Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của BOT Cầu Thái Hà

(Vietnamdaily) - Kiểm toán đưa ra vấn đề nhấn mạnh về khoản lỗ lũy kế hơn 244 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn gần 97 tỷ đồng, tổng nợ phải trả gần 1.103 tỷ đồng,...

Theo BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2021, CTCP BOT Cầu Thái Hà (BOT) báo lỗ ròng gần 51 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập chỉ lỗ hơn 43 tỷ đồng. Theo đó, lỗ lũy kế tính đến 30/6 lên hơn 244 tỷ đồng.

BOT cho biết lỗ sau soát xét tăng mạnh do điều chỉnh giá vốn hàng bán tăng 23% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 7 tỷ đồng, tăng chi phí dự phòng phải thu khó đòi. 

Ngoài ra, kiểm toán đưa ra vấn đề nhấn mạnh về khoản lỗ lũy kế hơn 244 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn gần 97 tỷ đồng, tổng nợ phải trả gần 1.103 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 126 tỷ đồng.

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh liên tục âm từ thời điểm Công ty bắt đầu hoạt động thu phí. Hiện tại, các khoản nợ tín dụng được thanh toán nhờ vào sự tài trợ của cổ đông lớn là Công ty TNHH Tiến Đại Phát.

Các yếu tố trên cho thấy sự không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Kiem toan nghi ngo kha nang hoat dong lien tuc cua BOT Cau Thai Ha
 

Đáp lại, BOT cho biết trong giai đoạn đầu hoạt động thu phí, Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành do nhiều nguyên nhân khách quan và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid. BOT đã có những biện pháp để khắc phục nhằm tháo gỡ các khó khăn và đã được Công ty kiểm toán ghi nhận trong báo cáo.

Cụ thể, ngày 4/2/2020, Công ty đã có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam và Ban quản lý dự án Thăng Long đề cập đến một số vấn đề còn tồn tại từ bước lập dự án đầu tư, mời nhà đầu tư, triển khai xây dựng, khai thác dự án cầu Thái Hà, đây là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Công ty cũng đã đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể thu đúng, thu đủ để hoàn vốn đầu tư.

Hiện tại, Công ty đang chờ văn bản trả lời của Bộ Giao thông vận tải và cấp có thẩm quyền về các nội dung theo Công văn nêu trên.

Với tài sản hiện hữu thuộc sở hữu của Công ty là Cầu Thái Hà (tổng giá trị đầu tư là 1.375 tỷ đồng) và 93.488 tỷ đồng thuế GTGT trong giai đoạn đầu tư đang làm thủ tục hoàn thuế), cùng với sự hỗ trợ cam kết tài chính dài hạn để thanh toán các khoản nợ tín dụng của nhà đầu tư là Công ty TNHH Tiến Đại Phát thì Công ty chắc chắn sẽ hoạt động liên tục trong tương lai.

BOT Cầu Thái Hà tiếp tục báo lỗ quý thứ 6 liên tiếp, huy động vốn để trả nợ ngân hàng

(Vietnamdaily) - BOT vẫn phải chịu lỗ ròng gần 24 tỷ đồng trong quý 2/2020, thấp hơn mức lỗ 42 tỷ của cùng kỳ 2019. Như vậy, đây là quý thứ 6 liên tiếp kể từ khi đi vào hoạt động BOT chìm trong thua lỗ. 

CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu giảm hơn 15% về còn hơn 5 tỷ đồng.

Mặc dù tốc độ giảm của giá vốn mạnh hơn tới 89% nhưng BOT vẫn ghi nhận hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận gộp, trong khi cùng kỳ khoản mục này âm gần 15 tỷ đồng.

BOT Cầu Thái Hà báo lỗ quý thứ 8 liên tiếp, vẫn còn gánh nặng nợ vay

(Vietnamdaily) - CTCP BOT Cầu Thái Hà (BOT) ghi nhận lỗ luỹ kế đến ngày 31/12/2020 đã lên đến 192 tỷ đồng.

Trong quý 4, BOT ghi nhận doanh thu đạt gần 7,2 tỷ đồng, tăng 4,1% so với quý 4/2019. Chi phí giá vốn ghi nhận gần 3,48 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp ghi nhận đạt 3,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gộp 14 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính do BOT Cầu Thái Hà đã áp dụng phương pháp tính khấu hao tài sản theo lưu lượng xe thực tế qua trạm thay cho phương pháp cố định theo đường thẳng dùng trước đó.

Tin mới