Với Il-78, chiến đấu cơ Trung Quốc như “hổ mọc thêm cánh”

(Kiến Thức) - Nếu Trung Quốc có máy bay tiếp dầu hạng nặng thì hành trình tối đa của máy bay chiến đấu của nước này có thể đạt tới 7.000km.

Với Il-78, chiến đấu cơ Trung Quốc như “hổ mọc thêm cánh”
Theo phương tiện truyền thông nước ngoài, Trung Quốc đang có ý định mua máy bay vận tải Il-76 cũ của Nga, rồi nhờ Ukraine nâng cấp thành biến thể tiếp dầu trên không Il-78.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng, trong việc thực hiện nhiệm vụ tầm xa, một chiếc máy bay Il-78 có thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho 8 máy bay chiến đấu. Khả năng hành trình tối đa của máy bay Il-78 khoảng 7.300 km. Nếu Không quân Trung Quốc sở hữu loại máy bay tiếp dầu này, thì khả năng hành trình của máy bay chiến đấu của Trung Quốc được nâng lên khoảng 7.000 km. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cơ động và vận chuyển tầm xa của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long nhận định, nếu khả năng tiếp tế yếu thì những chiếc máy bay ném bom chiến lược và máy bay cảnh báo sớm có mạnh tới cỡ nào thì cũng không đủ. Chính vì vậy, cần đồng bộ phát triển những trạm tiếp dầu trên không mới có thể nâng cao khả năng tác chiến tầm xa.
Máy bay tiếp dầu trên không Il-78.
Máy bay tiếp dầu trên không Il-78.
Ngoài việc mua Il-78, Trung Quốc tính toán biến vận tải cơ Y-20 thành máy bay tiếp dầu trên không tầm xa.
Nhân dân Nhật báo cho biết, chương trình Y-20 nhằm phát triển máy bay vận tải động cơ phản lực tầm xa hạng nặng, với kinh phí 20 tỷ NDT (trên 3 tỷ USD), là ưu tiên hàng đầu trong “Chương trình Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia dài hạn (2006-2020)”. Về tính đa dụng, Y-20 tương đương IL-76: là máy bay tiếp dầu, đồng thời là máy bay cảnh báo sớm trên không. Y-20 có thể phục vụ như một máy bay tiếp dầu cho máy bay tiêm kích cỡ lớn J-11, J-20, máy bay chiến thuật J-10 và J-31.
Việc tập đoàn máy bay Tây An chế tạo thành công các máy bay tiếp dầu H-6U Badger cải tiến từ máy bay ném bom H-6 cho thấy tiềm năng của tập đoàn này trong việc độc lập phát triển khả năng tiếp dầu cho Y-20. Nó cũng có thể là một trạm nhiên liệu trên không cho các máy bay ném bom tầm xa cỡ lớn, máy bay vận tải và máy bay tuần tra.

Xem tiêm kích F-35A “bú sữa“

Xem tiêm kích F-35A “bú sữa“
Khả năng tiếp nhiên liệu trên không cho phép máy bay chiến đấu tăng phạm vi hoạt động làm nhiệm vụ dài hơn, tới mục tiêu xa hơn.
Khả năng tiếp nhiên liệu trên không cho phép máy bay chiến đấu tăng phạm vi hoạt động làm nhiệm vụ dài hơn, tới mục tiêu xa hơn.

Thông thường thì một số tiêm kích được thiết kế thiết bị tiếp nhiên liệu đặt ở gần mũi máy bay, tuy nhiên với F-35A được đặt ở trên lưng máy bay. Trong ảnh vị trí tiếp nhiên liệu của F-35A.
Thông thường thì một số tiêm kích được thiết kế thiết bị tiếp nhiên liệu đặt ở gần mũi máy bay, tuy nhiên với F-35A được đặt ở trên lưng máy bay. Trong ảnh vị trí tiếp nhiên liệu của F-35A.
Thiết bị truyền nhiên liệu từ máy bay tiếp dầu được điều khiển tiếp cận, kết nối với thiết bị nhận từ F-35A.
Thiết bị truyền nhiên liệu từ máy bay tiếp dầu được điều khiển tiếp cận, kết nối với thiết bị nhận từ F-35A.

Từ từ tiếp cận.
Từ từ tiếp cận.

Kết nối thành công.
Kết nối thành công.

Việc kết nối thiết bị tiếp và nhận thành công, F-35 bắt đầu "uống sữa" tăng thêm phạm vi hoạt động.
Việc kết nối thiết bị tiếp và nhận thành công, F-35 bắt đầu "uống sữa" tăng thêm phạm vi hoạt động.

Sĩ quan điều khiển hệ thống tiếp dầu trên máy bay tiếp nhiên liệu cho tiêm kích F-35A.
Sĩ quan điều khiển hệ thống tiếp dầu trên máy bay tiếp nhiên liệu cho tiêm kích F-35A.

Buồng lái tiêm kích F-35A nhìn từ trên máy bay tiếp nhiên liệu trên không.
Buồng lái tiêm kích F-35A nhìn từ trên máy bay tiếp nhiên liệu trên không.

Biến thể tiêm kích F-35A được thiết kế dành cho Không quân Mỹ.
Biến thể tiêm kích F-35A được thiết kế dành cho Không quân Mỹ.

Xem ba oanh tạc cơ chiến lược Mỹ “bú sữa”

(Kiến Thức) - Cận cảnh hình ảnh những chiếc máy bay ném bom chiến lược “khủng” nhất Mỹ và phương Tây lần lượt được “mẹ” (máy bay tiếp dầu) cho “bú sữa” (nhiên liệu).

Xem ba oanh tạc cơ chiến lược Mỹ “bú sữa”
Dù có thể chứa lượng nhiên liệu cực lớn, nhưng khi cần thực hiện những nhiệm vụ tầm siêu xa (thậm chí là vượt đại dương) thì các máy bay ném bom chiến lược sẽ cần tới sự hỗ trợ từ máy bay tiếp nhiên liệu. Trong ảnh là máy bay ném bom tàng hình duy nhất trên thế giới B-2A Spirit đang tiến gần về đuôi chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135.
 Dù có thể chứa lượng nhiên liệu cực lớn, nhưng khi cần thực hiện những nhiệm vụ tầm siêu xa (thậm chí là vượt đại dương) thì các máy bay ném bom chiến lược sẽ cần tới sự hỗ trợ từ máy bay tiếp nhiên liệu. Trong ảnh là máy bay ném bom tàng hình duy nhất trên thế giới B-2A Spirit đang tiến gần về đuôi chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135.
Bộ phận tiếp nhận nhiên liệu trên không của B-2A Spirit được đặt ở trên lưng máy bay thay vì đầu mũi máy bay như các oanh tạc cơ Tu-95MS hay Tu-160 của Nga.
 Bộ phận tiếp nhận nhiên liệu trên không của B-2A Spirit được đặt ở trên lưng máy bay thay vì đầu mũi máy bay như các oanh tạc cơ Tu-95MS hay Tu-160 của Nga. 

Hé lộ về tính năng “bú sữa” trên không của J-20

(Kiến Thức) - Hệ thống “bú sữa” – tiếp nhiên liệu trên không của J-20 có nhiều điểm khác biệt so với tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.

Hé lộ về tính năng “bú sữa” trên không của J-20
Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
 Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.
 Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.