Kinh khủng bệnh nhân bị kim đâm thấu tim

(Kiến Thức) - Do sơ xuất khi nằm ngủ, một thanh niên có tên Nguyễn Văn H. (19 tuổi) quê Hòa Bình đã không may bị chiếc kim khâu đâm xuyên lồng ngực và thấu vào tim.

Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức, đây là trường hợp rất hi hữu và lần đầu tiên gặp, cấp cứu tại bệnh viện này.
Người nhà của bệnh nhân cho biết, vào tối 7/9, do sơ suất, bệnh nhân đã nằm đè lên chiếc kim khâu, chiếc kim đâm xuyên vào trong ngực. Sau đó bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội, thấy sưng nề vùng ngực.
Ngày 9/9, bệnh nhân H. nhập viện và khi tiến hành chụp X-quang, các bác sĩ đã phát hiện chiếc kim dài khoảng 4 cm nằm sâu trong ngực và sau khi chụp cắt lớp vi tính phát hiện chiếc kim nằm gọn trong buồng tim trái.
Mổ tim hở cấp cứu bệnh nhân bị kim đâm thấu tim. Ảnh: BSCC
 Mổ tim hở cấp cứu bệnh nhân bị kim đâm thấu tim. Ảnh: BSCC
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước đánh giá, nếu không kịp thời lấy ra, tim co bóp sẽ khiến cây kim nhọn chọc thủng tim của bệnh nhân, rất nguy hiểm.Vì thế, ngay sau khi hội chẩn, các bác sỹ đã tiến hành mổ tim hở cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân H.
“Để phẫu thuật lấy dị vật cho bệnh nhân, các bác sĩ đã quyết định làm liệt tim, chạy máy thở nhân tạo cho bệnh nhân, sau đó mở tim, cầm máu. Khi mở vùng tim ra, một vùng tim của bệnh nhân đã rách nham nhở do tim co bóp tác động vào cây kim nhọn, đầu nhọn của kim khâu đâm vào tim người bệnh”, bác sĩ Ước cho biết.
Ca mổ kết thúc sau 2 giờ và cây kim nhọn dài 4,5cm được lấy ra khỏi tim của bệnh. Sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, bệnh nhân đã được chuyển về phòng hồi sức, 1 tuần sau bệnh nhân đã có thể ra viện.
Cây kim saun khi được lấy ra. Ảnh: BSCC
 Cây kim saun khi được lấy ra. Ảnh: BSCC
Bác sỹ Ước khuyến cáo, cái kim rất nhọn, nên nó có thể đi vào cơ thể, đi qua da rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn nhiều. Khi vào cơ thể, thì tùy theo sự vận động của cơ thể nó có thể di chuyển tới nhiều cơ quan khác nhau, cây kim có thể nằm trong cơ, nằm trong khớp, vào trong phổi và thậm chí vào trong tim như trường hợp trên. Việc cây kim chui vào trong da vào cơ thể và chạy theo nhiều hướng khác nhau, nên việc lấy cây kim ra rất khó khăn.
Vì vậy, người dân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các vật liệu như cây kim cần phải cất kỹ càng, tránh để xảy ra các trường hợp nằm đè lên kim gây ra những hậu quả rất đáng tiếc.

Tại sao bị bệnh hở và hẹp van tim?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội trả lời: Nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh van tim là thấp tim. Thấp tim có thể làm van tim bị viêm, xơ hóa và dầy lên theo thời gian làm cho các van tim không thể mở ra hoặc đóng lại một cách bình thường.

Một số người bị bệnh van tim từ khi mới sinh nên được sửa chữa thay van từ khi còn nhỏ. Các van tim cũng có thể bị tổn thương do nhiễm khuẩn (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn) hay những bệnh lý khác như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...

Van tim bị tổn thương làm hạn chế dòng máu chảy qua van gọi là hẹp van tim. Van tim đóng không kín, làm cho dòng máu chảy ngược lại các buồng tim gọi là hở van tim. Cả hai tổn thương trên thường hay kết hợp với nhau.

TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIÊU

Vi khuẩn đường ruột bảo vệ người béo phì khỏi bệnh tim

(Kiến Thức) - Theo các nhà khoa học, vi khuẩn tốt trong ruột có tác dụng bảo vệ những người béo phì khỏi nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối liên hệ giữa béo phì và mức độ vi khuẩn tốt tìm thấy trong ruột.
Nghiên cứu cho thấy những người béo phì có mức độ vi khuẩn tốt trong ruột ít có nhiều khả năng phát triển các rối loạn chuyển hóa như bệnh tim mạch và tiểu đường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.