Bí ẩn lăng mộ của những “dũng sĩ săn voi”

Mộ vua săn voi và khu lăng mộ của các “Gru” (dũng sĩ săn voi) nằm dưới thung lũng ở xã Krông Ana.

Bí ẩn lăng mộ của những “dũng sĩ săn voi”

Huyền thoại săn voi

Đến huyện Buôn Đôn, chúng tôi được ông Amasắc, người M’nông, dẫn đi đường tắt, cắt rừng, rồi men theo bờ sông Sêrêpốk để đến thung lũng Gru nhanh hơn.

Sông Sêrêpốk nằm dưới chân dãy núi Yang hùng vĩ, uốn lượn hình vòng cung, nhìn xa như bộ ngực vạm vỡ của chàng Đam San ưỡn ra phía trước che chắn cho những buôn làng M’nông.

Ngôi mộ hình khối bên trái của vua voi Khun Su Nốp.
 Ngôi mộ hình khối bên trái của vua voi Khun Su Nốp.

Thung lũng Gru là nơi yên nghỉ của những chiến binh một thời, những dũng tượng trứ danh mà chỉ Buôn Đôn mới có. Trong không gian tịnh vắng rõ tiếng lá lào xào, tiếng con thú giẫm lên cành cây khô lắc rắc đâu đây.

Ông Ama Sắc cho biết, trước kia, đây là cánh rừng bạt ngàn cây cối giữa một thung lũng của xã Krông Na. Sau khi vua săn voi Y Thu K’Nul qua đời, ông được chôn cất ở đây.

Điều đặc biệt không phải người nào trong vùng sau khi khuất núi đều được an táng ở đây. Khu nghĩa địa này chỉ dành riêng cho những dũng sĩ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn, nằm tách biệt với cộng đồng dân cư.

Mộ hình chóp của R'leo K'Nul trong thung lũng Gru.
 Mộ hình chóp của R'leo K'Nul trong thung lũng Gru.

“Thực ra, ở Tây Nguyên, vua săn voi hay ông tổ của nghề săn voi chỉ có một, đó là Y Thu K’nul, những người săn voi khác, dù giỏi, cũng gọi là dũng sĩ săn voi, tức Gru thôi. Danh hiệu vua săn voi (tiếng Thái là Khun Su Nốp) là do vua Xiêm La phong sau khi nhà vua được tặng một con bạch tượng quý, vì thế nên gọi là, có nghĩa “vua săn voi".

Y Thu là ông tổ nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ông từng bắt hơn 500 con voi rừng, là tù trưởng thế lực, uy tín, được các tộc trưởng các tộc người ở Tây Nguyên và vua Xiêm La, vua Bảo Đại, rất tôn quý”, ông Sắc nói, phá vỡ không gian tĩnh lặng.

Vua voi Ama Kông (ảnh tư liệu).
 Vua voi Ama Kông (ảnh tư liệu).

Theo ông Sắc, Y Thu K’Nul có cha người M’nông, mẹ gốc Lào. Ông sinh năm 1828, và thọ đến 110 tuổi. Trong cuộc đời, Y Thu đã bắt và thuần dưỡng khoảng 500 con voi rừng ở Tây Nguyên và được người dân xem là một tù trưởng đầy uy lực, được các tộc trưởng khác ở Tây Nguyên tôn trọng.

Đối với người M’Nông hay các dân tộc ở Lào và Xiêm La, voi trắng là hiện thân của vua chúa, sức mạnh của quyền lực. Chính nhờ việc bắt được con voi này mà danh tiếng của vua săn voi Y Thu vang danh bốn phương. Vì nể phục Y Thu nên vua Bảo Đại thường lệnh cho ông tháp tùng trong những chuyến đi săn.

Sau khi ông qua đời, đích thân vua Bảo Đại và người Pháp đã thiết kế lăng mộ có đường hầm dẫn vào bên trong rồi cho các kỹ sư nổi tiếng thời bấy giờ xây dựng. Mộ của vua săn voi Khun Su Nốp là lăng mộ lớn, hình khối. Sát bên cạnh là mộ của R'leo K'Nul, cháu gọi vua voi bằng cậu. Ngôi một này xây dựng theo lối kiến trúc hình chóp của Campuchia.

Mặc dù vua voi chỉ có một, nhưng đến đời Ama Kông, với thành tích săn và thuần dưỡng gần 300 con voi rừng, thì ông cũng được phong là vua voi, hậu duệ của vua voi Khun Su Nốp. Điều này được 2 dòng họ Knul và Êban ghi rõ trong thông cáo đặc biệt lúc vua săn voi Amakông qua đời: “Đại trưởng lão, huyền thoại săn voi số 1 Việt Nam, người được mệnh danh là vua voi Ama Kông, một hậu duệ kế cận của ông tổ săn voi Khun Su Nốp”.

Mộ của Ama Kông.
 Mộ của Ama Kông.

Chỉ vào đường hầm nằm dưới tháp mộ, ông Sắc bảo theo phong tục của đồng bào, nơi an nghỉ của người chết là khu vực cấm, nếu không có việc thì không ai được phép vào vì như vậy sẽ quấy nhiễu người chết, làm kinh động các hồn ma. Luật tục duy trì qua hàng bao đời người nhưng không đủ sức ngăn chặn lòng tham của những kẻ ngỗ ngược, tham lam.

“Cách đây mươi năm, cả 2 khu mộ này bị kẻ gian lẻn vào khoét mộ lấy hết vàng bạc được chôn theo cụ tổ và vợ. Đó là những của cải báu vật mà vua Xiêm La, vua Bảo Đại, các tù trưởng tặng cho cụ tổ và rất nhiều của cải được chia từ người thân trong gia đình”, ông Sắc nói.

Chuyện tình người với voi

Với người Tây Nguyên nói chung và Buôn Đôn nói riêng, con voi không chỉ thông minh mà còn rất hiền lành, là trợ thủ đắc lực cho con người từ khi sinh ra đến khi nằm xuống. Chính vì thế, voi là vật quý nhất trong cuộc đời và được yêu thuơng như người thân trong gia đình. Khi voi chết vì bất cú lý do gì, cũng khiến gia chủ nó đau buồn rất lâu. Và con voi được an táng với nghi thức như người.

Tại thung lũng Gru, ngoài những ngôi mộ của các Gru, còn có nhiều ngôi mộ lớn khác với kết cấu hùng tráng, uy nghiêm được ông Sắc cho biết đó là mộ những con voi cưng của Gru vĩ đại nhất Buôn Đôn. Những ngôi mộ này nằm trong lùm cây rậm rạp, ông Sắc bảo, không nên lại gần, vì có thể có hang rắn độc trong đó, rất nguy hiểm.

Một số ngôi mộ dũng sĩ săn voi trong thung lũng Gru
 Một số ngôi mộ dũng sĩ săn voi trong thung lũng Gru 

“Voi là bạn, là người thân, là anh em… mỗi khi voi bệnh, gia đình và các Gru lo như người thân của mình bệnh, mời thầy đến cúng, chữa bệnh cho voi đến khi nào khỏi mới thôi. Ngày xưa, mỗi khi voi bệnh, các Gru lại thả voi về rừng để nó tự tìm thuốc chữa bệnh. Còn bây giờ, có thầy thuốc đến khám. Với lại, không dám thả voi vào rừng nữa, vì sợ kẻ gian săn mất. Mà chúng săn không phải để mang về thuần dưỡng, mà giết chúng. Thương lắm, nên không dám thả nữa”, ông Sắc nói.

Tình yêu của con người với voi thể hiện ngay cả khi đã chết bằng cách gắn trên mộ những biểu tượng ngà voi, hình voi. Tùy theo đẳng cấp và sự giàu sang của người chết mà các biểu tượng này thể hiện khác nhau với các họa tiết, chạm khắc trên mộ tinh xảo. Trước lăng mộ có biểu tượng hình voi, mãnh thú và chim công được tạc bằng gỗ và sơn màu sặc sỡ.

 

Ông Sắc bảo, voi là một trong những loài thông minh nhất trong thế giới loài vật. Chúng cảm nhận được mức độ tình cảm của chủ nhân với chúng đến đâu, nhiều hay ít.

Thậm chí, chúng còn biết làm chủ vui, pha trò khi thấy chủ gặp chuyện không vui. Còn khi chủ nhân đã coi chúng như người bạn, người thân, thì dù đang bệnh, chúng cũng không quản mệt nhọc để phục vụ chủ đến cùng. Trong lịch sử, voi từng cứu không ít chủ của chúng khỏi nanh vuốt thú dữ. Nhưng nếu chủ nhân đối xử không tốt với chúng, chúng sẽ buồn và không sống thọ, thậm chí, gặp những con voi ngang bướng, chúng sẽ phá bĩnh.

Người mê voi

Người mê voi
Nhìn vẻ ngoài trắng trẻo của Long khó ai hình dung anh là chủ voi nức tiếng và là một nài voi "sừng sỏ" ở Tây Nguyên. Tên họ thật của anh là Đàng Năng Long, nhưng trong danh thiếp lại ghi Đặng Vân Long. Anh cười nửa đùa nửa thật khi nghe tôi thắc mắc: "Họ Đàng khiến ai gặp cũng hỏi han về nguồn gốc nên tôi lấy họ Đặng để giao thiệp cho đơn giản".

Anh Đàn Năng Long
Anh Đàng Năng Long. Ảnh: Hành tinh xanh

Theo lời Long, Đàng là họ của người Chăm gốc ở Ninh Thuận. Vào những thập niên đầu thế kỷ 20, ông nội của Long từ miệt duyên hải lên làm ăn trên cao nguyên, sống gắn kết với cộng đồng người M’Nông quanh vùng hồ Lắk và trở thành một thương gia giàu có, sở hữu hàng chục voi nhà.

Người thân kể lại, ông nội anh thường cung cấp những con voi đực tốt nhất cho vua Bảo Đại. Thuở ấy, Bảo Đại có một biệt thự sang trọng cạnh hồ Lắk và một đội voi săn hùng hậu hơn 40 con. Cha Long là ông Đàng Năng Nhảy lớn lên cũng nối nghiệp nuôi voi, voi trong tay lúc nào cũng có hơn chục con. Vợ đầu của ông là người Chăm ở Ninh Thuận sinh được 7 người con. Long là một trong 3 người con của ông Nhảy với người vợ thứ 2, mang hai dòng máu Chăm -Kinh. Mẹ đẻ Long là bà Nguyễn Thị Nghĩa, quê gốc ở Quảng Bình vào Huế sinh sống.

Vào thập niên 40 của thế kỷ trước, nhiều người ở Huế được triều đình tuyển dụng, đưa vào Tây Nguyên để phục vụ Bảo Đại. Bà Nghĩa lúc ấy còn nhỏ theo cha mẹ đến Lắk thời gian này. Em trai bà Nghĩa là ông Nguyễn Văn Tình, cậu ruột của Long từng là tài xế riêng, đưa đón vị vua cuối cùng của triều Nguyễn cùng bà thứ phi Mộng Điệp trong những chuyến nghỉ ngơi, săn bắn trên cao nguyên.

Long kể, cha anh là người giao du rộng, kết thân với cả Ama Kông, "vua săn voi" ở bản Đôn. Trong những chuyến đi lại xứ sở săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, ông Đàng Năng Nhảy quen biết và cưới người vợ thứ ba là bà Sao Thông Chăn, một phụ nữ đẹp gốc Lào, nổi danh là "nhà đầu tư" cho những cuộc săn voi rừng và thành thạo nghề buôn bán voi.

Mê đắm vì voi

"Nhiều lúc nuôi voi vất vả quá tôi định bán hết để bỏ nghề, nhưng rồi ngày nào không được nhìn thấy voi, tự tay chăm voi thì cảm thấy ăn ngủ không ngon, ngủ không yên nên không nỡ xa lìa đàn voi" - Long tâm sự.

Anh bảo tình yêu loài vật to lớn lên từ đại ngàn có lẽ được kế thừa từ cha mẹ. Người mẹ già hơn 80 tuổi của anh còn yêu voi hơn thế. Hiện Long có 7 con voi, được xem là người sở hữu nhiều voi nhất vùng Tây Nguyên, nhưng nghe có ai bán voi thì vẫn sẵn sàng gom góp tiền bạc mua thêm.

Trong những người con của ông Đàng Năng Nhảy, chỉ có mình anh kế thừa nghề nuôi voi. Cách đây vài năm 2 con voi đẹp nhất trong bầy voi của Long là Y Trút và Béc Khăm bị chết anh buồn bã nhiều tháng trời, nhất là trước cái chết đột tử của voi Y Trút do uống nước hồ Lắk bị nhiễm thuốc trừ sâu.

Giữa năm 2011, suýt nữa tai vạ lại lặp lại khi con voi Y Khun uống nước hồ vào sáng sớm bị ngộ độc, ngã lăn, toàn thân co giật, vùng vẫy làm nát một vạt rừng.

Cán bộ kiểm lâm và thú y đều bó tay, không dám tiết cận để chữa trị. Long phải huy động gần chục nài voi sáp vào cột xích, giữ chặt không cho con voi bị nạn quẫy đạp, truyền vài chục bình nước suối vào mạch máu ở tai voi. Phải yêu voi hết mực như Long mới chịu làm theo mách bảo của những già làng giàu kinh nghiệm là bôi dầu dừa vào cánh tay để thọc vào hậu môn con voi lấy phân ra, nhờ đó cứu sống được voi Y Khun.

(Theo Trần Ngọc Quyền - Báo Thanh niên số Xuân)

Chấn động thế giới: Thợ săn chi tiền tỷ bắn chết voi khổng lồ

Dư luận đang vô cùng phẫn nộ với một thợ săn người Đức chi hàng tỷ đồng để bắn chết voi khổng lồ lớn nhất châu Phi trong vòng 30 năm qua.

Chấn động thế giới: Thợ săn chi tiền tỷ bắn chết voi khổng lồ
Theo tờ Telegraph, tấm ảnh chụp một trong những sinh vật hùng vĩ nhất châu Phi nằm chết trên mặt đất, bên cạnh là tay thợ săn mặt đầy hãnh diện khiến những người yêu động vật một lần nữa nổi cơn thịnh nộ.

Quái nhân xơi tái 36 quả trứng luộc trong 30 phút

(Kiến Thức) - Quái nhân họ Phan này được mệnh danh là thần ăn, xơi tái 36 quả trứng luộc, một đĩa sâu vẫn còn sống bò lổm ngổm. 

Quái nhân xơi tái 36 quả trứng luộc trong 30 phút
Quai nhan xoi tai 36 qua trung luoc trong 30 phut
 Phan Nhất Trung, một quái nhân người Trung Quốc được mệnh danh là "Thần thực tử", "Thần ăn", "Đại vương dạ dày Hồ Nam" bởi có khả năng ăn cực nhiều trong thời gian ngắn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới