Lan rừng xuống phố

(Kiến Thức) - Trước Tết Nguyên đán chừng 2 tháng, những hộ dân trồng phong lan ở Sa Pa, Lào Cai đã ùn ùn đưa hàng vạn chậu địa lan Trần Mộng từ nơi non cao buốt giá xuống núi sẵn sàng đón Tết.

Lan rừng xuống phố
Cho lan đi... tắm nắng
Dọc theo con đường từ TP Lào Cai đến Sa Pa, từng đoàn xe máy nối đuôi nhau chở những chậu địa lan Trần Mộng sắp ra hoa xuống núi chờ bán trong dịp Tết. Mặc dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết, nhưng không khí mùa xuân đã theo chân những người trồng phong lan lan tỏa đến mọi nẻo đường nơi phố núi. Người dân địa phương cho cho biết, toàn bộ lan thành phẩm Sa Pa (lan đã ra nụ chuẩn bị trổ hoa) đã được tập kết dưới chân núi sẵn sằng chờ khách đến "rước" đi.
Theo một chủ vườn phong lan lớn nhất Sa Pa thì việc tập kết phong lan xuống núi mới chỉ diễn ra cách đây vài năm. Vì Sa Pa có khí hậu rất lạnh nên địa lan Trần Mộng thường nở sau Tết, không thu hút được khách chơi hoa, giá trị kinh tế giảm đi đáng kể. Thế rồi được sự trợ giúp về kỹ thuật của một số nhà khoa học nông nghiệp, người dân Sa Pa đã đưa phong lan xuống núi trước Tết khoảng 2 tháng để "tắm" hoa trong không khí ấm áp, giúp hoa nở sớm. Không ngờ việc này đã đem lại hiệu quả ngoài mong đợi. Đầu tiên chỉ có một gia đình làm, sau đó những hộ khác thấy hiệu quả liền làm theo, tạo nên phong trào trồng lan rầm rộ chưa từng có từ trước đến nay.
Một vườn lan ven quốc lộ 40.
Một vườn lan ven quốc lộ 40. 
Men theo quốc lộ 40, cách TP Lào Cai chừng 5km, chúng tôi dừng chân bên một vườn lan vừa mở gần thủy điện Cốc San của gia đình anh Lê Văn Minh ở thị trấn Sa Pa. Những chậu địa lan Trần Mộng đủ mọi mọi thể loại đang đơm bông chi chít. Thế nhưng đây mới chỉ là những chậu để trưng bày. Anh Minh dẫn chúng tôi đến vườn lan nằm phía sau sườn núi ven quốc lộ 40. Đây là trại tập kết với trên 300 chậu Trần Mộng được anh đem xuống núi cách đây hơn một tháng. Anh Minh tiết lộ: "Vì đem xuống núi kịp thời nên tất cả 300 chậu lan này đều tránh được rét, chậm chút nữa thì dính phải đợt tuyết rơi, mà dính phải tuyết thì toàn bộ 300 chậu lan "vứt" hết. Có nghĩa là lan bị lạnh sẽ thụt lại, không trổ hoa đúng dịp Tết". 
Đây cũng là lần đầu tiên gia đình anh Minh đem lan xuống núi tránh rét, giúp lan nở đúng dịp Tết. Trước đây, anh để lan tập trung ở Sa Pa rồi thắp bóng đèn cho cả vườn, thế nhưng lan vẫn không nở hoa đúng dịp Tết. Năm ngoái anh thấy một gia đình ở Sa Pa đem lan xuống núi tránh rét đem lại kết quả cao, lan nở đúng Tết, được nhiều người mua nên năm nay anh cũng làm theo cách này với hy vọng sẽ bán được hết số lan thành phẩm, thu về món lời lớn.
Chậu lan có giá trên 80 triệu đồng của gia đình anh Lê Văn Minh.
 Chậu lan có giá trên 80 triệu đồng của gia đình anh Lê Văn Minh.
Đánh dấu tranh phần
Hiện nay, ở Sa Pa đã có 6 hộ trồng phong lan với qui mô hàng vạn chậu mỗi năm, ngoài ra còn rất nhiều hộ khác làm lẻ tẻ. Nếu gộp tất cả lại thì mùa lan năm nay Sa Pa bán ra thị trường hàng chục vạn chậu lan Trần Mộng, đem về nguồn thu hàng tỷ đồng.
Anh Lê Văn Minh, hộ dân trồng lan lâu đời nhất ở Sa Pa dẫn chúng tôi đến những chậu lan Trần Mộng được đánh dấu bằng cách buộc túm, hoặc ký tên trên chậu, lá phong lan... để tranh phần. Vườn lan với 300 chậu của gia đình anh đến nay đã được khách đặt mua hết. Khoảng một tuần nữa khách hàng sẽ tự đến chuyển lan đi chứ anh không cần phải vận chuyển cho họ. 
"Càng ngày, nhu cầu chơi phong lan càng phát triển mạnh, ngoài những người tự mua về chơi theo sở thích thì còn một đối tượng khác đó là các công ty, doanh nghiệp mua phong lan về để cho, tặng dịp Tết. Những đơn hàng thuộc nhóm các công ty, xí nghiệp này thường rất lớn, có đơn vị đặt hàng ngay từ đầu năm với số lượng ít nhất từ 10 - 40 chậu. Năm 2013, số lượng đơn hàng vượt quá khả năng đáp ứng của các chủ vườn lan Sa Pa ngay từ khoảng tháng 5, tháng 6. Dự tính, năm tới nhu cầu tiêu thụ lan Sa Pa vẫn sẽ tăng mạnh", anh Minh cho biết.
Để giữ chân khách hàng lớn, một số hộ trồng lan Sa Pa chỉ bán phong lan cho những đơn đặt hàng với số lượng ít nhất là 10 chậu. Bởi nếu bán lẻ sẽ không thể đáp ứng được những đơn hàng lớn dẫn đến mất khách vào vụ sau. Chỉ có những gia đình trồng hoa lan quy mô nhỏ mới bán lẻ cho các khách hàng vãng lai.
Nhiều người phải đánh dấu chậu phong lan bằng cách buộc túm hoặc ký tên lên lá...
Nhiều người phải đánh dấu chậu phong lan bằng cách buộc túm hoặc ký tên lên lá... 
Trăm triệu một chậu lan là... bình thường
Gần như toàn bộ lan Sa Pa bán ra thị trường lần này đều có độ tuổi từ 4 - 10 năm. Theo một chủ vườn hoa lan ở thị trấn Sa Pa thì chỉ cần nhìn vào chậu hoa có thể phân biệt được giá cả, cũng như độ tuổi của phong lan. Đơn giản vì tuổi đời phong lan càng già thì khóm càng lớn, chậu to và ngược lại. Một chậu lan đẹp là khóm phải tròn, to, nhánh lan dài, đều, lá xanh mướt...
Anh Lê Văn Minh cho biết: "Hiện tại, chậu lan rẻ nhất của gia đình tôi giá 2 triệu đồng, độ tuổi lan là 4 năm. Còn chậu lan đẹp nhất, đắt nhất có độ tuổi trên 10 năm và có giá trên 80 triệu đồng. Chậu lan 80 triệu đồng này có trên 150 nhánh hoa dài, đẹp... Chậu lan này đã được một khách hàng đặt mùa từ cách đây một tháng. Nếu tính ra, tổng thu nhập mà vườn lan đem lại cho gia đình tôi vụ này là trên 1 tỷ đồng".
Theo nhiều người trồng phong lan ở Sa Pa thì giá cả hiện nay của mặt hàng này rất khó định đoạt, có chậu thì 2 triệu đồng, chậu thì 20 - 30 triệu đồng, có chậu hàng trăm triệu đồng là chuyện bình thường. Nhiều khách hàng có máu mặt sẵn sàng bỏ cả trăm triệu đồng ra để sở hữu một chậu địa lan Trần Mộng đẹp long lanh... Gần đây, có một cách định giá khác khi mua, bán hoa lan đó là tính theo nhánh lan, mỗi nhánh lan được bán với giá 500.000 - 800.000đ, chậu nào càng nhiều nhánh thì càng đắt giá.
Theo anh Lê Vy, một chủ vườn lan khác ở Sa Pa thì để có được hàng vạn chậu lan cung ứng ra thị trường là điều không hề dễ dàng. Một mặt các hộ trồng lan phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định để kích thích những hộ khác làm theo. Có một kiểu sản xuất mang tính dây truyền đang hình thành, đó là phía các hộ dân sản xuất nhỏ lẻ thì trồng lan giống sau đó bán lại cho những hộ sản xuất quy mô lớn hơn ở thị trấn Sa Pa. Những hộ quy mô lớn này lại tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm. Khi nguồn tiêu thụ tốt thì sẽ kích thích được sản xuất từ các hộ dân trồng lan trên địa bàn Sa Pa. Đó chính là bí quyết để có được hàng vạn chậu lan Trần Mộng chất lượng cao cung cấp cho thị trường.
"Hiện tại thị trường tiêu thụ lan Sa Pa nhiều nhất là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình vì những nơi này phong trào chơi hoa, cây cảnh rất mạnh. Năm nay, riêng thị trường Hà Nội tiêu thụ đến trên 50% lượng phong lan. Sa Pa, Hải Phòng, Quảng Ninh chiếm khoảng 30%, các tỉnh khác chiếm 20%".
Anh Lê Văn Minh

Đệ nhất Mộc lan

Đệ nhất Mộc lan
(Kienthuc.net.vn) - Khắp Tây Bắc, không ai có nhiều lan hơn gã, số lan quý hiếm gã có nhiều bằng cả miền Bắc cộng lại. Gã cao lớn, đi rừng khoẻ, leo núi trèo cây như khỉ, thế nên gã giàu. Gã sẽ còn giàu nữa khi cả miền Bắc, chỉ có gã trồng được dâu tây.

Suýt là đạo diễn

Gã tên là Nguyễn Thanh Tuấn, sinh năm 1962 ở Bản Áng, xã Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La. Gã cao lớn gần 1,9m, nặng trên 100 cân. Đứng trước gã, người khác thấy nhỏ bé và nghĩ gã hợp với những việc xốc vác nặng nhọc. Nhưng không ngờ, gã làm "nghề hứng hoa", chỉ vì gã suýt là đạo diễn.

Chuyện là hồi nhỏ gã được học hành tử tế nên thi đậu và học khóa 7 Trường Sân khấu Điện ảnh. Ước mơ của gã không chỉ làm một diễn viên nổi tiếng mà còn làm một nhà báo giỏi. Thế nên, khi ra trường, vừa tham gia làm phim, gã vừa đi viết báo. Lăn lộn bao nhiêu năm để học nghề, khi chuẩn bị làm đạo diễn, bỗng gã hoảng hồn chạy một mạch về cao nguyên Mộc Châu bảo mẹ: "Con bỏ Hà Nội nhé, ở đấy sợ lắm!" - mẹ gã bảo: "Tùy mày, muốn làm gì thì tùy, nhưng rồi mày sẽ chẳng làm được gì ra hồn đâu".

Thế là gã buồn, gã lên rừng chơi như thời niên thiếu. Gã thấy lan rừng mọc khắp, bám quanh những thân cây gỗ to sù sì cổ thụ. Gã gỡ về chơi lan, một lần rồi nhiều lần như thế, nhà gã tràn ngập toàn phong lan. Bạn bè lên chơi, mua gã không bán, chỉ cho không.

Rồi đùng một cái, gã thuê một mảnh đất to như sân vận động giữa thung lũng chỉ để treo lan. Gã bỏ nhà bỏ cửa ra thung lũng sống cùng lan rừng. Gã bảo: "Sống với lan như được ngồi thiền, thư thái thảnh thơi lắm, đã vào nghiệp chơi lan thì không bỏ không dứt được đâu".

Và quả thật, từ đó đến nay ở Mộc Châu, chưa ai thấy gã bước chân ra khỏi vườn lan một giây phút nào. Thế nên gã tự nhận mình là "tù nhân của lan".
Anh Tuấn chăm sóc chậu Hài hương lan.
Anh Tuấn chăm sóc chậu Hài hương lan.

Lan nhiều không đếm xuể

Thăm vườn lan của gã rộng trên 2ha bạt ngàn những lan, nào là lan đuôi chồn đuôi cáo, hoàng thảo, cẩm báo, kiều, tam bảo sắc... và nhiều loại không gọi thành tên treo lửng lơ giữa vườn, rạp dưới đất, lủng lẳng trên cây.

Tôi hỏi gã tổng cộng có bao nhiêu loài lan và bao nhiêu chậu lan trong vườn? Gã bảo: "Không biết, không đếm được, chỉ biết ngày nào cũng phải đem về vườn một loài lan quý".

Đã có một nhà kinh tế đến vườn lan của gã để thăm, anh ta hoạch định tổng số lan để quy ra tiền bằng trên 20 tỷ đồng. Một con số khổng lồ nhưng gã bảo: "Quan trọng gì số tiền mà quan trọng là thú vui và ý nghĩa khi chơi lan". Nhờ lan, gã mới có vợ và nhờ lan gã mới tạo được cơ đồ như ngày hôm nay.

Gã cho hay, trước đây để có được lan quý, gã phải lặn lội khắp các cánh rừng già không chỉ vùng Sơn La mà cả Tây Bắc, Đông Bắc. Thậm chí, men theo các cánh rừng, gã vượt suối băng vào tận miền Trung rồi ven rừng Trường Sơn tìm lan, gã tiến sát Đà Lạt và hốt hoảng bởi vẻ đẹp, quy mô của những vườn lan nơi này.

Thế là gã về lại Mộc Châu, nhờ bạn bè tìm lan quý ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước phương Tây để gửi về cho gã. Khi có một loài lan đẹp, gã sẽ ngồi nghĩ ra một cái tên cho hợp, rồi nghiên cứu kỹ lưỡng cách trồng trọt, chăm sóc sao cho lan phát triển sinh sôi.

Gã thành thật, gã từng nhiều lần suýt chết vì lan. Vào rừng leo núi trèo cây rồi sẩy chân ngã, 3 lần gẫy tay, 2 lần gẫy chân và vô số lần xây xát nhưng vẫn không nản. Gã bảo: "Hình như mình càng đau nhiều thì hoa lan càng nở đẹp, càng rộ và lâu tàn".

Cũng chính vì đam mê và số lượng lan trong vườn khổng lồ nên dân chơi lan nói riêng và người Sơn La nói chung đều gọi gã là "đệ nhất Mộc lan", gã gật gù với danh hiệu ấy.
Vườn lan rộng trên 2ha là một tài sản lớn.
Vườn lan rộng trên 2ha là một tài sản lớn.

Chăm lan hơn chăm vợ

Nhờ phong lan, gã Tuấn to lớn như hộ pháp mới "lừa" được cô gái Nguyễn Hồng đẹp nhất cao nguyên về làm vợ. Nhưng vợ gã thất vọng nhiều vì gã mê lan hơn mê vợ.

Lịch của gã khá dày đặc, sáng dậy lúc 5 giờ để ra xem vườn lan. 12 giờ trưa mới rời những giỏ lan để về cơm nước, buổi chiều lại dành trọn cho lan. Cứ thế, ngày nào cũng vậy, thậm chí ban đêm, gã còn ngủ luôn ở vườn để "phục vụ" lan rừng.

Cách chăm sóc lan của gã lại càng cầu kỳ và không giống ai. Ngoài việc tưới nước, bón phân đến cắt tỉa, nhân giống đều phải thật tỉ mỉ. Nước "tắm" cho lan phải là nước suối sạch, nước rửa cho hoa lan phải là sương đêm. Khi cắt tỉa lan, gã bao giờ cũng dùng những vật dụng sạch như ngành y tế để thực hiện công đoạn. Gã bảo: "Làm thế cho lan đảm bảo, tránh nhiễm trùng".

Khi lan chẳng may bị bệnh, gã chạy đôn chạy đáo tìm thuốc chữa và "phục dịch" còn hơn mẹ đẻ. Vợ gã bảo: "Bao nhiêu người bảo anh ấy yêu lan ít thôi, anh ấy không chịu nên người ta bảo anh ấy hâm".

Còn gã bảo: "Tớ hâm nhưng hâm ra tiền, cậu biết không, mỗi giỏ lan của tớ trung bình có giá 6 - 7 triệu đồng, có giỏ lan cao cấp ghép gỗ lũa lên tới hơn 30 triệu đồng chứ đâu có ít".
Theo anh Tuấn, kẻ thù lớn nhất của hoa lan là bọ xít.
Theo anh Tuấn, kẻ thù lớn nhất của hoa lan là bọ xít.

