngôi mộ và những người làm trong phòng thí nghiệm, tiếp xúc với xác chết, đã qua đời.
Sự kiện này đã trở nên rúng động khắp đất nước. Thông tin về ngôi mộ như những điều đáng sợ liên quan tới nó luôn là đề tài bàn tán số một đối với người dân trong nước. Người ta nhắc đến ngôi mộ cổ với những điều đáng sợ, truyền tai nhau về những điều bí ẩn. Không ít người tin rằng, các nhà khoa học đã gặp phải lời nguyền của vị vua quá cố.
Sau nhiều năm, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thật phía sau những cái chết tưởng như kỳ quái này. Các nhà khoa học khi khảo cổ đã tiếp xúc với một loại vi nấm gây bệnh mang tên Aspergillus flavus. Nấm này gây nhiễm trùng, bệnh suyễn, dị ứng ở một số người. Với những người có miễn dịch kém, Aspergillus flavus có thể trở thành nguyên nhân gây chết người. Người ta cũng tin rằng, các nhà khảo cổ năm đó có những người đã già, yếu và cơ thể không đủ khỏe mạnh để chống lại loài nấm đáng sợ này.
Nói tới vị vua trên, theo Ancient Origins, vua Casimir sinh ngày 30/11/1427, là con thứ ba và con trai út của vua Władysław II Jagiełło và người vợ thứ tư, Sophia xứ Halshany tức Belarus ngày nay. Ông được phong là Đại Công tước của Litva năm 1440 và vua Ba Lan từ năm 1447 cho đến khi mất.
Casimir rất nổi tiếng trong lịch sử khi trở thành một trong những nhà lãnh đạo và hoạt động chính trị thành công nhất của Ba Lan. Trong thời gian ông trị vì, Ba Lan đã đánh bại Giáo binh đoàn Teuton sau 13 năm (1454 - 1466) và sáp nhập nước Phổ vào lãnh địa Ba Lan.
Sau chiến tranh, Casimir phục hồi lại Pomerania và các thành phố quan trọng gần phía nam bờ biển Baltic - Gdańsk. Nhờ những hành động này, vua Casimir được xem là một trong những vị vua vĩ đại nhất thời kỳ đó, đưa triều đại Jagiellon trở thành hoàng gia hàng đầu châu Âu. Dưới sự cai trị của Casimir, Ba Lan trở thành quốc gia giàu có ở châu Âu.
Casimir mất ngày 7/6/1492 ở tuổi 65 trong một lâu đài tại thành phố Grodno. Đám tang diễn ra tại lâu đài Wawel ở Kraków miền nam Ba Lan. Ông được chôn cất trong một chiếc quan tài bằng gỗ đơn giản và phủ vải liệm xa xỉ. Do quá trình phân hủy diễn ra quá nhanh, những người chôn cất quyết định rắc muối canxi lên thi thể của nhà vua.

Bí ẩn lăng mộ của những “dũng sĩ săn voi”

Mộ vua săn voi và khu lăng mộ của các “Gru” (dũng sĩ săn voi) nằm dưới thung lũng ở xã Krông Ana.

Bí ẩn lăng mộ của những “dũng sĩ săn voi”

Huyền thoại săn voi

Kinh hoàng: Trung Quốc tự nhái toàn bộ lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Khu mộ nhái có hàng trăm tượng đất nung trông không khác gì đội binh mã thật trong lặng mộ Tần Thủy Hoàng.

Kinh hoàng: Trung Quốc tự nhái toàn bộ lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Kinh hoang: Trung Quoc tu nhai toan bo lang mo Tan Thuy Hoang
 Đội binh mã của Tần Thủy Hoàng là một quần thể tượng người, ngựa bằng đất nung gần mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Đội quân này được phát hiện vào năm 1974 tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây khi một người nông dân đào giếng bất ngờ tìm thấy.

Kinh hoang: Trung Quoc tu nhai toan bo lang mo Tan Thuy Hoang-Hinh-2
 Theo sử sách, việc xây dựng lăng mộ bắt đầu từ năm 246 TCN và sử dụng tới 70 vạn nhân công trong gần 40 năm. Mỗi bức tượng người đều có biểu cảm khác nhau và có chiều cao như người thật. Ngoài ra, lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn chôn cất rất nhiều vàng bạc, kho báu.

Kinh hoang: Trung Quoc tu nhai toan bo lang mo Tan Thuy Hoang-Hinh-3
 Mới đây, một quần thể di tích “nhái” khu lăng mộ này đã được khai trương ở khu Ngũ Thiên Niên Văn Bác Viên, huyện Thái Hồ, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Kinh hoang: Trung Quoc tu nhai toan bo lang mo Tan Thuy Hoang-Hinh-4
 Nếu hướng dẫn viên không giới thiệu đây là khu di tích nhái, nhiều du khách sẽ lầm tưởng đang tham quan khu mộ “xịn”.

Kinh hoang: Trung Quoc tu nhai toan bo lang mo Tan Thuy Hoang-Hinh-5
 Trong khu di tích có hàng trăm tượng người, ngựa như thật và làm từ đất nung. Cách bố trí, sắp đặt khiến nó không khác gì khu lăng mộ thật ở Tây An.

Kinh hoang: Trung Quoc tu nhai toan bo lang mo Tan Thuy Hoang-Hinh-6
 Giá vé tham quan là 120 tệ/lượt (khoảng 400.000 đồng) với mục đích là “giúp khách hiểu thêm về văn hóa thời hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng mà không cần phải đi xa”.

Kinh hoang: Trung Quoc tu nhai toan bo lang mo Tan Thuy Hoang-Hinh-7
 Có rất nhiều luồng quan điểm trái chiều quanh khu mộ nhái này. Một độc giả trên mạng xã hội Weibo bình luận: “Tốt quá, đỡ công phải lên tận Tây An để xem tượng đất nung của Tần Thủy Hoàng”. Người khác cho rằng dù khu mộ giống thật thế nào thì vẫn là đồ nhái và “vi phạm quy định văn hóa”.

Kinh hoang: Trung Quoc tu nhai toan bo lang mo Tan Thuy Hoang-Hinh-8
 Cách đây một tháng, một khu di tích ở Trung Quốc cũng bị yêu cầu phá bỏ 40 tượng đất nung mô phỏng khu mộ của Tần Thủy Hoàng vì khiến du khách lầm tưởng là đồ thật.

Kinh hoang: Trung Quoc tu nhai toan bo lang mo Tan Thuy Hoang-Hinh-9
 Khu lăng mộ tượng đất nung "xịn".

Lý giải bí ẩn của những ngôi mộ cổ ở Pompeii

Các nhà khoa học vừa lý giải được bí ẩn của các ngôi mộ cổ ở ngoại ô thành phố Pompeii, Ý.

Lý giải bí ẩn của những ngôi mộ cổ ở Pompeii
Chúng cho thấy các mẫu thuẫn chính trị của người La Mã cổ đại xung quanh cuộc chiến xã hội ở đất nước này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới