“Khoản nợ hiện nay của Vinashin và Vinalines là bao nhiêu?“

(Kiến Thức) - Đại biểu Huỳnh Nghĩa hỏi: “Đề nghị Bộ trưởng trả lời cụ thể về khoản nợ hiện nay của Vinashin và Vinalines? Chính phủ có phải trả nợ thay cho họ không?”

“Khoản nợ hiện nay của Vinashin và Vinalines là bao nhiêu?“

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: “Nhiều quốc gia trên thế giới khi cần thiết cũng phải tham gia vào can thiệp vào nợ của doanh nghiệp khi cần thiết. Và ở Việt Nam, việc xử lý nợ ở Vinashin cũng chỉ can thiệp vào công ty mẹ. Chi tiết nếu cần chúng tôi có thể trao đổi với đại biểu sau”.

Đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) hỏi: “Hiện nay nền kinh tế nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp, nợ công tăng cao nhưng Bộ tài chính vẫn báo cáo là nợ công an toàn - đề nghị Bộ trưởng trả lời rõ liệu nợ công có thực sự an toàn hay không? Làm sao chúng ta có đủ khả năng trả nợ, giải pháp nào?”

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời: “Bàn về nợ công cần chú ý đến hai yếu tố quan trọng đó là cơ cấu nợ công và khả năng trả nợ.
Theo số tuyệt đối, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu so với GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều (tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010); 50,1% (2011); 50,8% (2012) và 54,1% (ước tính 2013). Như vậy, nợ công hiện vẫn ở dưới mức theo quy định của Nghị quyết của Quốc hội là 65%.
Thời điểm trả nợ rất quan trọng. Về cơ cấu nợ công, khoảng 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay cơ bản là ưu đãi với thời gian đáo hạn còn lại khoảng 15 năm; 50% còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn phần lớn nằm trong khoảng từ 2- 5 năm.

Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn chưa lớn, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, cần phải huy động nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.
Loại trừ các yếu tố đảo nợ, thì hoàn toàn nghĩa vụ trả nợ là dưới 25%, tôi khẳng định nợ công vẫn dưới mức cho phép của Quốc hội”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Tuổi trẻ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Tuổi trẻ.
Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đặt câu hỏi: “Trước những băn khoăn về những nhập nhẳng về kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính đã hứa sớm sửa Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng đến nay cách sửa nghị định này cũng khó hiểu, nhập nhằng, gây nên tình trạng Bộ công thương vừa "đá bóng vừa thổi còi". Trách nhiệm của Bộ công thương và Bộ tài chính về vấn đề này như thế nào?”
Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời: “Nghị định 84 vừa qua tương đối đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Việc điều hành giá xăng dầu trong nửa năm gần đây rất thị trường rồi. Chúng ta có những lúc điều hành giật cục, đáng nhẽ tăng nhưng lại giữ giá thấp, đến lúc thả ra lại thành cao. Tuy nhiên thời gian qua điều hành rất thường xuyên. Tránh tác động tiêu cực đến vĩ mô và lạm phát.
Bản chất người tiêu dùng vẫn trả đủ giá xăng dầu theo giá thị trường. Lợi nhuận định mức của các doanh nghiệp cũng được điều hành triệt để.Về quỹ bình ổn xăng dầu, từ tháng 3 năm ngoái đã công khai quỹ này. 
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương sửa đổi Nghị định 84 và tiếp tục chúng tôi sẽ lấy ý kiến thành viên Chính phủ về Nghị định này.
Nghị định 84 sửa đổi sắp hoàn thiện và sớm được ban hành. Và ở Nghị định sửa đổi này, chu kỳ tính giá cơ sở xăng dầu sẽ rút xuống còn 10 ngày, vì càng ngắn thì càng sát giá thị trường.
Chúng tôi cho rằng càng đưa ra quy định mềm dẻo, sát thị trường càng tốt. Trong vòng tháng này, tháng sau chúng tôi sẽ trình Thủ tướng ký Nghị định này.
Về vấn đề yếu kém trong tạm nhập tái xuất xăng dầu, chúng tôi hoan nghênh ý kiến của đại biểu. Mặt trận xăng dầu rất là nóng bỏng trong việc chống buôn lậu. Thời gian qua, Bộ Tài chính tập trung vào tăng cường chống buôn lậu, hàng giả và đã có kết quả. Hải quan đã lập 3 chuyên án về buôn lậu xăng dầu. Qua đấu tranh phát hiện, đã phát hiện hơn 3 nghìn tấn xăng dầu và cơ quan đã tiến hành khởi tố các đối tượng phạm tội.
Trong thời gian vừa qua chúng tôi đã kiến nghị Quốc hội về sửa đổi Thuế, theo đó đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất nói chung và mặt hàng tạm nhập tái xuất xăng dầu nói riêng phải đóng thuế”. 
Tiếp đó, đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Thái Bình) nêu câu hỏi: “Vừa qua Thủ tướng đã có quyết định về thành lập Ban chỉ đạo chống hàng lậu, hàng giả. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo. Xin Bộ trưởng cho biết kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại thời gian tới?
Sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, nhân dân một số tỉnh đã có biểu thị hành động yêu nước, tuy nhiên một số thành phần đã lợi dụng để đập phá, gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Bộ đã có những hành động, đề xuất gì để khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này?”
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết không trả lời trực tiếp các câu hỏi này mà sẽ trả lời bằng văn bản.
Từ 14h chiều nay 10/6, Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn tại Hội trường. Buổi chất vấn này được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII.
Trước đó, nhiều người dự đoán Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời về các nhóm vấn đề sau:

- Vấn đề nợ công, khả năng cân đối nguồn trả nợ và giải pháp giảm nợ công để bảo đảm an toàn nền tài chính quốc gia; tình trạng chuyển giá, hoàn thuế sai và trốn thuế, gian lận trong kê khai thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

- Việc kiểm soát và bình ổn giá thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp tới đời sống nhân dân.

- Vấn đề tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN và giải pháp thúc đẩy nhanh, hiệu quả hơn.

Trong báo cáo chi tiết của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tại phiên chất vấn chiều nay, Bộ trưởng Dũng phân tích sâu về các vấn đề nợ công, ngân sách. 

Theo báo cáo, phân tích theo số tuyệt đối, xu hướng nợ công những năm gần đây là tăng. Tuy nhiên, nếu so với GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều, hiện ở dưới mức theo quy định của nghị quyết Quốc hội là 65%.

Bộ trưởng Dũng cho hay, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích lũy từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển chưa lớn, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, cần huy động nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.

"Về cơ cấu nợ công, khoảng 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay cơ bản là ưu đãi với thời gian đáo hạn còn lại khoảng 15 năm; 50% còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn phần lớn nằm trong khoảng từ 2-5 năm. Do vậy áp lực về vay mới để trả các khoản vay cũ trong nước là tương đối lớn", Bộ trưởng Dũng nói.

Phân tích nguyên nhân chủ yếu, ông chỉ ra yếu tố thị trường vốn trong nước còn chưa phát triển, đối tượng mua trái phiếu Chính phủ phần lớn là các NHTM trong khi cơ cấu nguồn vốn của các NHTM chủ yếu là không kỳ hạn hoặc có thời hạn ngắn.

Theo luật Quản lý nợ công hiện hành, nợ công đã bao gồm: nợ Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nợ đọng XDCB phát sinh do cần thiết đẩy nhanh tiến độ một số dự án trọng điểm và cũng do chấp hành kỷ luật tài chính ở một số nơi chưa nghiêm.

Bộ trưởng cũng lưu ý, hiện nay, các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không được tính trong nợ công bởi doanh nghiệp là người trực tiếp đi vay nợ để đầu tư và có nghĩa vụ trả nợ. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trả nợ.

Tính toán khả năng cân đối nguồn trả nợ, với tổng mức dư nợ công hiện nay (54,1% GDP) và dự kiến bội chi ngân sách nhà nước đến 2015 và giai đoạn 2016-2020, những năm tới thu phải tăng 12%-14%/năm, cân đối ngân sách nhà nước vững chắc; bội chi hợp lý, dành khoảng 20% tổng thu để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

Các khoản vay bù đắp bội chi cơ bản chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển. Cơ bản không vay nước ngoài thương mại, lãi suất cao, thời gian ngắn, kể cả các khoản vay về cho vay lại. 5 nhóm giải pháp chủ yếu được Bộ trưởng nhấn mạnh, trong đó bắt buộc phải có tăng thu để sử dụng một phần hợp lý để tăng chi trả nợ.

Luật sư yêu cầu triệu tập Bộ Tài chính vụ Vifon

Sáng 21/11, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).

Luật sư yêu cầu triệu tập Bộ Tài chính vụ Vifon

Dù xác định các bị cáo gây thất thoát hơn 18,2 tỉ đồng tiền nhà nước và của các cổ đông, nhưng tất cả 5 bị cáo của vụ án đều được tại ngoại. Đặc biệt, ngay trong phần thủ tục, đại diện Bộ Công thương (tòa xác định là nguyên đơn dân sự, bị hại của vụ án) từ chối tư cách là nguyên đơn dân sự và cho rằng “chỉ tham gia với tư cách đơn vị quản lý chuyên ngành để rút kinh nghiệm trong công tác quản lý”. Còn nguyên đơn dân sự thứ 2 là Bộ Tài chính thì vắng mặt ở phiên tòa. Luật sư Phan Trung Hoài, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó tổng giám đốc Vifon) cho rằng việc từ chối và vắng mặt nguyên đơn dân sự như trên ảnh hưởng đến quá trình xét xử.

Do Bộ Công thương từ chối làm nguyên đơn dân sự, luật sư Hoài yêu cầu triệu tập Bộ Tài chính để đơn vị này xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại. “Nếu không có thiệt hại thì không thể quy kết các bị cáo tham ô, cố ý làm trái...”, luật sư Hoài nói.

Mỗi người Việt đang “oằn lưng” gánh 900 USD nợ công

(Kiến Thức) - Hơn 90 triệu người Việt Nam đang gánh hơn 1,6 triệu tỷ đồng nợ công. Trung bình, mỗi người nợ gần 900 USD (khoảng 18 triệu đồng).

Mỗi người Việt đang “oằn lưng” gánh 900 USD nợ công

Báo cáo kiểm toán năm 2013 của Kiểm toán nhà nước cho thấy, các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài quốc gia, tổng dư nợ đến 31/12/2012 là hơn 1,6 triệu tỷ đồng, bằng 55,7% GDP.

3 giải pháp khởi kiện TQ... ngư dân VN thắng 100%

(Kiến Thức) - Theo một nhà luật học, để bảo vệ ngư dân Việt Nam lâu dài và toàn diện, có ba giải pháp khởi kiện Trung Quốc - đều khả thi cả - tại Tòa án luật biển quốc tế.

3 giải pháp khởi kiện TQ... ngư dân VN thắng 100%
Hành động Trung Quốc dùng tàu lớn đâm trực diện, phá hỏng, nhấn chìm tàu cá cùng toàn bộ ngư dân Việt Nam mới đây là hành động vô nhân đạo và đã gây làn sóng phẫn nộ rất lớn tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Hành động này không chỉ coi thường tính mạng con người mà còn cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu ngang ngược coi thường các nguyên tắc ứng xử quốc tế, không tuân thủ các nghĩa vụ mà họ trong tư cách là một nước thành viên Liên Hiệp quốc, một nước đã ký Công ước Luật biển của Liên Hiệp quốc phải thực hiện.
Trước những hành động ngày càng ngang ngược, vô nhân tính này của Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm gì để Trung Quốc không dám lặp lại nữa, phải làm gì để đảm bảo an toàn tính mạng, phương tiện cho ngư dân đánh bắt tại vùng biển chủ quyền của Tổ quốc?
Ba giải pháp khả thi
Một nhà luật học đã chia sẻ trên BBC News, để bảo vệ ngư dân Việt Nam lâu dài và toàn diện, có ba hướng khởi kiện Trung Quốc - đều khả thi cả - tại Tòa án luật biển quốc tế.
Hình ảnh tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ảnh: VTC News.
 Hình ảnh tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ảnh: VTC News. 
Thứ nhất đó là ngư dân khởi kiện thông qua đại diện của mình là Hiệp hội nghề cá Đà nẵng.
Thứ hai là Nhà nước khởi kiện yêu cầu Tòa án Luật biển quốc tế ra phán quyết xác định (declaratory judgement) việc Trung Quốc dùng tàu đâm tàu Việt Nam, phá hoại phương tiện đánh bắt của ngư dân Việt Nam là hành vi sử dụng vũ lực.
Ba là kết hợp một cách khéo léo cả hai hình thức khởi kiện trên.
Thủ tục khởi kiện, tố tụng xét xử tại Tòa án luật biển quốc tế đặc biệt phức tạp. Hơn nữa, các thủ tục này hoàn toàn xa lạ và khác với thủ tục tố tụng tại Việt Nam. Ngay cả việc thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ cũng theo các chuẩn mực không giống như Việt Nam vẫn quen thuộc.
Trong hầu hết các giai đoạn của quá trình khởi kiện như chuẩn bị hồ sơ khởi kiện; tố tụng văn bản; tố tụng công khai, đều có những trở ngại và ẩn chứa nguy hiểm có thể dẫn đến thất bại. Muốn thắng kiện, phía Việt Nam chắc chắn phải được một công ty luật nước ngoài chuyên về Luật biển quốc tế tư vấn và đại diện trước Tòa án luật biển quốc tế.
Ngay cả khi có nhiều khó khăn, trở ngại như thế, ngư dân Việt Nam cũng nên nộp đơn kiện lên Tòa án luật biển quốc tế. Vì ngay từ khi Tòa án quốc tế này nhận đơn khởi kiện, ngư dân ta đã được bảo đảm an toàn rồi.
Kể từ thời điểm đơn kiện được thụ lý, Trung Quốc có nghĩa vụ không được tiếp tục thực hiện những hành động làm hiện trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nghĩa là không được tiếp tục phá hoại phương tiện, cản trở ngư dân ta đánh cá nữa.
Nếu Trung Quốc vẫn làm, nguyên đơn (Hiệp hội nghề cá) có quyền yêu cầu Tòa án luật biển quốc tế quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Trung Quốc hoặc phải rút tàu ra khỏi vùng biển có ngư dân Việt Nam đánh bắt, hoặc phải bảo đảm các tàu của Trung Quốc giữ một khoảng cách an toàn xác định đủ để các tàu ngư dân Việt Nam an tâm đánh bắt.
Về trường hợp con tàu ĐNa 90152TS của bà Huỳnh Thị Như Hoa bị tàu Trung Quốc đâm tả tơi, xơ xác, hư hỏng nặng, thiệt hại cụ thể của bà Hoa và của những ngư dân khác từng bị tàu Trung Quốc tấn công sẽ được tính đến trong đơn khởi kiện của Hiệp hội, hoặc trong khi đàm phán giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi Tòa án luật biển quốc tế ra phán quyết (declaratory judgement) có lợi cho đơn kiện của Việt Nam.
Những vụ tàu cá VN bị tàu TQ đâm va, tấn công
