Nhìn vẻ ngoài trắng trẻo của Long khó ai hình dung anh là chủ voi nức tiếng và là một nài voi "sừng sỏ" ở Tây Nguyên. Tên họ thật của anh là Đàng Năng Long, nhưng trong danh thiếp lại ghi Đặng Vân Long. Anh cười nửa đùa nửa thật khi nghe tôi thắc mắc: "Họ Đàng khiến ai gặp cũng hỏi han về nguồn gốc nên tôi lấy họ Đặng để giao thiệp cho đơn giản".
Theo lời Long, Đàng là họ của người Chăm gốc ở Ninh Thuận. Vào những thập niên đầu thế kỷ 20, ông nội của Long từ miệt duyên hải lên làm ăn trên cao nguyên, sống gắn kết với cộng đồng người M’Nông quanh vùng hồ Lắk và trở thành một thương gia giàu có, sở hữu hàng chục voi nhà.
Người thân kể lại, ông nội anh thường cung cấp những con voi đực tốt nhất cho vua Bảo Đại. Thuở ấy, Bảo Đại có một biệt thự sang trọng cạnh hồ Lắk và một đội voi săn hùng hậu hơn 40 con. Cha Long là ông Đàng Năng Nhảy lớn lên cũng nối nghiệp nuôi voi, voi trong tay lúc nào cũng có hơn chục con. Vợ đầu của ông là người Chăm ở Ninh Thuận sinh được 7 người con. Long là một trong 3 người con của ông Nhảy với người vợ thứ 2, mang hai dòng máu Chăm -Kinh. Mẹ đẻ Long là bà Nguyễn Thị Nghĩa, quê gốc ở Quảng Bình vào Huế sinh sống.
Vào thập niên 40 của thế kỷ trước, nhiều người ở Huế được triều đình tuyển dụng, đưa vào Tây Nguyên để phục vụ Bảo Đại. Bà Nghĩa lúc ấy còn nhỏ theo cha mẹ đến Lắk thời gian này. Em trai bà Nghĩa là ông Nguyễn Văn Tình, cậu ruột của Long từng là tài xế riêng, đưa đón vị vua cuối cùng của triều Nguyễn cùng bà thứ phi Mộng Điệp trong những chuyến nghỉ ngơi, săn bắn trên cao nguyên.
Long kể, cha anh là người giao du rộng, kết thân với cả Ama Kông, "vua săn voi" ở bản Đôn. Trong những chuyến đi lại xứ sở săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, ông Đàng Năng Nhảy quen biết và cưới người vợ thứ ba là bà Sao Thông Chăn, một phụ nữ đẹp gốc Lào, nổi danh là "nhà đầu tư" cho những cuộc săn voi rừng và thành thạo nghề buôn bán voi.
Mê đắm vì voi
"Nhiều lúc nuôi voi vất vả quá tôi định bán hết để bỏ nghề, nhưng rồi ngày nào không được nhìn thấy voi, tự tay chăm voi thì cảm thấy ăn ngủ không ngon, ngủ không yên nên không nỡ xa lìa đàn voi" - Long tâm sự.
Anh bảo tình yêu loài vật to lớn lên từ đại ngàn có lẽ được kế thừa từ cha mẹ. Người mẹ già hơn 80 tuổi của anh còn yêu voi hơn thế. Hiện Long có 7 con voi, được xem là người sở hữu nhiều voi nhất vùng Tây Nguyên, nhưng nghe có ai bán voi thì vẫn sẵn sàng gom góp tiền bạc mua thêm.
Trong những người con của ông Đàng Năng Nhảy, chỉ có mình anh kế thừa nghề nuôi voi. Cách đây vài năm 2 con voi đẹp nhất trong bầy voi của Long là Y Trút và Béc Khăm bị chết anh buồn bã nhiều tháng trời, nhất là trước cái chết đột tử của voi Y Trút do uống nước hồ Lắk bị nhiễm thuốc trừ sâu.
Giữa năm 2011, suýt nữa tai vạ lại lặp lại khi con voi Y Khun uống nước hồ vào sáng sớm bị ngộ độc, ngã lăn, toàn thân co giật, vùng vẫy làm nát một vạt rừng.
Cán bộ kiểm lâm và thú y đều bó tay, không dám tiết cận để chữa trị. Long phải huy động gần chục nài voi sáp vào cột xích, giữ chặt không cho con voi bị nạn quẫy đạp, truyền vài chục bình nước suối vào mạch máu ở tai voi. Phải yêu voi hết mực như Long mới chịu làm theo mách bảo của những già làng giàu kinh nghiệm là bôi dầu dừa vào cánh tay để thọc vào hậu môn con voi lấy phân ra, nhờ đó cứu sống được voi Y Khun.
