Không chụp ảnh chân dung, thuê bao di động sẽ bị cắt

Nếu không bổ sung ảnh chân dung thì thuê bao có thể bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày và tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo. 

Không chụp ảnh chân dung, thuê bao di động sẽ bị cắt
Khong chup anh chan dung, thue bao di dong se bi cat
Chủ thuê bao phải bổ sung ảnh chân dung nếu không muốn bị ngưng dịch vụ. Ảnh: Hữu Thuận.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một số nhà mạng cho biết họ đã bắt tay triển khai quy định của nghị định 49/2017 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông.
Theo đó, ngoài những thông tin hiện hành như chứng minh nhân dân, người dùng di động (kể cả trả trước hay trả sau) còn phải cung cấp ảnh chụp chân dung mới đủ điều kiện làm chủ sở hữu hợp pháp của một SIM số điện thoại.
Quy định này đang khiến trên 119 triệu khách hàng thuê bao điện thoại di động "lên ruột".
Cụ thể, theo nghị định 49/2017, sau 12 tháng kể từ ngày nghị định có hiệu lực (24-4-2017), doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm toàn bộ các thông tin về thuê bao trong cơ sở dữ liệu của mình đúng với quy định trên.
Trong thời gian đó (từ 24-4-2017 đến 24-4-2018), các doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước - đang sử dụng dịch vụ nhưng chưa tuân thủ theo đúng quy định - thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại nghị định này.
Đối với các thuê bao di động đã có thông tin đăng ký chính xác (không cần thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung), quy định cũng nêu rõ doanh nghiệp phải “bổ sung thêm ảnh chụp và có trách nhiệm trích xuất, tự cập nhật lại thông tin thuê bao cho phù hợp với quy định này”.
Đồng thời, doanh nghiệp phải “chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác của thông tin của các thuê bao đó”.
Đặc biệt, khi doanh nghiệp rà soát thông tin thuê bao đã đăng ký, nếu thấy thuê bao di động có thông tin không đúng quy định sẽ phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều (sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo).
Nhà mạng sẽ tiếp tục thông báo và thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện yêu cầu. 30 ngày sau nếu thuê bao vẫn không thực hiện yêu cầu sẽ bị chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một số nhà mạng cho biết họ đã bắt tay triển khai quy định mới.
“Việc áp dụng chụp ảnh chân dung với các thuê bao mới hòa mạng khá dễ dàng, chúng tôi chỉ việc đặt thêm camera trước quầy giao dịch là được. Tuy nhiên với các thuê bao đã hòa mạng và sử dụng từ lâu, chúng tôi sẽ phải nhắn tin đề nghị họ lần lượt đến chụp ảnh chân dung để đảm bảo thực hiện đúng quy định của luật” - đại diện một nhà mạng cho biết.
Theo thống kê của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin - truyền thông, tính đến tháng 3-2017, tổng số thuê bao di động phát sinh lưu lượng (cả trả trước lẫn trả sau) ở VN là 119,77 triệu thuê bao.
Điều này cũng đồng nghĩa 119,77 triệu thuê bao này phải đi bổ sung thêm ảnh chụp chân dung mới đủ điều kiện sở hữu SIM số và sử dụng dịch vụ di động theo quy định của pháp luật.

Cước điện thoại hơn 1,1 tỷ đồng/tháng khiến dân sốc nặng

Một người dân ở Cà Mau đã sốc nặng khi nhận được hóa đơn cước điện thoại hơn 1,1 tỷ đồng một tháng.

Cước điện thoại hơn 1,1 tỷ đồng/tháng khiến dân sốc nặng
Ngày 13/9, bà Võ Thị Ngọc Bích (ngụ khóm 6, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) cho biết, hiện vẫn còn “giật mình” khi nghe hỏi đến số tiền cước điện thoại hơn 1,1 tỷ đang nợ Viễn thông Cà Mau.

Những scandal xôn xao dư luận của các nhà mạng lớn

(Kiến Thức) -  Tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Những scandal xôn xao dư luận của các nhà mạng lớn

Không ít khách hàng sẽ cảm thấy bức xúc, khi phát hiện ra rằng, từ lâu mình đang là nạn nhân của các nhà mạng mà không hề biết như tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... Dưới đây là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Đang ngủ cũng bị Vinaphone ép dùng dịch vụ 

Chị Nguyễn Thị N (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, khoảng 4h30 sáng ngày 8/7/2015 khi đang ngủ, điện thoại chị N liên tục rung chuông báo tin nhắn liên tiếp khiến chị tỉnh giấc. Mở điện thoại, chị N thấy tin nhắn từ số 1344 giới thiệu về chương trình DAY SO VANG của Vinaphone.

Ban đầu chị N tưởng tin nhắn rác, tuy nhiên khi xem lại 3 đoạn tin nhắn, chị N tá hỏa khi nhà mạng thông báo “Chuc mung Quy khach da dang ky thanh cong DV DAY SO VANG (5000 d/ ngay)” (Chúc mừng Quý  khách đã đăng ký thành công dịch vụ Dãy số vàng 5000 đồng/ngày).

Tin nhắn từ số 1344 gửi đến cho chị N lúc 4h30 sáng xác nhận chị tham gia dịch vụ mà chị N không hay biết.

Nghĩ rằng có thể mình đã vô tình nhắn tin đăng ký dịch vụ này, chị N kiểm tra lại phần lưu tin nhắn đi, tuy nhiên không có bất kỳ tin nhắn nào gửi đi tới số 1344.

Chị N bức xúc: “Chẳng nhẽ tôi đang ngủ cũng có thể đăng ký dịch vụ được? Hay Vinaphone lựa lúc khách hàng ngủ để âm thầm đăng ký dịch vụ rồi trừ tiền lén lút”.

