Đánh thức tiềm năng Bảo vật Quốc gia, xây dựng chuỗi giá trị Sâm Ngọc Linh

Đó là chủ đề của Hội thảo về sâm Ngọc Linh do Viện Bảo tồn và Phát triển Sâm Ngọc Linh Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Đánh thức tiềm năng Bảo vật Quốc gia, xây dựng chuỗi giá trị Sâm Ngọc Linh
Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học, các cán bộ lãnh đạo, đại diện Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban ngành, các doanh nghiệp, các đối tác liên doanh, hợp tác xã.
Danh thuc tiem nang Bao vat Quoc gia, xay dung chuoi gia tri Sam Ngoc Linh
Ông Võ Kim Cự, Viện trưởng Viện Bảo tồn và Phát triển Sâm Ngọc Linh
phát biểu khai mạc Hội thảo.
 
Theo báo cáo đề dẫn hội thảo, thời gian qua trên địa bàn các địa phương đã có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức và cá nhân đã tổ chức trồng Sâm Ngọc Linh, nuôi cấy mô và gieo hạt sâm theo truyền thống, đồng thời, đã chế biến được một số sản phẩm tiêu dùng đưa ra thị trường bước đầu đã được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy vậy, tổ chức sản xuất còn tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết với nhau, thiếu sự đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa các khâu nuôi trồng, chăm sóc, chế biến sau thu hoạch được tiêu chuẩn hóa, ít có sự tham gia của các nhà khoa học với doanh nghiệp, chưa có các vùng sản xuất quy mô lớn, cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu đồng bộ, chưa được chuẩn hóa nên hiệu quả còn thấp.
Để thực hiện chủ trương, Chính phủ phát triển Sâm Ngọc Linh thành sản phẩm quốc bảo và vươn ra tầm thế giới, có sức cạnh tranh cao cần phải xây dựng chiến lược và giải pháp thực hiện việc bảo hộ khai thác và thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển bền vững Sâm Ngọc Linh Việt Nam.
Tại Hội thảo đã có 24 tham luận của các nhà khoa học, các đại biểu tập trung vào các chủ đề:  Nghiên cứu về sâm thế giới; Nghiên cứu về sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh và các loại sâm khác); Quy trình công nghệ sản xuất giống; Quy trình công nghệ chăm sóc; Quy trình công nghệ bảo vệ thực vật;
+ Quy trình công nghệ thu hoạch; Quy trình công nghệ chế biến sau thu hoạch; Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; Nâng cao được tiềm lực nghiên cứu phát triển công nghệ và sản xuất thương mại cho các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp sản xuất thương mại sản phẩm từ Sâm Việt Nam đạt trình độ khu vực và quốc tế. 
Ban Tổ chức và các đại biểu tham dự Hội thảo mong muốn Sâm Ngọc Linh Việt Nam sớm trở thành “Quốc bảo”, mọi người dân Việt Nam có quyền được hưởng các sản phẩm Sâm Ngọc Linh để chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho mọi người và xuất khẩu hàng tỷ USD đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Để đạt được điều đó, cần có sự hợp tác giữa các vùng, các địa phương và cả nước liên kết chuỗi giá trị trên tất cả các khâu nghiên cứu khoa học sản xuất giống, chế biến sâu các sản phẩm và cùng nhau tiêu thụ sản phẩm, chú trọng các dòng sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại; gắn kết thường xuyên, chặt chẽ giữa khoa học với sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cận cảnh sản phẩm linh vật mèo hút khách trước thềm Quý Mão 2023:
 

Vườn sâm Ngọc Linh Quang Nam quý hiếm sao được đào hầm chông bảo vệ

Vừa qua thông tin người dân ở Quảng Nam ăn ngủ giữa núi rừng, đào hầm chông bảo vệ cũng như tận tâm chăm sóc những vườn sâm Ngọc Linh trị giá cả tỷ đồng đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Vườn sâm Ngọc Linh Quang Nam quý hiếm sao được đào hầm chông bảo vệ
Vuon sam Ngoc Linh Quang Nam quy hiem sao duoc dao ham chong bao ve
 Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện có 1.500 ha sâm Ngọc Linh và hơn 1.500 hộ dân thuộc 7 xã đang đăng ký trồng thêm 2.500 ha; trong đó có hàng chục doanh nghiệp trồng hàng trăm ha loài sâm quý hiếm này. 

Sâm Ngọc Linh bổ béo gì... giá nửa tỷ đồng/bình 168 củ?

Phát hiện vào những năm 70 của thế kỷ trước, sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới.

Sâm Ngọc Linh bổ béo gì... giá nửa tỷ đồng/bình 168 củ?
Sam Ngoc Linh bo beo gi... gia nua ty dong/binh 168 cu?
 Ngày 6/1, chị Nguyễn Thị Hồng Thương (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết vừa hoàn thành việc ghép tạo hình rồng từ 168 củ sâm Ngọc Linh theo đơn đặt hàng của khách. Ảnh: VTCNews

Thợ lặn “xới tung” đáy biển tìm kiếm nhân sâm trị giá 70 triệu/kg

Hải sâm có giá rất cao khiến các ngư dân thậm chí mạo hiểm cả mạng sống của mình, "xới tung" đáy biển để tìm kiếm chúng.

Thợ lặn “xới tung” đáy biển tìm kiếm nhân sâm trị giá 70 triệu/kg
Tho lan “xoi tung” day bien tim kiem nhan sam tri gia 70 trieu/kg
Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả". 

Đọc nhiều nhất

Tin mới