Lấn chiếm đất rừng, Công ty CP HV 568 bị phạt 240 triệu đồng

Công ty Cổ phần HV 568 vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ đá Khe Su (phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh), vừa bị UBND tỉnh Hà Tĩnh xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 240 triệu đồng.

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định 2999/QĐ-XPVPHC xử phạt 240 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần HV 568 vì lấn chiếm đất rừng sản xuất và khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp vượt quá 10% chiều cao tầng so với thiết kế.
Công ty Cổ phần HV 568 ở mỏ đá Khe Su, Tổ Dân Phố Ba Đồng, Phường Kỳ Phương, Thị Xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Trong quá trình khai thác đá xây dựng tại mỏ đá Khe Su (phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh), Công ty Cổ phần HV 568 đã chiếm 2.785,4m2 đất rừng sản xuất do Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh quản lý, để sử dụng cho hoạt động khoáng sản. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn khai thác khoáng sản đá có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp vượt quá 10% chiều cao tầng so với thiết kế.
Lan chiem dat rung, Cong ty CP HV 568 bi phat 240 trieu dong
 Ảnh minh hoạ/ intrenet
Với 2 lỗi vi phạm nêu trên, Công ty Cổ phần HV 568 bị xử phạt hành chính tổng số tiền 240 triệu đồng. Đồng thời, buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (39,394 triệu đồng) và phải khai thác đúng thông số của hệ thống khai thác về chiều cao tầng đã xác định trong thiết kế mỏ đã được phê duyệt. Như vậy, tổng tiền phạt hành chính và số thu lợi bất hợp pháp mà Công ty Cổ phần HV 568 phải nộp là 279,394 triệu đồng.
Công ty Cổ phần HV 568 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này; nộp tiền phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này; khắc phục hậu quả nêu trên. Quá thời hạn nêu trên, Công ty Cổ phần HV 568 không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế và chịu chi phí cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Theo Luật sự Nguyễn Duy Hoàn, Công ty Luật TNHH Lawkey, ngày 4/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (bao gồm: hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện), hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, đối tượng bị xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.
Theo đó, kể từ ngày 4/10/2024, hành vi lấn đất hoặc chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý, được thể hiện trong hồ sơ địa chính thuộc địa giới hành chính của xã hoặc các văn bản giao đất để quản lý bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.
Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp (không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất) không thuộc trường hợp kể trên mà thuộc địa giới hành chính của xã thì cũng bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.
Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không thuộc trường hợpmà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng.
Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp không thuộc trường hợp mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng.
Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định rõ đối với hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.
Mức phạt từ 10-500 triệu đồng đối với hành vi sử dụng đất mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa được bàn giao đất trên thực địa.
Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.
Như vậy, mức phạt 240 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần HV 568 đã chiếm 2.785,4m2 đất rừng sản xuất do Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh quản lý, để sử dụng cho hoạt động khoáng sản là mức phạt còn nhẹ, so với lợi nhuận mà công ty khai thác. Mức phạt chưa đủ sức răn đe đối với hành vi lấn chiếm, huỷ hoại tài nguyên rừng. 

Hải Dương: Bắt đối tượng người Trung Quốc vì gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) vừa quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Zhang Daishan (người Trung Quốc) về tội gây ô nhiễm môi trường.

Theo tài liệu điều tra, từ tháng 5 đến tháng 6/2024, tại thôn Cao Xá, xã Cao An (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), Zhang Daishan (SN 1977, quốc tịch Trung Quốc) là nhân viên Công ty TNHH Hanoi Green Foods, địa chỉ cụm công nghiệp Cao An đã đồng ý cho Nguyễn Văn Thích (SN 1952, ở thôn Nghĩa, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng) đổ chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Hanoi Green Foods gồm trái cây hỏng, vỏ trái cây, hạt trái cây ra môi trường làm phân bón cây.
Hai Duong: Bat doi tuong nguoi Trung Quoc vi gay o nhiem moi truong

Đối tượng Zhang Daishan.

Kiên quyết xử lý ô nhiễm môi trường tại Phong Khê, Cụm CN Phú Lâm

Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa ban hành Văn bản số 1671-CV/TU về việc tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường tại phường Phong Khê, Cụm công nghiệp Phú Lâm và xã Văn Môn.

Về lộ trình, thời gian cụ thể: Tại phường Phong Khê, giao thành ủy chỉ đạo UBND TP.Bắc Ninh tiếp tục duy trì các đoàn kiểm tra theo lộ trình và lập chốt kiểm tra, giám sát các phương tiện vận chuyển phế liệu ra, vào làng nghề, cụm công nghiệp, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề và ngoài Cụm công nghiệp, đảm bảo quy định của pháp luật, hoạt động đến ngày 31/12/2024. Đối với cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp Phong Khê I và Cụm công nghiệp Phong Khê II đảm bảo đầy đủ quy định của pháp luật, hoạt động đến ngày 31/12/2029. Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở trên, nếu không đủ điều kiện hoạt động, yêu cầu dừng hoạt động. Đề xuất hình thức vận hành Nhà máy xử lý nước thải Phong Khê, xong trong quý I/2025.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.