Làm thế nào để phân biệt cảm và cúm

"Tôi bị cảm cúm!" - người ta thường hay nói vậy khi bị sổ mũi, hắt xì, nhức đầu mỗi lúc thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, cảm và cúm có sự khác biệt.

Làm thế nào để phân biệt cảm và cúm

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thanh Tuấn, Khoa Nhi, Bệnh Viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, TP.HCM cho biết, thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn hoạt động mạnh khiến nhiều người thường bị cảm và cúm. Mặc dù "cảm cúm" là cách nói thông dụng, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.

Về cơ bản, cảm và cúm đều là nhiễm siêu vi đường hô hấp.

Về tác nhân, cảm (hay cảm lạnh) là tình trạng viêm đường hô hấp gây ra bởi siêu vi hô hấp, trong đó phần lớn là rhinovirus với hơn 100 loại, enterovirus, coronavirus (bao gồm cả SARS-CoV-2), RSV. Đôi khi triệu chứng cảm cũng do virus cúm gây ra.

Vì có rất nhiều virus gây triệu chứng cảm nên một người có thể bị nhiều đợt cảm trong đời. Trung bình một người lớn mắc khoảng 2-4 lần và trẻ em mắc 4-8 đợt cảm một năm.

Trong khi đó, cúm (cúm mùa) gây ra bởi virus influenza type A, B và đôi khi là type C. Virus cúm A gây bệnh ở người thuộc các phân nhóm chứa H1, H2, H3 và N1, N2. Ngoài ra, còn có các chủng cúm A gây bệnh ở động vật như lợn, gia cầm.

Lam the nao de phan biet cam va cum

Trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp tại TP.HCM. Ảnh: GL.

Virus cúm A khi có biến đổi gene tạo ra các chủng lây từ động vật qua người hoặc các chủng mới chưa có miễn dịch ở người, có thể gây ra các trận dịch. Thế giới từng ghi nhận nhiều đại dịch liên quan đến cúm A gây hậu quả nặng nề.

Virus cúm B thường gặp, chỉ gây bệnh ở người nhưng triệu chứng thường nhẹ thoáng qua, không gây thành dịch.

Về triệu chứng, cảm có triệu chứng nổi bật của đường hô hấp như chảy mũi, nghẹt mũi nhiều, đau họng, hắt xì. Triệu chứng toàn thân thường nhẹ như sốt nhẹ, đau nhức nhẹ.

Trong khi đó, cúm lại nổi bật hơn với triệu chứng toàn thân như sốt cao, đau đầu, đau nhức mình, tức ngực, ho. Triệu chứng đường hô hấp trên thường ít hơn cảm.

Ở trẻ nhỏ, cúm có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như ói, tiêu chảy, biếng ăn. Trẻ cũng có thể gặp các biến chứng viêm phổi (sốt cao kéo dài, ho khò khè, tức ngực, khó thở), viêm tai giữa (đau tai, chảy dịch chảy mủ tai)...

Các triệu chứng của cảm và cúm đều thường tự giới hạn. Trẻ thường khỏe sau 1-2 tuần, ho có thể kéo dài 3-4 tuần.

Như vậy, cảm và cúm đều là nhóm triệu chứng viêm hô hấp trên do siêu vi. Cảm đặc trưng bởi các triệu chứng tại mũi và họng, thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Cúm thường gặp các triệu chứng toàn thân nặng hơn, lây lan mạnh có thể gây thành dịch và đại dịch, dễ gây các biến chứng hơn. Phụ huynh cần lưu ý để theo dõi sát trẻ khi mắc cúm.  

Khi nào người bị cúm dễ lây lan nhất?

Tôi bị cúm khoảng 2 ngày trước nhưng chỉ thấy sốt, ớn lạnh, nhức đầu, không ho. Tôi có khả năng lây cúm cho người khác không?

Khi nào người bị cúm dễ lây lan nhất?

Câu hỏi: Tôi bị cúm khoảng 2 ngày trước nhưng chỉ cảm thấy sốt, ớn lạnh, nhức đầu. Tôi có khả năng lây cúm cho người khác không?

Trả lời:

Ca mắc cúm A và COVID-19 đều gia tăng: Phân biệt thế nào?

Số lượng bệnh nhân (nhất là các tỉnh phía Bắc) mắc cúm A trái mùa gia tăng, mà số ca mắc các biến thể mới của COVID-19 cũng tăng.

Ca mắc cúm A và COVID-19 đều gia tăng: Phân biệt thế nào?

Có bốn loại virus được gọi là cúm A, B, C và D. Cúm A và B là nguyên nhân gây ra bệnh theo mùa xảy ra ở mùa đông. Cúm A (hay cúm mùa) và COVID-19 đều là bệnh lây qua đường hô hấp, nhưng do các loại virus khác nhau gây ra.

COVID-19 dễ lây lan hơn bệnh cúm, nhưng khi ngày càng có nhiều người được chủng ngừa đầy đủ thì việc lây lan sẽ chậm lại. Cả COVID-19 và bệnh cúm mùa biểu hiện các mức độ triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến triệu chứng nghiêm trọng.

4 nhóm thực phẩm người mắc cúm A nên ăn ngay để tăng sức đề kháng

Những bệnh nhân sau khi bị cúm A cần nhanh chóng bổ sung chất dinh dưỡng cho quá trình hồi phục.

4 nhóm thực phẩm người mắc cúm A nên ăn ngay để tăng sức đề kháng

Tuy là bệnh thông thường nhưng cúm A cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc điều trị đúng. Biến chứng dễ xảy ra ở người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch kém. 

Chính vì vậy mà người bệnh cần ăn những thực phẩm lành mạnh để cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.