Khi nào Trái đất đến “Ngày tận thế”?

(Kiến Thức) - Khi nào sự sống trên Trái đất đến “Ngày tận thế”? Theo các nhà khoa học, cái ngày khủng khiếp ấy có thể đến sau đây khoảng...7,5 tỷ năm.

Khi nào Trái đất đến “Ngày tận thế”?
Các hóa thạch cho chúng ta biết sự sống trên Trái đất đã kéo dài ít nhất 3,5 tỷ năm. Trong khoảng thời gian đó, sự sống đã trải qua các giai đoạn băng hà, bị thiên thạch lao vào, bị nhiễm độc. Rõ ràng, khó mà hủy diệt hoàn toàn sự sống trên hành tinh xanh của chúng ta.
Khi nao su song tren Trai dat den “Ngay tạn the”?
"Ngày tận thế" sẽ xảy ra, khi Mặt trời mở rộng đến quĩ đạo của Trái đất.
Không hiếm kịch bản “Ngày tận thế” có khả năng xảy ra, nhưng kịch bản nào cuối cùng sẽ làm cho Trái đất không còn sự sống?
Núi lửa phun trào
Có lẽ lần gần nhất mà sự sống bị hủy diệt là 250 triệu năm trước đây. Khoảng 85% sinh vật sống trên cạn và 95% sinh vật ở đại dương bị xóa sổ.
Khi nao su song tren Trai dat den “Ngay tạn the”?-Hinh-2
Cách đây 250 triệu năm, núi lửa phun trào trên Trái đất đã xóa số
85% sinh vật sống trên cạn và 95% sinh vật ở đại dương.
Không ai biết chắc điều gì đã xảy ra, nhưng dường như sự tận diệt này trùng hợp với hoạt động của núi lửa ở quy mô hủy diệt. Ngày nay chúng ta lo lắng về khả năng hủy diệt của những “siêu núi lửa” như Yellowstone. Nhưng thiệt hại do nó gây ra chẳng là gì, nếu so với 250 triệu năm về trước.

Vào khi đó, Siberia trải qua một đợt phun trào núi lửa rộng lớn và kéo dài đến mức dung nham bao phủ một khu vực rộng gấp 8 lần nước Anh. Hoạt động núi lửa ở quy mô như thế là rất hiếm nhưng không phải là không bao giờ xảy ra.

Núi lửa phun ở quy mô tương tự đã từng xảy ra 200, 180 và 65 triệu năm trước đây. Chắc chắn là nó sẽ xảy ra một lần nữa và khi nó xảy ra vấn đề đặt ra là nó sẽ xảy ra ở đâu?
Sự hủy diệt của núi lửa tùy thuộc vào lớp đất đá nào của Trái đất mà nó tác động. Núi lửa phun 250 triệu năm trước không gây ra tình trạng hủy diệt mà nguyên nhân chính là muối. Siberia có rất nhiều muối. Khi muối bị nung lên do núi lửa, nó đã làm thoát ra những chất hủy diệt tầng ozone vào khí quyển. Các sinh vật trên thế giới do đó phải đối phó với bức xạ có hại từ Mặt trời và đó là lý do khiến sự sống hủy diệt hàng loạt.
Điều không may là ngày nay trên Trái đất có rất nhiều nơi có trữ lượng muối lớn như vậy. Miền đông Siberia là một trong những túi muối lớn nhất thế giới và vùng biển ngoài Brazil cũng vậy.
Thiên thạch lao vào
Nếu như một thiên thạch khổng lồ có thể làm tuyệt chủng tất cả khủng long trên Trái đất thì liệu nó có thể hủy diệt toàn bộ sự sống?
Khi nao su song tren Trai dat den “Ngay tạn the”?-Hinh-3
Nếu thiên thạch va vào nơi có lớp đất đá trầm tích dễ thay đổi trên Trái đất,  vụ va chạm này thể thải ra những chất khí làm biến đổi khí hậu vào bầu khí quyển khiến cho sự sống bị hủy diệt hàng loạt.
Một lần nữa, kịch bản này tùy thuộc vào thiên thạch sẽ rơi vào nơi nào. Chúng ta đã biết rằng Trái đất từng bị thiên thạch rất lớn va phải nhưng lại không gây ra sự hủy diệt sự sống.
Hố thiên thạch The Manicouaga ở Canada – một trong những hố do thiên thạch tạo ra lớn nhất thế giới – hình thành vào khoảng 215 triệu năm trước đây.
Tuy nhiên các hóa thạch cho thấy thảm họa này đã không dẫn đến sự hủy diệt sự sống như từng xảy ra khi khủng long tuyệt chủng. Đó là do miệng hố được hình thành khi thiên thạch va vào tầng đá kết tinh tương đối cứng.
Tuy nhiên, nếu thiên thạch va vào nơi có lớp đất đá trầm tích dễ thay đổi thì nó thể thải ra những chất khí làm biến đổi khí hậu vào bầu khí quyển khiến cho sự sống bị hủy diệt hàng loạt.
Điều may mắn là những vụ va chạm như thế rất hiếm khi xảy ra. Khả năng thiên thạch đâm vào Trái đất là mỗi lần trong 500 triệu năm.
Nhưng ngay cả khi nó xảy ra thì cũng khó có khả năng nó hủy diệt sự sống hoàn toàn. Sự sống chỉ bị hủy diệt khi nào Trái đất bị một vật gì đó còn lớn hơn cả thiên thạch đâm phải như một hành tinh “lầm đường lạc lối” chẳng hạn.
Một số khoa học gia cho rằng Trái đất đã từng bị một hành tinh như thế đâm trúng chẳng lâu sau khi nó hình thành và những những đám khói bụi tạo ra từ vụ va chạm đó  đã tạo ra Mặt Trăng.
Lõi Trái đất ngừng quay
Trong phim The Core hồi năm 2003, lõi Trái đất ngừng quay một cách bí ẩn khiến cho Chính phủ Mỹ phải hỗ trợ một kế hoạch khoan đến tận lõi để tái khởi động lại nó bởi vì nếu lõi Trái đất ngừng quay thì Trái đất sẽ mất từ trường và toàn bộ sự sống sẽ bị đe dọa.
Khi nao su song tren Trai dat den “Ngay tạn the”?-Hinh-4
Phim The Core hoàn toàn là nhảm nhí và bị các nhà khoa học chế nhạo, nhưng không phải mọi vấn đề khoa học mà nó nêu ra là không có cơ sở.
Phim The Core hoàn toàn là nhảm nhí và bị các nhà khoa học chế nhạo, nhưng không phải mọi vấn đề khoa học mà nó nêu ra là không có cơ sở.
Một số nhà khoa học tin rằng từ trường của Trái đất có khả năng đẩy ra xa những vật chất ion hóa từ Mặt Trời, nếu không chúng có thể ăn mòn khí quyển Trái đất.
Nếu điều họ nói là đúng và nếu xảy ra tình trạng không có từ trường thì hành tinh của chúng ta sẽ mất bầu khí quyển và tất cả sự sống đều chấm dứt.
Kịch bản như thế có thể đã xảy ra trên sao Hỏa, vốn có lẽ từng là nơi có nhiều điều kiện hơn cho sự sống so với bây giờ.
Hồi năm 1997, Joseph Kirschvink tại Viện Công nghệ California ở Pasadena và các cộng sự của ông đã tìm ra bằng chứng cho thấy sao Hỏa đã bị mất từ trường.
Từ trường của sao Hỏa tan biến khoảng 3,7 tỷ năm trước đây, cùng khoảng thời gian hành tinh này rơi vào tình trạng băng hà.
Mặt Trời mở rộng
Nếu không có kịch bản nào trên đây hủy diệt sự sống thì chúng ta cũng không thoát khỏi Mặt Trời. Hành tinh này cho chúng ta ánh sáng và cung cấp năng lượng cho gần như hầu hết sự sống trên Trái Đất. Nhưng nó sẽ không mãi thân thiện như vậy.
Khi nao su song tren Trai dat den “Ngay tạn the”?-Hinh-5
Đến 7,5 tỷ năm nữa, bề mặt của Mặt trời sẽ vươn tới quỹ đạo của Trái Đất.  và hủy diệt hoàn toàn sự sống trên Hành tinh xanh.
Như người ta đã thấy, Mặt Trời đang ngày một nóng thêm. Một ngày nào đó nó sẽ nóng đến mức làm bay hơi toàn bộ đại dương trên Trái Đất và gây ra hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trên Trái Đất tăng vọt. Quá trình này có thể bắt đầu trong vòng một tỷ năm tới và nó sẽ hủy diệt ngay cả những vi sinh vật có sức sống mãnh liệt nhất.
Nhưng chưa hết, bắt đầu từ khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ mở rộng và sẽ trở thành một hành tinh khổng lồ màu đỏ. Cho đến 7,5 tỷ năm nữa, bề mặt của nó sẽ vươn tới quỹ đạo của Trái Đất. Do đó Mặt Trời mở rộng sẽ bao trùm và hủy diệt Trái Đất.
Các nhà khoa học cho rằng Trái Đất sẽ thoát nạn. Mặt Trời sẽ mất đi vật chất khi nó phát triển do đó Trái Đất sẽ trôi ra xa. Tuy nhiên theo các tính toán được thực hiện vào năm 2008, điều này cũng không đủ để cứu hành tinh của chúng ta.
Nếu điều này là sự thực, hy vọng duy nhất là nhân loại chúng ta. Nếu con người vẫn còn sống cho đến lúc đó, họ có thể tìm ra cách đưa Trái Đất đến nơi an toàn. Nếu không thì sự sống trên Trái Đất chỉ có tuổi thọ tối đa là 7,5 tỷ năm.

Cảnh hoang tàn sau ngày tận thế ở Mỹ

(Kiến Thức) - Lấy ý tưởng về ngày tận thế, nghệ sĩ Lori Nix đã dựng những mô hình lột tả cảnh tượng hoang tàn ớn người.

Cảnh hoang tàn sau ngày tận thế ở Mỹ
Lấy ý tưởng về ngày tận thế, nữ nghệ sĩ Lori Nix đã dựng những mô hình như thật, sau đó cô dùng máy ảnh để chụp lại khung cảnh “hoang tàn” của thành phố ở Hoa Kỳ. Khung cảnh yên tĩnh ở một cửa hàng giặt đồ.
Lấy ý tưởng về ngày tận thế, nữ nghệ sĩ Lori Nix đã dựng những mô hình như thật, sau đó cô dùng máy ảnh để chụp lại khung cảnh “hoang tàn” của thành phố ở Hoa Kỳ. Khung cảnh yên tĩnh ở một cửa hàng giặt đồ.

Chùm ảnh thế giới “bùng nổ dân số”, hủy hoại môi trường

(Kiến Thức) - Thế giới đang "bùn nổ dân số" và "khai thác thái quá". Điều này đang hủy hoại nghiêm trọng môi trường sống xung quanh.

Chùm ảnh thế giới “bùng nổ dân số”, hủy hoại môi trường
Chum anh the gioi dang “bung no dan so”
Cơn sóng của nhân loại: Toàn cảnh của thành phố Mexico bị bê tông hóa và môi trường sống tự nhiên đang bị biến đổi từng ngày.

Lễ sinh nhật cuối cùng của trùm phát xít Hitler

(Kiến Thức) - Lễ sinh nhật lần thứ 56 và là lần cuối cùng của Adolf Hitler được tổ chức ở hầm ngầm ngày 20/4/1945 trong hoàn cảnh thiếu rượu sâm banh, thừa tiếng trọng pháo.

Lễ sinh nhật cuối cùng của trùm phát xít Hitler
Lời chúc mừng sinh nhật Hitler ầm ĩ nhất đến từ những khẩu trọng pháo của Hồng quân Liên Xô. Vào buổi sáng ngày 20/4/1945, trọng pháo của Hồng quân Liên Xô đua nhau nã đạn vào khu vực có Phủ thủ tướng và Tòa nhà Quốc hội Đức ở trung tâm Thủ đô Berlin.
Le sinh nhat cuoi cung cua trum phat xit Hitler
Trong cuốn sách "Đến giờ phút cuối cùng", Traudl Junge đã ghi lại những ngày cuối cùng của trùm phát xít Hitler ở Berlin.
Chỉ có điều không có tiếng còi báo động vang lên vì đường phố không một bóng người và phần lớn cư dân Berlin còn bận trú ẩn trong các tầng hầm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.