Kỳ tích dâu tây

Năm 2010, có hai kỹ sư người Nhật Bản đến Mộc Châu trồng thử nghiệm dâu tây, gã hào phóng cho họ mượn 1.000m2 đất. Vậy là gã may mắn khi hai người Nhật Bản này trồng thất bại và bỏ đi. Gã tiếp nhận vườn dâu tây không ra quả kia để nghiên cứu.

Gã đem về vườn một lượng lớn dâu tây và trồng theo cách của mình, tức là "nâng như nâng trứng", dùng kỹ thuật cao để chăm sóc, cắt tỉa và tưới tắm bằng nước suối lạnh. Theo gã, dâu tây chỉ sống ở xứ lạnh nên nước càng sạch, càng mát thì càng thôi thúc dâu tây phát triển.

Vậy là từ giữa năm 2011, dâu tây đã đem lại cho gã niềm vui khi đậu quả. Quả to, đỏ tươi và cực thơm, vườn dâu tây nhỏ bé bước đầu cho gã mỗi tháng 30 triệu đồng. Gã bảo: "Sẽ mở rộng vườn dâu tây để trồng bán xuất khẩu, vì giờ đây, cả miền Bắc chỉ có tớ trồng được loại dâu này".
Phong lan hồng sắc ghép trên gỗ lũa có giá vài chục triệu đồng.
Phong lan hồng sắc ghép trên gỗ lũa có giá vài chục triệu đồng.
"Để trồng lai tạo và phát triển được phong lan và dâu tây ở thảo nguyên Mộc Châu hiện nay không phải đơn giản do sự nóng lên của khí hậu. Anh Tuấn là người đầu tiên trồng được dâu tây nhưng đó mới là bước đầu, cần phải thận trọng từng bước để tránh những rủi ro lớn khi chưa có cấp ngành nào thực nghiệm".
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Trưởng ban Quản lý Nông nghiệp công nghệ cao Mộc Châu)

"Ở Mộc Châu có những điều kiện lý tưởng để trồng phong lan, tuy nhiên hầu hết các hộ trồng lan chỉ biết cách chăm sóc theo lối truyền thống, chưa biết và chưa dám áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc trồng trọt, nhân giống nên giá trị kinh tế cũng chỉ ở mức  trung bình".
Ông Nguyễn Hồng Thành (Trạm trưởng Trạm khuyến nông Mộc Châu)
Trần Hòa

Xôn xao loài lan “lạ” được trả giá hàng tỷ đồng

Xôn xao loài lan “lạ” được trả giá hàng tỷ đồng
Những ngày qua, giới kinh doanh cây cảnh tại TP.HCM đang xôn xao trước thông tin nhiều "đại gia" sẵn sàng chi hàng tỷ đồng để mua loài lan "lạ". Nhiều đại gia vì sợ người khác "hớt tay trên" còn chi cả khoản tiền lớn đặt cọc cho những người chuyên săn lùng cây cảnh.

Vừa qua, Viện Sinh viên học nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) công bố thông tin một loài lan mới có tên Dendrobium farinatum được phát hiện ở vùng sinh thái Khánh Hòa. Theo ông Trương Quang Tâm, Viện Sinh học nhiệt đới (Viện khoa học công nghệ Việt Nam) thì đây là loài lan chỉ có tại Việt Nam, chưa từng ghi nhận xuất hiện trên thế giới.

Sau khi thông tin trên xuất hiện, nhiều người đồn thổi, đây là "loài lan có thuật phong thủy kỳ lạ", "loài lan giúp gia chủ vượt qua mọi đại nạn"… Nhiều người dân tại TP.HCM, trong đó có không ít đại gia vì tin theo lời đồn đã đổ xô săn lùng, tìm mua cho bằng được.

Tin lời đồn, đại gia đổ xô lùng cây hiếm

Theo tìm hiểu của PV Người đưa tin, những ngày qua, giới kinh doanh cây cảnh tại TP.HCM đang xôn xao trước thông tin nhiều "đại gia" sẵn sàng chi hàng tỷ đồng để mua loài lan "lạ". Nhiều đại gia vì sợ người khác "hớt tay trên" còn chi cả khoản tiền lớn đặt cọc cho những người chuyên săn lùng cây cảnh.
Ông Phạm Văn H., một người kinh doanh cây cảnh tại quận Tân Bình, TP.HCM
Ông Phạm Văn H., một người kinh doanh cây cảnh tại quận Tân Bình, TP.HCM

Ông Phạm Văn H., một người kinh doanh cây cảnh tại quận Tân Bình, tiết lộ: "Mấy hôm nay, tôi nhận được 4 cuộc điện thoại từ các đại gia để hỏi mua loài lan độc vừa mới phát hiện tại Khánh Hòa. Họ cho rằng, để loài lan này trong phòng làm việc, công việc sẽ được thuận lợi, may mắn. Khi tôi hỏi vì sao lại có thông tin trên, họ trả lời rằng các thầy phong thủy tại TP.HCM phán như vậy".

Ông Nguyễn T., một đại gia kinh doanh hàng tiêu dùng tại TP.HCM, cho hay: "Tôi được một số bạn làm ăn cho hay về một loài lan "lạ" có tác dụng thần kỳ đem lại may nắm, tài lộc cho người sở hữu. Không biết thông tin trên xuất hiện từ đâu nhưng nó đang lan nhanh với tốc độ chóng mặt. Hiện, tôi cũng cho người đi tìm hiểu về loài lan này. Nếu đúng như lời đồn thổi, tôi sẵn sàng chi tiền tỷ để sở hữu nó. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều người đang săn lùng nó. Vì thế, chuyện mua được loài lan chắc sẽ rất khó khăn".

Không chỉ có tin đồn đem lại may mắn, tài lộc, loài lan trên cũng được đồn thổi có nhiều công dụng chữa bệnh đặc biệt. Anh Đinh Ngọc Tuấn (27 tuổi, ngụ quận 9), cho biết: "Loài lan này còn được đồn thổi có tác dụng chữa bệnh, làm hồi xuân cho người cao tuổi. Theo đó, người cao tuổi muốn hồi xuân chỉ cần lấy hoa của loài lan này phơi khô rồi pha với trà uống. Tôi cũng dò hỏi mua vài chỗ, nhưng sau khi nghe hét giá "cực khủng", từ vài trăm triệu, cho đến cả tỷ đồng nên đành chịu".

Ghi nhận thực tế của PV tại các điểm kinh doanh cây cảnh tại TP.HCM, chủ các điểm kinh doanh này cho biết hiện tại TP.HCM chưa xuất hiện loài lan "lạ" này. Hiện các điểm kinh doanh cây cảnh đang cho người về nơi phát hiện loài lan này ở Khánh Hòa để tìm kiếm. Một số người cũng bắt mối với các hộ kinh doanh lan cảnh trong cả nước để tìm kiếm loài lan trên. Ông Lê Thanh Châu, một người kinh doanh cây cảnh tại quận Thủ Đức, cho biết: "Chúng tôi hiện mới chỉ biết loài lan trên được phát hiện tại Khánh Hòa. Vấn đề nan giải hiện nay là làm sao để tìm được người đồng ý đi tìm kiếm loài lan trên và kinh phí bỏ ra chắc chắn sẽ không nhỏ".

Xuất hiện nhiều lan "lạ" giả

Nhận thấy nhu cầu tìm mua lan "lạ" để mong công việc thuận lợi của những "đại gia" lắm tiền nhiều của, nhiều đối tượng đã nghĩ  ra các chiêu trò, tạo ra lan "lạ" giả để lừa đảo khách hàng. Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn TP.HCM đã xuất hiện không ít người rêu rao đang sở hữu loài lan "lạ" vừa mới được phát hiện. Những đối tượng này liên lạc với những người kinh doanh cây cảnh và các đại gia để rao bán.

Ông Phạm Văn H. cho biết: "Tôi vừa mới được một nhóm 3 thanh niên tìm tới bảo muốn bán 3 chậu lan "lạ" vừa được các chuyên gia tại Viện Sinh viên học nhiệt đới phát hiện. Nhóm thanh niên này ra giá mỗi chậu hoa lan "lạ" là 20 triệu đồng, giao tiền lấy hoa ngay. Khi tôi yêu cầu được xem 3 chậu hoa, nhóm thanh niên bảo muốn xem hoa thì đi theo họ đến huyện Củ Chi để xem. Tôi yêu cầu họ miêu tả loài lan trên, nhưng họ chỉ nói qua loa, giọng ỡm ờ. Tôi đoán có thể đây là các đối tượng lừa đảo nên bảo họ đi chỗ khác mà mời".
Loài lan "lạ" đang được nhiều người tìm mua
Loài lan "lạ" đang được nhiều người tìm mua

Nhiều chủ địa điểm kinh doanh cây cảnh tại TP.HCM, cho biết hiện một số đối tượng lợi dụng thông tin nhiều người đổ xô tìm mua loài lan "lạ" nên giở chiêu trò để trục lợi. Thủ đoạn của các đối tượng này là tìm đến các điểm kinh doanh cây cảnh hoặc móc nối với các "cò" nói rằng đang muốn bán gấp chậu lan "lạ". Nếu đồng ý thì phải giao dịch ngay, không người khác mua mất.

Cung cấp thêm về thông tin loài lan "lạ" nói trên, tiến sĩ Di truyền học Nguyễn Công Thoại cho biết: "Loài lan này lần đầu tiên được ghi nhận qua một công bố trên tạp chí của Đức vào năm 2004. Trong bài báo đó, hai tác giả H. Schildhauer và W.Schraut của Đức đã mô tả loài lan này là một loài lan mới, xuất xứ từ Việt Nam và loài lan này được nhập vào Cộng Hòa Liên Bang Đức với mục đích thương mại.

Cũng theo tạp chí này, nguồn gốc xuất xứ của loài lan này không rõ ràng, nhưng được cho là từ tỉnh Lai Châu ở Tây Bắc Việt Nam và phân bố ở vùng có độ cao 800-900m so với mực nước biển. Tuy nhiên, mới đây trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học Nhiệt đới, Khu bảo tồn Hòn Bà và Vườn Thực vật Praha đã chính thức ghi nhận sự hiện diện của loài lan Dendrobium farinatum tại Khu bảo tồn Hòn Bà thuộc Khánh Hòa ở độ cao khoảng 1200-1500 mét. Đây là lần đầu tiên loài lan này được ghi nhận một cách chính thức trong môi trường tự nhiên tại Việt Nam. Mẫu vật thu thập được đã cho ra hoa vào tháng 7 trong năm. Đặc điểm sinh thái của mẫu vật thu được là mọc ven đường với kiểu rừng hỗn giao lá rộng".

Theo tìm hiểu của PV, hiện Viện Sinh học nhiệt đới, khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và Vườn thực vật Praha đang tiến hành thêm các khảo sát đánh giá vùng phân bố và sinh thái của loài lan này trong tự nhiên nhằm đưa ra giải pháp bảo tồn và phát triển cho loài lan đặc hữu vô cùng hiếm của Việt Nam này.    
Bất ngờ với lời đề nghị "100 triệu"

Một nữ giám đốc kinh doanh dịch vụ làm đẹp tại TP.HCM  cho biết, bà vừa được một người đàn ông điện thoại đến, bảo muốn bán một chậu lan "lạ" cực đẹp với giá 100 triệu đồng.

Nữ giám đốc này cho biết: "Tôi hết sức bất ngờ khi có người điện thoại đến số cá nhân để rao bán chậu lan "lạ" trên. Tôi có hỏi vì sao lại có số điện thoại, người đàn ông này nói được chủ một điểm kinh doanh cây cảnh giới thiệu. Lúc này, tôi mới tin vì trước đó có cho số của mình cho một điểm kinh doanh cây cảnh để khi nào kiếm được lan thì họ gọi lại. Sau đó, tôi có hẹn người rao bán đem lan tới gấp để tôi xem.

Để tránh bị lừa, tôi nhờ một người bạn là chuyên gia về lan thẩm định. Nhưng khi chậu lan "lạ" được mang đến, bạn tôi lắc đầu bảo đó không phải loài lan vừa được phát hiện ở Khánh Hòa. Đối tượng kia biết gặp phải người có nghề nên lẳng lặng bỏ đi".

Rượt đuổi xe vi phạm, CSGT bị xe tải cán chết

(Kiến Thức) - Bị lực lượng tuần tra chặn dừng vì vi phạm, tài xế vẫn ngoan cố bỏ chạy và cán chết một trung úy CSGT.

Rượt đuổi xe vi phạm, CSGT bị xe tải cán chết
Sáng nay, cơ quan CSĐT Công an huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương vẫn đang tạm giữ Nguyễn Văn Thanh vì gây tai nạn làm tử vong trung úy Đặng Minh Hải (27 tuổi), công tác tại đội CSGT huyện Dầu Tiếng.
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới