Kon Tum khô hạn, các vườn sâm Ngọc Linh ứng phó sao?

Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng đang là cao điểm của mùa khô. Nhiều tháng nay không có mưa, cây trồng khát nước, trong đó, có sâm Ngọc Linh.

Huyện Tu Mơ Rông là thủ phủ của loài dược liệu qúy sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum. Đây cũng là cây trồng được huyện và người dân xác định là cây trồng chủ lực với kỳ vọng giúp bà con không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.
Vì vậy, những năm qua, đồng bào dân tộc Xơ Đăng nơi đây đang tích cực, tập trung phát triển mạnh cây sâm Ngọc Linh.
Đến nay, toàn huyện đã phát triển được 2384ha sâm Ngọc Linh; trong đó, diện tích sâm Ngọc Linh trong doanh nghiệp là 2.316, 79ha và trong dân là 67,17ha.
Diện tích sâm Ngọc Linh của bà con trồng tập trung ở các cánh rừng xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây, Đăk Na... Sâm Ngọc Linh được trồng dưới tán rừng, nơi có độ cao từ 1.500m trở lên so với mực nước biển.
Theo bà con đồng bào Xơ Đăng trồng sâm Ngọc Linh, cây sâm cần độ ẩm để sinh trưởng nhưng không chịu được úng.
Vì vậy, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô của Tây Nguyên, không có mưa nên đất đai bị khô hạn, cây trồng bị thiếu nước. Để đảm bảo độ ẩm cho cây trồng, bà con trồng sâm Ngọc Linh phải tiến hành tưới nước mỗi tuần từ 1 đến 2 lần để vừa tạo độ ẩm, vừa giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Kon Tum kho han, cac vuon sam Ngoc Linh ung pho sao?
Tưới nước chống hạn cho sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: PN. 
Theo ghi nhận, tại những cánh rừng già trồng sâm Ngọc Linh ở xã Măng Ri, từng đoàn người gùi bình chứa ra khe núi để múc nước vào can và gánh về các luống sâm để tưới.
Những chỗ thuận lợi, gần suối thì người dân dùng ống nhựa mềm dẫn nước về tưới; những chỗ không thuận lợi, hoặc xa suối thì người dân phải đi xách, gánh từng can nước.
Đối những vùng có suối, người dân sử dụng ống nhựa để dẫn nước, bắt hệ thống tưới phun sương, vừa giúp giảm nhân công lao động, vừa đảm bảo cho cây sâm phát triển ổn định vào mùa khô. Những luống sâm được tưới nước, chồi bắt đầu mọc trồi, lá xanh ngắt.
Theo người trồng sâm, một nguyên tắc luôn áp dụng khi chống hạn cho cây sâm là trước khi tưới, người dân sẽ kiểm tra kỹ độ ẩm của đất.
Điều này sẽ giúp kiểm soát nước tưới, tránh tình trạng tưới nhiều làm úng cây. Khi tưới, cần tưới nhẹ, tưới phun sương để tránh làm gãy thân, trôi gốc cây sâm. Nguồn nước tưới được bà con đồng bào dẫn từ các khe suối trong cánh rừng già.
Chia sẻ điều này với phóng viên, ông A Sỹ (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) là một trong những người có kinh nghiệm trồng sâm bậc nhất ở mảnh đất Tu Mơ Rông cho hay: Việc tưới nước cũng phải cẩn thận, kỹ càng bởi nếu tưới nhiều quá dẫn đến sâm bị úng, thúi củ.
Vì vậy, trước khi tưới phải kiểm tra độ ẩm mà tính toán việc tưới cho phù hợp. Điều này cũng đòi hỏi người có kinh nghiệm thực tế. Những chỗ có nắng nhiều thì một tuần tưới một lần, còn những khu vực nắng ít thì hai tuần tưới một lần là được.
Còn ông A Dũng- Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Na cho biết: Trên địa bà xã hiện nay, hiện có khoảng 200 hộ dân trồng sâm Ngọc Linh với hơn 1,3ha. Diện tích sâm được trồng tập trung, rồi chia theo các nhóm hộ để vừa dễ quản lý vừa thay nhau chăm sóc, bảo vệ sâm.
Trong mùa khô này, để sâm phát triển, duy trì sinh trưởng tốt, người dân cắt cử nhau thường xuyên lên thăm vườn, bảo vệ, chăm sóc và tưới nước cho sâm.
“Ngày trước đầu mùa khô, nắng ít, độ ẩm còn cao thì 3 tuần tưới một lần, nhưng sau này, nắng kéo dài, nên hàng tuần phải tưới để đảm bảo độ ẩm cho cây sâm sinh trưởng”- ông Dũng nói.
Bà Hoàng Thị Thùy Dung- Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cho biết: Để giúp bà con trồng sâm đạt hiệu quả cao, tránh bị chết do thiếu nước trong mùa khô, trung tâm đã cử cán bộ hướng dẫn dân cách tưới phù hợp; làm mái che nắng.
Định kỳ, Trung tâm đi kiểm tra vườn sâm của bà con để có phương án tư vấn cho bà con cách phòng bệnh cho cây sâm. Dù tết nhưng cán bộ Trung tâm vẫn đang bám sát trên các vườn sâm của dân nhằm giúp cây sâm chống chọi qua mùa khô hạn.

“Giật mình” những cây sâm Ngọc Linh giá ngang ngửa căn chung cư

Những cây sâm Ngọc Linh giá tiền tỷ, đắt ngang ngửa căn chung cư có tuổi đời lên tới hàng trăm năm, vô cùng quý hiếm.

“Giật mình” những cây sâm Ngọc Linh giá ngang ngửa căn chung cư
“Giat minh” nhung cay sam Ngoc Linh gia ngang ngua can chung cu
Tại lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 4 tại hyện Nam Trà My (Quảng Nam) mới dây, một cây sâm Ngọc Linh khoảng 20 năm tuổi được bán với giá 900 triệu đồng thu hút sự chú ý của nhiều người. Ảnh: Zing 

Loại hạt đắt nhất Việt Nam, giá hàng trăm triệu đồng/kg

Với giá từ 200-240 triệu đồng/kg thì hạt sâm Ngọc Linh có giá “đắt như vàng” nên được coi là loại hạt đắt nhất Việt Nam.

Loại hạt đắt nhất Việt Nam, giá hàng trăm triệu đồng/kg
Loai hat dat nhat Viet Nam, gia hang tram trieu dong/kg

Đánh thức tiềm năng Bảo vật Quốc gia, xây dựng chuỗi giá trị Sâm Ngọc Linh

Đó là chủ đề của Hội thảo về sâm Ngọc Linh do Viện Bảo tồn và Phát triển Sâm Ngọc Linh Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Đánh thức tiềm năng Bảo vật Quốc gia, xây dựng chuỗi giá trị Sâm Ngọc Linh
Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học, các cán bộ lãnh đạo, đại diện Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban ngành, các doanh nghiệp, các đối tác liên doanh, hợp tác xã.
Danh thuc tiem nang Bao vat Quoc gia, xay dung chuoi gia tri Sam Ngoc Linh
Ông Võ Kim Cự, Viện trưởng Viện Bảo tồn và Phát triển Sâm Ngọc Linh
phát biểu khai mạc Hội thảo.
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới