Làm gì để không “dính bẫy” nhà trái phép như New City Thuận Việt?

(Kiến Thức) - Liên tiếp những vụ bán nhà trái phép - mới đây nhất là dự án New City Thủ Thiêm của Thuận Việt - đang biến khách hàng dễ dàng trở thành nạn nhân, tiền mất tật mang, thậm chí phải ôm nợ nần mà vẫn nguy cơ không được nhận nhà. 
 

Mới đây nhất, dư luận đang xôn xao trước sự việc Công ty Thuận Việt bị xử phạt vì lộ hàng loạt sai trái trong quá trình xây dựng và mua bán dự án New City. Đây vốn là dự án nhà ở xã hội, sau đó Công ty Thuận Việt mua lại để làm thương mại. Tuy nhiên, khi thủ tục chuyển đổi chưa hoàn tất, doanh nghiệp này đã bán ồ ạt cho hàng nghìn người mua.
Khách mua New City bị Thuận Việt “gài bẫy” thế nào?
Theo thông tin trên VNF dẫn nguồn của Sở Xây dựng TP HCM, tính đến thời điểm hiện tại, dự án New City vẫn chưa được thực hiện xong thủ tục để chuyển sang căn hộ thương mại. Tuy nhiên, Thuận Việt lại cố tình lờ đi các ràng buộc này để công khai rao bán dự án.
Doanh nghiệp này đã tự ý đề ra bảng giá "tạm tính" để mời chào khách hàng. Theo các chuyên gia pháp lý, sự thiếu minh bạch này có thể khiến khách hàng thiệt đơn, thiệt kép. Nghĩa là sau khi ký vào hợp đồng giao dịch, Thuận Việt có thể đẩy giá lên cao hơn mức ký kết rất nhiều lần. Khách hàng dễ dàng rơi vào cảnh "đâm lao buộc phải theo lao".
Dự án New City Thủ Thiêm có quy mô khoảng 1.300 căn hộ, hiện có khoảng 1.000 căn đã được bán ra thị trường. Như vậy, có thể thấy, với mức giá "tạm tính" trên dưới 50 triệu/m2 và sau này Thuận Việt có thể đẩy cao hơn nữa thì doanh nghiệp này sẽ "bỏ túi" số tiền lớn thế nào. Trong khi đó, không chỉ nguy cơ mua nhà giá đắt, khách hàng của Thuận Việt còn gặp rủi ro trắng tay khi mà dự án đang bị điều tra, xử phạt.
Lam gi de khong “dinh bay” nha trai phep nhu New City Thuan Viet?
 Phối cảnh dự án New City Thủ Thiêm. Ảnh: VTC News.

New City chưa được cấp phép bán - Tin Tức VTV24.

Dự án trái phép liên tiếp xuất hiện, làm gì để không "dính" bẫy?
Không chỉ dự án New City của Thuận Việt "bẫy" khách mà trước đó, dư luận từng nhiều lần "dậy sóng" vì những cú lừa tinh vi của các ông chủ dự án, biến rất nhiều khách hàng vốn phải được coi là "Thượng đế" trở thành nạn nhân.
Đơn cử như dự án Alibaba Tây Bắc Củ Chi (TP.HCM). Khu đất này đến nay vẫn đang là dự án được Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc mời gọi đầu tư nhưng Công ty cổ phần Alibaba Tây Bắc TP HCM và Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba lại tự xưng là chủ đầu tư, công bố tung ra 1.000 nền nhà. Đã có gần 500 khách hàng “sập bẫy” Alibaba, với số tiền bước đầu công ty này khai nhận là hơn 16 tỉ đồng.
Hay dự án Golden River Residence nằm trên địa bàn huyện Đức Hoà tỉnh Long An do Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường (Cát Tường Group) là chủ đầu tư cũng bị tuýt còi vì bán nhà trái phép. Mặc dù không có trong hồ sơ phê duyệt quy hoạch 1/500 của tỉnh, thậm chí còn thuộc diện "ưu tiên kiểm tra", thế nhưng dự án này vẫn nghiễm nhiên rao bán hết sức rầm rộ.
Rất nhiều khách hàng là nạn nhân của các dự án này đang nơm nớp nỗi lo mất tiền, khi chủ đầu tư phải đối mặt với cơ quan điều tra. Theo nhiều chuyên gia bất động sản, hiện tình trạng bán dự án sai phép đang ngày càng diễn ra phổ biến với nhiều chiêu thức tinh vi. Nếu không tỉnh táo, khách hàng dễ dàng sập bẫy và đối diện với rất nhiều rủi ro.

Từng trao đổi với Kiến Thức về những trường hợp dự án rao bán nhà trái phép, Ths.Ls. Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho hay, để bảo vệ quyền lợi của mình, khách hàng trước khi mua căn hộ dự án nhất thiết phải yêu cầu bên bán cung cấp quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền, quyết định phê duyệt dự án, bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500, giấy phép xây dựng cùng các tài liệu hồ sơ khác về việc xây dựng nếu có.

Trên cơ sở đó, khách hàng có thể đối chiếu thông tin sản phẩm mà bên bán giới thiệu. Những trường hợp không cung cấp hồ sơ, khách hàng không nên mạo hiểm ký hợp đồng để tránh rủi ro về sau.

Ngoài ra, khách hàng cần chọn những doanh nghiệp, nhà đầu tư uy tín trong lĩnh vực bất động sản và tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia bất động sản, luật sư… trước khi giao dịch mua bán hay ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhà ở để hạn chế tối đa rủi ro về sau.

Trao nhầm con ở Ba Vì: Hai gia đình "đoàn tụ" thế nào?

(Kiến Thức) - Theo anh Phùng Giang Sơn – cha một trong hai bé bị trao nhầm ở Ba Vì cho hay, hai gia đình thống nhất trong bữa cơm sáng nay, các con sẽ gặp nhau, cùng bàn bạc cụ thể về việc đoàn tụ. 

Tối qua (14/7), trao đổi với PV, anh Phùng Giang Sơn - cha một trong hai bé trong vụ trao nhầm con ở Ba Vì bất ngờ thông tin, dù dự định ban đầu hai gia đình sẽ thực hiện bữa cơm "đoàn tụ" trong chiều cùng ngày. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết Hà Nội mưa to nên chị Vũ Thị Hương không thể đưa cháu M. tới được. Vì vậy, bữa cơm đặc biệt này sẽ được rời sang sáng ngày hôm nay (15/7).
Anh Phùng Giang Sơn. Nguồn ảnh: Vietnamnet
 Anh Phùng Giang Sơn. Nguồn ảnh: Vietnamnet

Đọc nhiều nhất

Tin mới