"Chết sốc" 15 năm Không quân Ấn Độ mất 264 máy bay

"Chết sốc" 15 năm Không quân Ấn Độ mất 264 máy bay

(Kiến Thức) - Theo số liệu thống kê từ năm 2000 tới năm 2015, Không quân Ấn Độ đã rơi tổng cộng 264 máy bay các loại, trong đó nhiều nhất là loại MiG-21 với số lượng rơi hỏng hoàn toàn lên tới 67 chiếc.

MiG-21 là loại máy bay rơi nhiều nhất của  Không quân Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2000 tới năm 2015 theo số liệu chính thức được nước này công bố. Nguồn ảnh: Aviation.
MiG-21 là loại máy bay rơi nhiều nhất của Không quân Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2000 tới năm 2015 theo số liệu chính thức được nước này công bố. Nguồn ảnh: Aviation.
Theo đó, nguyên nhân các loại chiến đấu cơ MiG-21 bị rơi đơn giản là do đây là dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Ấn Độ trong giai đoạn này, kể cả khi Ấn Độ đã nhiều lần nâng cấp đại tu MiG-21 nhưng cũng không thể khắc phục sự xuống cấp của MiG-21 sau nhiều thập kỷ hoạt động. Nguồn ảnh: Newsasia.
Theo đó, nguyên nhân các loại chiến đấu cơ MiG-21 bị rơi đơn giản là do đây là dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Ấn Độ trong giai đoạn này, kể cả khi Ấn Độ đã nhiều lần nâng cấp đại tu MiG-21 nhưng cũng không thể khắc phục sự xuống cấp của MiG-21 sau nhiều thập kỷ hoạt động. Nguồn ảnh: Newsasia.
Tiếp đến là loại trực thăng hạng nhẹ SA-315. Đây là loại trực thăng hạng nhẹ chuyên làm nhiệm vụ do thám, được Pháp thiết kế từ những năm 60 của thế kỷ trước và được sản xuất số lượng lớn từ năm 1971 tới nay. Phía Ấn Độ đã mất tổng cộng 24 chiếc trực thăng loại này trong các năm từ 2000 tới 2015. Nguồn ảnh: Aviation.
Tiếp đến là loại trực thăng hạng nhẹ SA-315. Đây là loại trực thăng hạng nhẹ chuyên làm nhiệm vụ do thám, được Pháp thiết kế từ những năm 60 của thế kỷ trước và được sản xuất số lượng lớn từ năm 1971 tới nay. Phía Ấn Độ đã mất tổng cộng 24 chiếc trực thăng loại này trong các năm từ 2000 tới 2015. Nguồn ảnh: Aviation.
Nguyên nhân của SA 315 rơi trong không quân Ấn Độ cũng là do đây là loại máy bay cũ. Chưa kể tới việc, địa hình của Ấn Độ rất phức tạp, đòi hỏi phi công trực thăng phải cực kỳ cẩn trọng nếu không rất có thể sẽ gặp tai nạn khi cất - hạ cánh. Nguồn ảnh: Finksuner.
Nguyên nhân của SA 315 rơi trong không quân Ấn Độ cũng là do đây là loại máy bay cũ. Chưa kể tới việc, địa hình của Ấn Độ rất phức tạp, đòi hỏi phi công trực thăng phải cực kỳ cẩn trọng nếu không rất có thể sẽ gặp tai nạn khi cất - hạ cánh. Nguồn ảnh: Finksuner.
Đứng ở vị trí tiếp theo với 22 chiếc rơi hư hỏng hoàn toàn là loại cường kích cơ MiG-27. Đây cũng là một loại máy bay do Liên Xô sản xuất mang họ MiG, được sản xuất hàng loạt từ năm 1975 tới nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Đứng ở vị trí tiếp theo với 22 chiếc rơi hư hỏng hoàn toàn là loại cường kích cơ MiG-27. Đây cũng là một loại máy bay do Liên Xô sản xuất mang họ MiG, được sản xuất hàng loạt từ năm 1975 tới nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Yếu tố kỹ thuật vẫn luôn là vấn đề cực kỳ đáng ngại trong quá trình bảo dưỡng, bảo quản máy bay chiến đấu của Ấn Độ. Chưa kể, các loại cường kích cơ có các bài bay huấn luyện cực kỳ nguy hiểm, chỉ một chút sai sót cũng có thể dẫn tới thiệt hại nặng. Nguồn ảnh: Burnikel.
Yếu tố kỹ thuật vẫn luôn là vấn đề cực kỳ đáng ngại trong quá trình bảo dưỡng, bảo quản máy bay chiến đấu của Ấn Độ. Chưa kể, các loại cường kích cơ có các bài bay huấn luyện cực kỳ nguy hiểm, chỉ một chút sai sót cũng có thể dẫn tới thiệt hại nặng. Nguồn ảnh: Burnikel.
Từ năm 2000 tới năm 2015, Ấn Độ mất tổng cộng 19 chiếc chiến đấu cơ SEPECAT Jaguar. Đây là loại chiến đấu cơ do Anh và Pháp hợp tác sản xuất, có giá khi xuất xưởng vào khoảng 8 triệu USD một chiếc. Nguồn ảnh: Aviation.
Từ năm 2000 tới năm 2015, Ấn Độ mất tổng cộng 19 chiếc chiến đấu cơ SEPECAT Jaguar. Đây là loại chiến đấu cơ do Anh và Pháp hợp tác sản xuất, có giá khi xuất xưởng vào khoảng 8 triệu USD một chiếc. Nguồn ảnh: Aviation.
Ra đời từ năm 1978, loại chiến đấu cơ này được sử dụng vào nhiệm vụ yểm trợ mặt đất. Ấn Độ đã từng chi tới 1 tỷ USD để mua một loạt các loại cường kích cơ này về phục vụ trong Không quân nước mình. Nguồn ảnh: Finalu.
Ra đời từ năm 1978, loại chiến đấu cơ này được sử dụng vào nhiệm vụ yểm trợ mặt đất. Ấn Độ đã từng chi tới 1 tỷ USD để mua một loạt các loại cường kích cơ này về phục vụ trong Không quân nước mình. Nguồn ảnh: Finalu.
Cuối cùng là các trực thăng Mi-8/17 của Không quân Ấn Độ với số lượng rơi lên tới 18 chiếc trong 15 năm từ năm 2000 tới năm 2015. Như đã nói ở trên, các loại trực thăng khi hoạt động ở Ấn Độ sẽ gặp phải rất nhiều nguy hiểm do địa hình hiểm trở nhất là ở phía Bắc của quốc gia này. Nguồn ảnh: Planes.
Cuối cùng là các trực thăng Mi-8/17 của Không quân Ấn Độ với số lượng rơi lên tới 18 chiếc trong 15 năm từ năm 2000 tới năm 2015. Như đã nói ở trên, các loại trực thăng khi hoạt động ở Ấn Độ sẽ gặp phải rất nhiều nguy hiểm do địa hình hiểm trở nhất là ở phía Bắc của quốc gia này. Nguồn ảnh: Planes.
Hồi đầu năm 2018 vừa rồi, Không quân Ấn Độ lại tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 48 chiếc trực thăng Mi-171A2 - phiên bản nâng cấp được cải tiến từ Mi-8/17 để bổ sung cho Không quân nước mình. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Hồi đầu năm 2018 vừa rồi, Không quân Ấn Độ lại tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 48 chiếc trực thăng Mi-171A2 - phiên bản nâng cấp được cải tiến từ Mi-8/17 để bổ sung cho Không quân nước mình. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Mời độc giả xem Video: Máy bay Jaguar của Không quân Ấn Độ vừa cất cánh đã bốc cháy tung động cơ.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.