Theo thông tin vừa mới xuất hiện, New Delhi bày tỏ rằng họ không còn hứng thú với các đề xuất đang được xem xét, bao gồm những chủng loại tiêm kích MiG-35 của Nga, F-21 của Mỹ, Rafale của Pháp... để thiết lập việc sản xuất máy bay chiến đấu của riêng họ.
"Trong cuộc đấu thầu nhằm lựa chọn tiêm kích tương lai, ngoài Lockheed Martin, các nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới đã tham gia bao gồm Boeing của Mỹ với F/A-18E/F Super Hornet, Dassault của Pháp với Rafale, Liên minh châu Âu với Eurofighter Typhoon, Thụy Điển với JAS 39 Gripen và Nga với MiG-35".
"Tập đoàn HAL không còn dự định lắp ráp máy bay chiến đấu theo giấy phép từ các nhà sản xuất quốc tế, Không quân Ấn Độ (IAF) đang chuyển hướng sang LCA", Đại tướng Bipin Ravat - Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông làm rõ rằng IAF muốn mua thêm 83 đơn vị Tejas để bổ sung cho 40 máy bay chiến đấu đã đặt hàng, báo cáo của truyền thông cho biết.
Ấn Độ sẽ sử dụng máy bay chiến đấu nội địa thay vì mua của nước ngoài. |
Việc tự sản xuất máy bay chiến đấu của riêng mình sẽ cho phép Ấn Độ đáp ứng nhu cầu lớn của Không quân, tuy nhiên các chuyên gia coi cách tiếp cận này là vô cùng không hiệu quả.
"Yêu cầu từ phía Ấn Độ để thiết lập việc sản xuất máy bay chiến đấu của riêng mình nên được đánh giá cao, tuy nhiên đặc điểm của các phương tiện chiến đấu này cho thấy thực tế là chúng hầu như không đạt đến cấp độ của tiêm kích thế hệ thứ 4, mặc dù không thể phủ nhận là chúng khá rẻ", một chuyên gia quân sự Nga bình luận.
Cần làm rõ rằng Bộ Quốc phòng Ấn Độ có thể tuyên bố ý định từ chối đấu thầu trong vòng 2 - 3 tháng tới, các phát biểu mới đây được xem như sự chuẩn bị dư luận.