Làm thế nào để mua ôtô mới chi phí thấp tại Việt Nam?

Làm thế nào để mua ôtô mới chi phí thấp tại Việt Nam?
Khi tìm mua xe ôtô, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chỉ để ý tới giá xe mà quên đi nhiều khoản chi phí kèm theo khác. Bên cạnh đó, giá ôtô không thật sự thống nhất và thường có mức dao động rất lớn tùy theo thời điểm và người bán. 
Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ đề cập tới việc mua xe hoàn toàn mới và những lưu ý sau có thể sẽ phần nào giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí khi sắm xe.
Thương lượng để “ép giá” và có ưu đãi
Trên thực tế, khi mua xe mới, bạn sẽ có 2 nguồn chính là xe chính hãng do các công ty liên doanh tại Việt Nam lắp ráp hoặc nhập khẩu và xe không chính hãng do các showroom, công ty thương mại phân phối. 
Làm thế nào để mua ôtô mới chi phí thấp tại Việt Nam? ảnh 1
 Ảnh minh họa

Hiện nay, các mẫu xe mới không chính hãng có số lượng ít hơn nhiều so với trước do các chính sách siết nhập xe và khá khó xác định giá do phần lớn phải “giả dạng” xe đã qua sử dụng. Do đó, chúng tôi chỉ để cập tới xe mới chính hãng do các công ty liên doanh lắp ráp và nhập khẩu bán tại Việt Nam.
Các nhà sản xuất và phân phối xe chính hãng thường bán xe qua hệ thống đại lý, trừ các trường hợp bán xe theo lô với số lượng lớn. Do đó, sẽ tồn tại hai hệ thống giá, giá công bố chính thức trên website hoặc các kênh truyền thông, báo chí và giá bán thực tế cho đại lý đã bao gồm chiết khấu. 
Hai hệ thống giá này về cơ bản có nhiều khác biệt và cũng thay đổi theo từng thời điểm. Tuy nhiên, thông thường mức chiết khấu cho đại lý dao động từ 3 tới 11% cộng thêm các khoản thưởng vượt doanh số.
Do đó, trong bối cảnh xe ế, đại lý có thể bán xe với mức giá thấp hơn giá xuất xưởng tới mức trừ hết hoa hồng để đạt được mức doanh số cam kết với hãng hoặc bán thấp hơn nữa nếu buộc phải đẩy xe tồn để thu hồi vốn.
Vì thế, khi mua xe, bạn nên chọn thời điểm và tìm cách “ép giá” đại lý và thời điểm thị trường ế ẩm là giai đoạn bạn có thể mua xe với giá hợp lý nhất nếu biết cách trả giá.
Bên cạnh việc thương lượng giá, một phần quan trọng bạn không thể bỏ qua là tìm hiểu và đòi các khoản khuyến mại kèm theo bởi hiện nay, các hãng xe thường xuyên có các chương trình khuyến mại như tặng phụ tùng, phụ kiện, ưu đãi gói tiền bảo hiểm, thuế trước bạ, phí đăng ký, lãi suất ngân hàng (mua trả góp)... 
Tìm hiểu và thỏa thuận với ngân hàng
Thực tế, do chi phí mua xe lớn nên vay ngân hàng trả góp là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng bởi không phải ai cũng có đủ tiền hoặc muốn thanh toán tiền một lần. 
Vì thế, sau khi thỏa thuận về giá xe, bạn cần tìm hiểu và so sánh vay vốn ngân hàng thế chấp bằng xe. Cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí là bạn phải tách việc đàm phán giá xe khỏi việc vay vốn ngân hàng dù một số đại lý có thể lo trọn gói việc này. 
Ngoài ra khi làm việc với ngân hàng, bạn nên thỏa thuận kỹ các ràng buộc khác như việc buộc phải mua bảo hiểm vật chất ở chỗ ngân hàng chỉ định với mức phí cao.
Bạn cũng cần lưu ý rằng nếu bạn tới vay ngân hàng sau khi đã hoàn tất việc đăng ký xe thì xe sẽ bị tính là xe cũ và có nhiều ngân hàng sẽ không chấp nhận hoặc chấp nhận với tỉ lệ thấp (dưới 60%).
Tránh "cò" khi đăng ký xe
Chi phí này vận dụng hợp pháp theo qui định của Nhà nước nhưng bạn cũng nên lưu ý để khỏi mất tiền cho “cò”.
Lưu ý khi mua bảo hiểm
Với tình trạng giao thông hiện nay ở Việt Nam, việc mua cả 2 loại bảo hiểm gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bắt buộc) và bảo hiểm vật chất xe là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu các hãng bảo hiểm trước khi quyết định và bạn cũng có thể thương lượng để có mức chi phí thấp hơn. 

TIN BÀI LIÊN QUAN
TIN BÀI ĐỌC NHIỀU


Đọc nhiều nhất

Tin mới