Đó là khuyến cáo của giáo sư nghiên cứu về an ninh quốc gia Nikolas K. Gvosdev tại Trường Cao đẳng Hải quân Mỹ và đồng thời là cộng tác viên của tạp chí The National Interest.
Chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet trên bay qua Biển Hoa Đông trong cuộc tập trận Keen Sword 2013. Ảnh: US Navy |
Sau một thời gian dài khá yên ổn kể từ khi Nga can thiệp ồ ạt vào Syria cuối năm 2015, vụ máy bay Mỹ bắn hạ máy bay ném bom Su-22 của Syria gần Raqqamới đây có thể khiến cho nguy cơ các lực lượng Nga-Mỹ xung đột trực tiếp với nhau trở nên nhãn tiền hơn.
Sự cố máy bay Mỹ bắn máy bay Syria - bị cáo buộc không kích lực lượng SDF được Washington hậu thuẫn - ở phía nam thành phố Raqqa đã khiến cho khả năng đó trở nên hiện thực hơn.
Moscow cảnh báo rằng Nga sẽ coi bất kỳ máy bay nào bay qua lãnh thổ Syria mà không có sự cho phép của chế độ Bashar al-Assad là thù địch. Vấn đề ở chỗ liệu Nga có biến “lời nói thành hành động” thực tế hay không .
Có vẻ như, Nga rất thận trọng trong khâu sử dụng ngôn từ để tránh vẽ một “vạch đỏ” ở Syria mà nước này không muốn thực thi hoặc có khả năng kỹ thuật trên thực địa. Có lẽ, các máy bay liên quân bay trong không phận Syria có thể sẽ bị các radar phòng không của Nga theo dõi, khiến cho các phi công Mỹ và các đồng minh đối mặt với rủi ro cao hơn trong khi tiến hành các phi vụ ở Syria. Chỉ có điều, giờ đây mối quan hệ Nga-Mỹ lại phụ thuộc vào phản ứng bột phát của các phi công và các nhân viên điều khiển không lưu ở dưới đất, chứ không phụ thuộc vào mong muốn của các vị tổng thống và các nhà ngoại giao.
Nếu xảy ra các sự cố tương tự ở Syria, Nga có thể không trực tiếp thách thức Quân đội Mỹ mà tìm cách sử dụng các phương tiện khác để gây khó khăn cho quân Mỹ trong khu vực. Khi Washington đang áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể cảm thấy không còn gì để mất và chuyển sang theo đuổi lập trường thậm chí còn mang tính đối đầu hơn nữa.
Nga được cho là một đối thủ mạnh có khả năng thách thức sức mạnh kết hợp của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO.
Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng Nga sắp sụp đổ và dễ bị Mỹ gây áp lực. Rủi ro của cách tiếp cận này cho thấy quan điểm đối đầu với Nga có thể được hiện thực hóa mà không có sự chuẩn bị tốt từ phía Mỹ.
Rõ ràng, các mục tiêu ban đầu của chính quyền Trump tìm cách tiến hành một vụ giao dịch lớn với điện Kremlin đã trở nên xa vời. Khác biệt quá lớn giữa các giá trị và lợi ích của Nga và Mỹ khiến cho việc đạt được bất kỳ thỏa hiệp nào cũng trở nên khó khả thi.
Giáo sư Nikolas K. Gvosdev khuyến cáo: Nếu đúng như vậy, Mỹ cần suy nghĩ nghiêm túc về các bước tiếp theo- và không sao vào một cuộc đụng độ với Nga mà nước này không mong muốn trên bầu trời Syria.