Với độ cao trên 700m so với mặt nước biển, Núi Cấm (Tịnh Biên – An Giang) được biết đến như địa điểm “không thể bỏ qua” của khách du lịch. Bởi nơi đây không chỉ có nhiều công trình văn hóa mang dậm dấu ấn tâm linh của thời cha ông mở đất, mà còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều tài nguyên cho nền du lịch sinh thái.
Núi Cấm nhìn từ vồ Bồ Hong - đỉnh cao nhất trong dãy Núi Cấm. Ảnh: L.T |
Đó không chỉ là những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn tiếng lá non gọi gió, những hang động và nhất là hệ thống suối.
Suối ở Núi Cấm rất đa dạng, có khi chảy ngầm dưới các hốc đá, có khi nhẹ nhàng lan tỏa qua những tảng đá bên dưới hang động, có khi róc rách dưới cội rừng già... nhưng cũng có khi ầm ào thành suối.
Cua núi được bắt bằng phương pháp câu. Ảnh: L.T |
Ngoài tên gọi đặc biệt như suối Thanh Long, suối Động Thủy Liêm..., suối ở Núi Cấm còn có nhiều đặc biệt khác, trong đó có điều đặc biệt hiếm nơi đâu có được: Là thủ phủ của loài cua.
Có hình dáng giống cua đồng tại các kênh, rạch, đồng ruộng, nhưng cua Núi Cấm có màu sắc đẹp hơn, đặc biệt là thịt rất thơm, ngọt... nên thu hút sự quan tâm của du khách từ mắt đến mũi và miệng.
Cua Núi Cấm sống ven theo các khe suối, lạch nước trên các đỉnh núi cheo leo, hiểm trở... nơi mà mỗi sáng tinh sương, hơi nước từ khe đá tỏa lên những sợi khói mỏng mảnh rồi đan kết thành những đám mây vắt nhẹ trên những ngọn cây, tảng đá... nên có người đã ví von công việc câu cua là đi vào cảnh giới của mây mù, của sương khói...
Khi đưa cần câu vào hang, cua sẽ dùng càng kẹp lại... Ảnh: L.T |
Có dịp về An Giang, du lịch đến Núi Cấm, xin du khách hãy một lần chiêm ngưỡng... chắc chắn nhiều người sẽ đưa ra quyết định trở lại trong thời gian không xa!