Trước sự việc xảy ra, sáng ngày 8/7 chị N liên hệ tới tổng đài tư vấn khách hàng của nhà mạng Vinaphone (9191) để thắc mắc.

Trước phản ánh của khách hàng, nhân viên nhà mạng Vinaphone lý giải: “Đăng ký dịch vụ này qua hệ thống online, tức khách hàng xem trang báo hoặc thông tin nào rồi vô tình bấm vào đường link dịch vụ sẽ tự động kích hoạt mà không phải nhắn tin gì… Đây là dịch vụ giá trị gia tăng của Vinaphone”.

Theo nội dung tin nhắn chị N đã đăng ký thành công dịch vụ DAYSOVANG nhưng sự thật khách hàng không nhắn tin đăng ký. Trước câu trả lời của nhân viên nhà mạng, chị N thắc mắc “nếu chỉ cần vô tình chạm vào một đường link trên mạng Vinaphone tự kích hoạt dịch vụ rồi trừ tiền khác nào Vinaphone đang bẫy thuê bao”.

Theo chị N, đăng ký bất kỳ dịch vụ nào phải có sự thỏa thuận thống nhất giữa nhà mạng và khách hàng qua việc tự động nhắn tin đăng ký của khách hàng. Khách hàng không thể biết đâu là đường link trên mạng Internet mà chạm vào đó vô tình đã đăng ký một dịch vụ của nhà mạng.

Do vậy cách trả lời của Vinaphone, theo chị N là thiếu trách nhiệm, không đúng bản chất sự việc.

Bên cạnh tin nhắn từ số 1344, nhiều tháng nay ngày nào chị N nhận được tin nhắn từ số 8926 với nội dung Link tải game. Cũng nghĩ rằng là những tin nhắn rác dù có làm phiền nhưng vô hại nhưng khi liên hệ với tổng đài Vinaphone, chị N mới giật mình biết đây dịch vụ phải trả tiền.

Theo lời chị N, chị hoàn toàn không biết về dịch vụ này và nhiều tháng nay, ngày nào chị cũng bị Vinaphone trừ 5.000 đồng mà không biết.

Chú nợ cước, cháu bị Mobifone chặn thuê bao vì... ở cùng nhà?

Năm 2012, anh Lê Quốc Tuấn đăng ký số điện thoại 0907656xxx của mình để sử dụng gói dịch vụ 1.500 phút miễn phí của MobiFone, mỗi tháng tiền cước hơn 300.000 đồng.

Khoảng tháng 1/2015, nhà mạng thay đổi chương trình, giảm từ 1.500 phút còn 700 phút nhưng anh Tuấn không hề hay biết. Đến khi được thông báo cước lên đến hơn 1 triệu đồng anh Tuấn mới tá hỏa rồi khiếu nại với Mobifone.

Các nhân viên của Mobifone có giải thích trước khi thay đổi gói dịch vụ có nhắn tin thông báo cho anh biết, nên việc sử dụng quá số phút rồi phát sinh cước phí anh Tuấn phải chịu.

Mobifone va nhung scandal xon xao du luan
  Hợp đồng của anh Trung đã ký, nhưng sau đó bị chặn tin nhắn và 3G vì có hộ khẩu chung với người chú của mình - Ảnh nguồn: Tuổi trẻ.

Anh Tuấn đề nghị cứ lấy lần nào anh Tuấn dùng nhiều nhất (hơn 300.000 đồng/tháng) để tính, anh Tuấn sẽ trả nhưng nhà mạng không đồng ý. Quá bực mình, anh Tuấn đã bỏ không dùng số điện thoại này nữa.

Đầu tháng 12/2015, cháu anh Tuấn là Lê Thiện Trung có chuyển số điện thoại 0907.61.66.xx từ thuê bao trả trước sang trả sau. Sau khi hợp đồng anh Trung ký với MobiFone hoàn tất, nhà mạng đã đến xác minh.

Do phát hiện anh Trung cùng hộ khẩu với anh Tuấn và do anh Tuấn còn nợ tiền cước nên nhà mạng đã chặn tin nhắn, chặn 3G và đòi hủy luôn sim của anh Trung. Anh Trung đề nghị được chuyển lại hình thức trả trước nhà mạng cũng không chịu.

"Ai làm thì người đó chịu, sao tôi nợ cước mà MobiFone lại chặn thuê bao của cháu tôi?" - anh Tuấn bức xúc nói.

Tổng đài Mobifone tự ý kết nối dịch vụ khiến khách hàng nổi giận

Hà Nội: Người phụ nữ mất 2 tỷ sau cuộc điện thoại

Trò giả danh Công an, gọi điện yêu cầu người bị hại nộp tiền để “chứng minh vô tội” vừa tái diễn tại Hà Nội, với số tiền cực lớn: 2 tỷ đồng.

Hà Nội: Người phụ nữ mất 2 tỷ sau cuộc điện thoại
CAQ Hai Bà Trưng đang tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra, xử lý trình báo của bà Oanh, 57 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, về việc bị kẻ xấu lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 2 tỷ đồng.
Ha Noi: Nguoi phu nu mat 2 ty sau cuoc dien thoai
Ảnh minh họa. 
Thông tin cho biết, sáng 9/5/2017, khi đang ở nhà một mình, bà Oanh nhận được điện thoại của 1 nam giới, tự giới thiệu là cán bộ điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh. Người này nói số thuê bao điện thoại của bà Oanh đang dính líu tới đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia, và để chứng minh vô tội, bà Oanh phải chuyển 2 tỷ đồng cho CQĐT. Sau khi được chứng minh không liên quan đến đường dây ma túy, bà Oanh sẽ nhận lại số tiền.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.