(Theo Trần Ngọc Quyền - Báo Thanh niên số Xuân)
Anh Đàng Năng Long. Ảnh: Hành tinh xanh |
Theo lời Long, Đàng là họ của người Chăm gốc ở Ninh Thuận. Vào những thập niên đầu thế kỷ 20, ông nội của Long từ miệt duyên hải lên làm ăn trên cao nguyên, sống gắn kết với cộng đồng người M’Nông quanh vùng hồ Lắk và trở thành một thương gia giàu có, sở hữu hàng chục voi nhà.
Người thân kể lại, ông nội anh thường cung cấp những con voi đực tốt nhất cho vua Bảo Đại. Thuở ấy, Bảo Đại có một biệt thự sang trọng cạnh hồ Lắk và một đội voi săn hùng hậu hơn 40 con. Cha Long là ông Đàng Năng Nhảy lớn lên cũng nối nghiệp nuôi voi, voi trong tay lúc nào cũng có hơn chục con. Vợ đầu của ông là người Chăm ở Ninh Thuận sinh được 7 người con. Long là một trong 3 người con của ông Nhảy với người vợ thứ 2, mang hai dòng máu Chăm -Kinh. Mẹ đẻ Long là bà Nguyễn Thị Nghĩa, quê gốc ở Quảng Bình vào Huế sinh sống.
Vào thập niên 40 của thế kỷ trước, nhiều người ở Huế được triều đình tuyển dụng, đưa vào Tây Nguyên để phục vụ Bảo Đại. Bà Nghĩa lúc ấy còn nhỏ theo cha mẹ đến Lắk thời gian này. Em trai bà Nghĩa là ông Nguyễn Văn Tình, cậu ruột của Long từng là tài xế riêng, đưa đón vị vua cuối cùng của triều Nguyễn cùng bà thứ phi Mộng Điệp trong những chuyến nghỉ ngơi, săn bắn trên cao nguyên.
Long kể, cha anh là người giao du rộng, kết thân với cả Ama Kông, "vua săn voi" ở bản Đôn. Trong những chuyến đi lại xứ sở săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, ông Đàng Năng Nhảy quen biết và cưới người vợ thứ ba là bà Sao Thông Chăn, một phụ nữ đẹp gốc Lào, nổi danh là "nhà đầu tư" cho những cuộc săn voi rừng và thành thạo nghề buôn bán voi.
Mê đắm vì voi
"Nhiều lúc nuôi voi vất vả quá tôi định bán hết để bỏ nghề, nhưng rồi ngày nào không được nhìn thấy voi, tự tay chăm voi thì cảm thấy ăn ngủ không ngon, ngủ không yên nên không nỡ xa lìa đàn voi" - Long tâm sự.
Anh bảo tình yêu loài vật to lớn lên từ đại ngàn có lẽ được kế thừa từ cha mẹ. Người mẹ già hơn 80 tuổi của anh còn yêu voi hơn thế. Hiện Long có 7 con voi, được xem là người sở hữu nhiều voi nhất vùng Tây Nguyên, nhưng nghe có ai bán voi thì vẫn sẵn sàng gom góp tiền bạc mua thêm.
Trong những người con của ông Đàng Năng Nhảy, chỉ có mình anh kế thừa nghề nuôi voi. Cách đây vài năm 2 con voi đẹp nhất trong bầy voi của Long là Y Trút và Béc Khăm bị chết anh buồn bã nhiều tháng trời, nhất là trước cái chết đột tử của voi Y Trút do uống nước hồ Lắk bị nhiễm thuốc trừ sâu.
Giữa năm 2011, suýt nữa tai vạ lại lặp lại khi con voi Y Khun uống nước hồ vào sáng sớm bị ngộ độc, ngã lăn, toàn thân co giật, vùng vẫy làm nát một vạt rừng.
Cán bộ kiểm lâm và thú y đều bó tay, không dám tiết cận để chữa trị. Long phải huy động gần chục nài voi sáp vào cột xích, giữ chặt không cho con voi bị nạn quẫy đạp, truyền vài chục bình nước suối vào mạch máu ở tai voi. Phải yêu voi hết mực như Long mới chịu làm theo mách bảo của những già làng giàu kinh nghiệm là bôi dầu dừa vào cánh tay để thọc vào hậu môn con voi lấy phân ra, nhờ đó cứu sống được voi Y Khun.
(Theo Trần Ngọc Quyền - Báo Thanh niên số Xuân)