Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Edgar Feuchtwanger - người hàng xóm cũ của trùm phát xít Hitler ở Prinzregentenplatz, Đức cho hay ông đã gặp nhà độc tài quyền lực nhất nước Đức lúc bấy giờ khi vẫn còn là một đứa trẻ. Ông Feuchtwanger cũng kể về chuyện cha của ông bị bắt giam vào trại tập trung của Đức cũng như việc gia đình ông đã bỏ trốn sang Anh an toàn, để tránh cuộc diệt chủng người Do Thái do Hitler chỉ đạo như thế nào.
Theo lời kể của ông Feuchtwanger, lần đầu tiên ông nhìn thấy nhà độc tài Hitler trên đường phố Munich khi 8 tuổi (tức năm 1932) - 1 năm trước khi trùm phát xít Đức trở thành Thủ tướng Đức.
Ông Feuchtwanger đã sống cạnh nhà Hitler trong 9 năm trước khi bỏ sang Anh sinh sống. |
Khi đó, ông Feuchtwanger được vú em đưa đi dạo đúng lúc trùm phát xít Đức Adolf Hitler bước ra khỏi nhà. Hitler đã nhìn ông với ánh mắt "khá nhân từ". Ông Feuchtwanger, 91 tuổi, nhớ lại khi đó một số người đã hét to "Heil Hitler".
Ông Feuchtwanger cho rằng, nếu như trùm phát xít Hitler biết ông là người Do Thái thì chắc chắn ông sẽ không còn sống để kể câu chuyện này. Mọi chuyện đã thay đổi vào ngày 9 - 10/111/1938 khi phát xít Đức thực hiện vụ càn quét Kristallnacht (còn gọi là Đêm thủy tinh) nhằm vào người Do Thái. Theo đó, Đức quốc xã thực hiện cuộc tàn sát người Do Thái ở khắp nước Đức, Áo và Sudetenland.
Trùm phát xít Hitler trực tiếp chỉ huy cuộc tàn sát người Do Thái trong Chiến tranh thế giới 2. |
Trong vụ càn quét Kristallnacht, 91 người Do Thái bị giết hại và hàng chục ngàn người Do Thái khác bị phát xít Đức bắt giữ. Hàng ngàn ngôi nhà, cửa hàng, giáo đường... của người Do Thái bị Đức quốc xã phá hủy.
Trong vụ càn quét Kristallnacht do phát xít Đức thực hiện, cha của ông Feuchtwanger bị bắt giữ và đưa đến trại tập trung đầu tiên của Đức quốc xã - Dachau.
Vào thời điểm đó, gia đình ông Feuchtwanger vô cùng lo lắng và lo sợ sẽ không gặp lại người cha thân yêu của họ nữa. Tuy nhiên, 6 tuần sau khi bị bắt, cha của ông Feuchtwanger được trả tự do và trở về nhà. Sau khi cả gia đình đoàn tụ, ông Feuchtwanger và các thành viên trong gia đình vội vã rời khỏi Đức và sang Anh sinh sống để tránh khỏi cuộc tàn sát người Do Thái. Tại Anh, ông Feuchtwanger trở thành một giáo sư lịch sử và đã xuất bản cuốn sách có nhan đề “Khi Hitler là người hàng xóm của chúng tôi”.