BOT Cầu Thái Hà tiếp tục báo lỗ quý thứ 6 liên tiếp, huy động vốn để trả nợ ngân hàng

(Vietnamdaily) - BOT vẫn phải chịu lỗ ròng gần 24 tỷ đồng trong quý 2/2020, thấp hơn mức lỗ 42 tỷ của cùng kỳ 2019. Như vậy, đây là quý thứ 6 liên tiếp kể từ khi đi vào hoạt động BOT chìm trong thua lỗ. 

CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu giảm hơn 15% về còn hơn 5 tỷ đồng.

Mặc dù tốc độ giảm của giá vốn mạnh hơn tới 89% nhưng BOT vẫn ghi nhận hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận gộp, trong khi cùng kỳ khoản mục này âm gần 15 tỷ đồng.

Chi phí lãi vay vẫn là gánh nặng của BOT khi tiếp tục "ngốn" tới gần 27 tỷ đồng như cùng kỳ.

Do đó, sau cùng, BOT vẫn phải chịu lỗ ròng gần 24 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 42 tỷ của cùng kỳ 2019. Như vậy, đây là quý thứ 6 liên tiếp kể từ khi đi vào hoạt động BOT chìm trong thua lỗ. 

BOT Cau Thai Ha tiep tuc bao lo quy thu 6 lien tiep, huy dong von de tra no ngan hang
 

Luỹ kế 6 tháng, BOT Cầu Thái Hà tiếp tục chìm trong thua lỗ với 46 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so con số lỗ 86 tỷ của cùng kỳ 2019.

Với con số lỗ này, nâng lỗ luỹ kế của BOT lên mức 216 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2020.

Trong cơ cấu nguồn vốn 1.401,5 tỷ đồng của BOT Cầu Thái Hà thì vay nợ tài chính dài hạn chiếm chủ yếu tới 1.017 tỷ đồng và vay nợ tài chính ngắn hạn là 76 tỷ đồng.

Đây là khoản vay BOT Cầu Thái Hà vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, CTG) theo hợp đồng tín dụng ngày 31/3/2015 với thời hạn 161 tháng. Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo của VietinBank.

Được biết, năm 2020, BOT Cầu Thái Hà đặt mục tiêu tổng doanh thu tới 635 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 12 tỷ đồng. Như vậy, BOT Cầu Thái Hà còn cách rất xa so với mục tiêu đề ra.

Tiếp tục huy động vốn để trả nợ ngân hàng

Dự án BOT Cầu Thái Hà được công ty triển khai xây dựng từ năm 2014, thu phí chính thức từ đầu năm 2020. Tuy nhiên lưu lượng xe tuyến đường đang ở mức thấp do vậy phí thu được chưa đủ bù đắp chi phí hoạt động của công ty gồm chi phí vận hành, chi phí tài chính.

Trong thời gian qua, BOT tiếp tục thực hiện vay vốn từ nhà đầu tư dự án là Công ty TNHH Tiến Đại Phát để hoạt động.

Do đó, để đảm bảo nguồn vốn trả nợ ngân hàng, các đối tác, tái cấu trúc vốn, công ty có kế hoạch tăng vốn để bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn này.

Theo đó, BOT Cầu Thái Hà dự kiến phát hành 15 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp. Vốn điều lệ dự kiến tăng từ 485 tỷ đồng lên 615 tỷ đồng.

 Dự kiến số tiền thu được là 150 tỷ đồng sẽ được bổ sung vốn thanh toán các khoản nợ của công ty.

BOT Cầu Thái Hà lỗ tiếp 170 tỷ năm 2019, dư nợ ngàn tỷ tại VietinBank

(Vietnamdaily) - Dù đã bắt đầu ghi nhận doanh thu nhưng BOT Cầu Thái Hà vẫn báo lỗ đến 170 tỷ đồng cả năm 2019 do kinh doanh dưới giá vốn.
 

Báo cáo tài chính quý 4/2019 của CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) ghi nhận doanh thu thuần chỉ gần 7 tỷ đồng, trong khi đó giá vốn hàng bán chiếm đến 21 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, BOT còn phải gánh gần 27 tỷ đồng chi phí tài chính mà chủ yếu là chi phí lãi vay. Từ đó, Công ty báo lỗ hơn 41 tỷ đồng. Dẫn đến luỹ kế cả năm, Công ty lỗ đến 170 tỷ đồng.

Sau khi cầu viện, BOT Cầu Thái Hà tiếp tục báo lỗ 41 tỷ đồng quý 1

(Vietnamdaily) - BOT lỗ ròng gần 41 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 43,5 tỷ của cùng kỳ. Chính khoản lỗ này nâng lỗ luỹ kế của BOT lên con số 210 tỷ đồng.

CTCP BOT Cầu Thái Hà (BOT) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu thuần vỏn vẹn hơn 7 tỷ đồng, cũng gần gấp đôi mức 4 tỷ của cùng kỳ 2019.

Tuy nhiên, Công ty tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn nên lỗ gộp hơn 14 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 17 tỷ của cùng kỳ dù giá vốn vẫn không đổi. Chi phí lãi vay tiếp tục là gánh nặng của BOT khi chiếm gần 27 tỷ đồng.

Tin mới