Ca mắc cúm A và COVID-19 đều gia tăng: Phân biệt thế nào?

Số lượng bệnh nhân (nhất là các tỉnh phía Bắc) mắc cúm A trái mùa gia tăng, mà số ca mắc các biến thể mới của COVID-19 cũng tăng.

Ca mắc cúm A và COVID-19 đều gia tăng: Phân biệt thế nào?

Có bốn loại virus được gọi là cúm A, B, C và D. Cúm A và B là nguyên nhân gây ra bệnh theo mùa xảy ra ở mùa đông. Cúm A (hay cúm mùa) và COVID-19 đều là bệnh lây qua đường hô hấp, nhưng do các loại virus khác nhau gây ra.

COVID-19 dễ lây lan hơn bệnh cúm, nhưng khi ngày càng có nhiều người được chủng ngừa đầy đủ thì việc lây lan sẽ chậm lại. Cả COVID-19 và bệnh cúm mùa biểu hiện các mức độ triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến triệu chứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng phổ biến mà COVID-19 và bệnh cúm đều có gồm:

  • Sốt hoặc cảm thấy nóng / ớn lạnh
  • Ho
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Viêm họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể
  • Đau đầu
  • Nôn mửa và tiêu chảy
  • Thay đổi hoặc mất vị giác / khứu giác (phổ biến hơn ở COVID-19).
  • Vì một số triệu chứng của cúm A, COVID-19 và các bệnh đường hô hấp nói chung là tương tự nhau, nên không thể phân biệt cúm thường và COVID nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh.

    Ba triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của COVID-19 là sốt, ho khan và khó thở, trong đó khó thở thường không liên quan đến cúm A. Tuy vậy, người tiêm vaccine COVID-19 đủ liều nếu nhiễm bệnh cũng sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, càng ngày càng giống như cảm cúm. Do đó, một người có thể bị nhiễm cả bệnh cúm và COVID-19 cùng một lúc.

    Ca mac cum A va COVID-19 deu gia tang: Phan biet the nao?
    Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. (Ảnh minh họa)

    Mất khứu giác là dấu hiệu được báo cáo sớm và phổ biến liên quan đến SARS-CoV-2. Nó cũng đặc hiệu hơn so với các triệu chứng như sốt, ho. Trong trường hợp cúm A, nghẹt mũi do tích tụ chất nhầy cũng có thể gây mất khứu giác và sẽ hồi phục lại ngay khi đẩy chất nhầy ra ngoài. Còn với COVID-19 mất khứu giác đột ngột có liên quan đến các tế bào thần kinh khứu giác mà không có bất kỳ tắc nghẽn nào. Do đó, những người bị mất khứu giác đột ngột nên nghi ngờ COVID-19 và cần làm xét nghiệm để xác nhận ngay lập tức.

    Theo lý thuyết, một người có thể bị cúm A, cũng như các bệnh đường hô hấp khác và COVID-19 cùng một lúc. Không giống như với SARS-CoV-2, người dân có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh cúm sau nhiều năm tiếp xúc với các chủng virus cúm khác nhau. Tuy vậy, cúm A và COVID-19 đều là những bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trên nhóm đối tượng có nguy cơ cao, do đó việc phòng ngừa và chẩn đoán cả 2 bệnh này đều nên được quan tâm.

    TP HCM: Đã có 28 người nhiễm cúm A/H1N1

    (Kiến Thức) - Sáng 4/6, bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Từ Dũ TP.HCM, cho biết tại Khoa Nội soi số người bị nhiễm cúm A/H1N1 tăng lên 28 người.

    TP HCM: Đã có 28 người nhiễm cúm A/H1N1
    Virut cúm A/H1N1 lây lan nhanh
    Theo BS Nhi, tất cả các trường hợp này đều có triệu chứng như sốt, ho, nhức mỏi và được hướng dẫn nâng cao đề kháng, tránh lây lan cho người xung quanh.

    Những đối tượng nào cần đề phòng đặc biệt cúm A/H1N1?

    Cúm A/H1N1 có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, cao huyết áp, phổi, thận, rối loạn chuyển hóa, thiếu máu hoặc người bị suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ có thai.
     

    Những đối tượng nào cần đề phòng đặc biệt cúm A/H1N1?
    Một bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 đang cách ly điều trị trong tình trạng nguy kịch.
    Một bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 đang cách ly điều trị trong tình trạng nguy kịch. 
    TP Hồ Chí Minh vừa ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do cúm A/H1N1 và 1 bệnh nhân khác đang nguy kịch đến ngay sau khi xuất hiện ổ dịch cúm gần 20 người mắc tại Bệnh viện Từ Dũ khiến người dân rất lo lắng, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao…

    Đã có 6 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 tại Vĩnh Long

    (Kiến Thức) - Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 6 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, phải cách ly và theo dõi chặt chẽ, điều trị tích cực.

    Đã có 6 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 tại Vĩnh Long
    Ngày 13/6, ông Nguyễn Công Tuấn - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết, trên địa bàn tỉnh có 6 trường hợp dương tính cúm A/H1N1. Trong đó, 3 trường hợp đã xuất viện, 1 trường hợp đã chuyển sang Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ điều trị và 2 trường hợp còn điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) đang dần hồi phục sức khỏe.

    Theo báo cáo của Sở Y tế, ngày 8/6, TTYT Bình Minh báo cáo tại phòng 2.03 khoa Nội nhiễm có 6 trường hợp sốt cao, ho khi đang nằm viện điều trị các bệnh lý nội khoa mãn tính: Cao huyết áp, rối loạn tiền đình, đau nhức khớp.

    Da co 6 truong hop nhiem cum A/H1N1 tai Vinh Long-Hinh-2
     Virus cúm A/ H1N1 đang là nỗi lo của ngành Y tế và người dân khi tốc độ lây lan rộng.

    Đọc nhiều nhất

    Tin mới

    Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

    Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

    Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.