Nhiều ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa - Việt Nam khó có thể quên được cảm giác kinh hoàng khi tận mắt chứng kiến tàu cá ĐNa 90152TS bị tàu vỏ sắt Trung Quốc cố tình đâm chìm vào chiều 26/5 vừa qua. Đây là vụ tàu Việt Nam bị đâm mạnh nhất và gây hư hại nặng nề nhất.
Sau khi con tàu ĐNa 90152TS được trục vớt, lai dắt về cảng Đà Nẵng, nhìn con tàu tả tơi, xơ xác, vết đâm lồ lộ trên thân tàu và hư hỏng đến 80%, bà Huỳnh Thị Như Hoa nghẹn ngào cho biết, gia đình bà có truyền thống đi biển, đánh bắt cá hoàn toàn hợp pháp trên vùng biển Việt Nam từ bao đời. Nay bỗng dưng bị tàu Trung Quốc truy đuổi, uy hiếp và phá hỏng tài sản, bà sẽ đi tìm công lý. Bà Hoa đã ủy quyền cho Hội Nghề cá Đà Nẵng tiến hành các thủ tục khởi kiện đòi bồi thường.
Ngư dân Lê Văn Hường bị thương vào mặt do mảnh kính văng trúng.
 Ngư dân Lê Văn Hường bị thương vào mặt do mảnh kính văng trúng.
Chiều 5/6, luật sư Đỗ Pháp, Trưởng Văn phòng luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) đã chính thức tiếp nhận ủy quyền thực hiện pháp lý vụ kiện phía Trung Quốc ra tòa trong vụ đâm chìm tàu ĐNa 90152TS của gia đình bà Hoa. Luật sư Đỗ Pháp cho biết: “Gia đình bà Hoa đủ điều kiện khởi kiện chủ tàu vỏ sắt Trung Quốc, vì các lý do sau: Thứ nhất, vị trí tàu cá của bà Hoa bị tàu Trung Quốc đâm chìm là khu vực quần đảo Hoàng Sa, huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hiện, luật sư Đỗ Pháp đang khẩn trương tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. Dự kiến tháng 7/2014, vụ khởi kiện sẽ được tiến hành tại TAND TP Đà Nẵng. Toàn bộ lệ phí suốt quá trình khởi kiện đến kết thúc vụ án, Văn phòng luật sư Đỗ Pháp sẽ hoàn toàn miễn phí cho gia đình bà Hoa.
Chiều 6/6, bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết, kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, đến nay đã có 6 tàu cá của ngư dân huyện Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá, cướp tài sản khi đang hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Nạn nhân mới nhất là tàu cá QNg 96029 TS của ngư dân Lê Túc ở thôn Tây, xã An Hải (Lý Sơn, Quảng Ngãi). Tàu cá này cùng 10 lao động đã về đến đảo Lý Sơn vào ngày 5/6 trong tình trạng thiết bị phục vụ đánh bắt cá hư hỏng hoàn toàn, thân tàu bị hư hại nhiều, kính ca-bin tàu bị vỡ.
Theo thuyền trưởng Lê Túc, khoảng 20 giờ ngày 3/6, trong lúc cho tàu cá QNg 96029 TS di chuyển vào đảo Bom Bay (thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam) để hành nghề lặn bắt hải sâm thì tàu của ông bị 2 tàu Trung Quốc số hiệu 37102 và 31101 thay nhau tấn công bằng vòi rồng. Dù các ngư dân đã nỗ lực cho tàu né tránh, đóng toàn bộ cửa ở ca bin và dùng chăn, đệm trên tàu chặn cửa kính nhằm giảm áp lực của vòi rồng, tuy nhiên do sức nước từ vòi rồng công suất lớn nên toàn bộ cửa kính ca-bin tàu bị bể nát, mảnh kính văng trúng khiến ngư dân Lê Văn Hường bị thương ở vùng cổ và mặt, các thiết bị nghề cá trên tàu như máy dò, định vị I-com... đều bị ướt và hư hỏng. Do trang thiết bị, máy móc trên tàu bị hỏng nên thuyền trưởng Lê Túc và ngư dân trên tàu đành cho tàu chạy về đảo Lý Sơn để sửa chữa.
Trước đó, ngày 15/5, tàu cá QNg 96110 TS do ngư dân Huỳnh Công Nhiệm (ở thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn) làm thuyền trưởng, trên tàu có 11 lao động, cũng bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 306 tấn công và cướp tài sản gần đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã cướp đi 1 máy dò, 1 định vị, chặt phá 3 bành dây hơi và lấy đi 150 con hải sâm do các ngư dân lặn bắt được. Cùng thời gian này, tàu cá QNg 96110 TS cũng bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 786 rượt đuổi và tấn công bằng đạn lửa. Sau khi thoát khỏi sự rượt đuổi của tàu Trung Quốc, tàu cá này vẫn tiếp tục kiên trì bám trụ lại Hoàng Sa để hành nghề.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới