Không quân Trung Quốc đánh tới Guam nhờ Il-78 Nga?

(Kiến Thức) - Việc sở hữu máy bay tiếp dầu IL-78 sẽ giúp cho phạm vi tác chiến của Không quân Trung Quốc mở rộng đến đảo Guam.

Tạp chí Khán Hòa của Canada cho hay, Trung Quốc đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Ukraine, trong việc trang bị máy bay tiếp dầu trên không Il-78. Điều này đã được chứng minh bằng hợp đồng trị giá 44,7 triệu USD liên quan đến việc nâng cấp máy bay tiếp dầu giữa Trung Quốc và Ukraine năm 2011.
Theo trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, Không quân Ukraine sẽ bàn giao chiếc đầu tiên trong số 3 máy bay tiếp dầu IL78 cho Không quân Trung Quốc sau khi hoàn thành việc sửa chữa và nâng cấp (dựa trên khung thân cơ sở máy bay Il-76MD).
Máy bay tiếp dầu trên không Il-78.
Máy bay tiếp dầu trên không Il-78.
Theo Khán Hoà, sau khi trang bị máy bay tiếp đầu Il-78 của Ukraine, phi đội máy bay chiến đấu J-16, Su-30MKK, Su-30MK2, máy bay trinh sát chiến lược KJ2000 của Trung Quốc có thể thực hiện tiếp dầu trên không, qua đó tăng tầm bay tác chiến. Tất nhiên chỉ với 3 chiến Il-78 thì chưa đủ, mà Không quân Trung cần nhiều hơn nữa.
Với tầm bay của Il-78 đạt 7.300 km, tốc độ bay tối đa đạt 850km/giờ thì máy bay này cũng có thể tham gia vào công tác tìm kiếm MH370. Cho nên sau khi Không quân Trung Quốc có được máy bay Il-78, thì bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu J-16, Su-30MKK/MK2 của không quân nước này ít nhất cũng tăng gấp 2 lần trở lên.
Một lần tác chiến phòng không tầm xa, về lý thuyết thì máy bay Su-30MKK cần phải thực hiện tiếp dầu trên không 2 lần, tất nhiên điều này cần phải xem xét đến khả năng của phi công. Thực tế cho thấy trong quá trình bay thử nghiệm, sau khi máy bay Su-30MKK tiến hành tiếp dầu trên không, đã có thể bay liên tục hơn 12 giờ, toàn bộ Biển Đông đều nằm trong phạm vi tác chiến của Su-30MKK/MK2.
Su-30MKK, Su-30MK2, J-16 của Trung Quốc có thể vươn tới Guam nhờ máy bay tiếp dầu Il-78.
 Su-30MKK, Su-30MK2, J-16 của Trung Quốc có thể vươn tới Guam nhờ máy bay tiếp dầu Il-78.
Mà giá trị chiến lược lớn nhất sau khi máy bay Il-78 được trang bị cho Không quân Trung Quốc nằm ở chỗ máy bay chiến đấu J-16/Su-30MKK và máy bay tiếp đầu Il-78 đều có thể cất cánh từ các sân bay ven biển, tấn công mục tiêu đảo Guam (thuộc Mỹ) ngoài 3.700km, tất nhiên đây chỉ là giá trị lý thuyết.
Ngoài ra, một khi máy bay Il-78 có chỗ đứng tại Đông Nam Á, giống như lần tìm kiếm MH370, máy bay chiến đấu Su-30MKK/J-16 có thể có thể dễ dàng đi sâu vào khu vực Ấn Độ Dương.
Được biết, một chiếc Il-78 có thể thực hiện tiếp dầu 1 lần với 8 máy bay chiến đấu, thông thường việc tiếp dầu cho 2 máy bay chiến đấu cùng lúc đạt 900 – 2.200 lít/phút. Tải trọng nhiên liệu của Il-78 là 50 tấn, tối đa có thể đạt 60 tấn (khoảng cách ngắn hơn).

Hé lộ về tính năng “bú sữa” trên không của J-20

(Kiến Thức) - Hệ thống “bú sữa” – tiếp nhiên liệu trên không của J-20 có nhiều điểm khác biệt so với tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
 Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.
 Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.

Với Il-78, chiến đấu cơ Trung Quốc như “hổ mọc thêm cánh”

(Kiến Thức) - Nếu Trung Quốc có máy bay tiếp dầu hạng nặng thì hành trình tối đa của máy bay chiến đấu của nước này có thể đạt tới 7.000km.

Tin mới