Khám phá ngôi làng huyền thoại từ thời vua Hùng

(Kiến Thức) - Từ xưa đến nay người dân làng Cổ Định (xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) phát âm rất lạ, người ở nơi khác nghe như vịt nghe sấm.

Khám phá ngôi làng huyền thoại từ thời vua Hùng

Nơi đây là xứ sở của nhà cổ và nơi nổi danh của nhiều vị tướng huyền thoại.

Nước nhiễm quặng tạo nên thổ ngữ lạ?
Để tìm hiểu về gốc tích của ngôi làng cổ nơi đây chúng tôi đã đi tìm gặp những cụ cao niên. Cụ Lê Bật Cương (năm nay 90 tuổi ở xóm Mậu) là một thầy giáo về Hưu và đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về ngôi làng của mình. Cụ Cương cho biết, theo truyền lại của các cụ xưa kia thì làng có từ thời vua Hùng. Mảnh đất nơi đây chứa đựng nhiều điều huyền bí mà cho đến nay, chính những người ăn đời ở kiếp nơi đây cũng không thể lý giải được. Một trong những điều bí ẩn đó là tiếng nói.
Cụ Cương bảo, từ xa xưa người dân nơi đây nói bằng thổ ngữ khác biệt hẳn với các vùng đất khác như gọi cái đầu gối là trú cún, nước lã là nác, con dao là con quăng. Ấy thế, nên dân làng nơi đây còn truyền tai nhau nghe một câu chuyện hết sức thú vị, khi con dâu mới cưới về nhà chồng, đến bữa ăn mẹ chồng mới nói: "Trời tún rồi con ra vườn đọn cơm cả nhà cùng ăn". Cô gái tưởng thế thật cũng trải chiếu, mang cơm ra vườn mời mọi người ra đó ăn. Thấy mọi người cười, cô gái ngượng chín mặt. Sau đó, mọi người giải thích nói theo thổ ngữ nơi đây vườn là sân nhà, cô gái mới hiểu. Thế nên, người Cổ Định xưa khi có nàng dâu mới về nhà, mẹ chồng thường phải răn dạy từng lời ăn tiếng nói hằng ngày để cho cô gái hiểu.
Một góc làng Cổ Định nay.
 Một góc làng Cổ Định nay.
Theo cụ Cương, thổ ngữ đó có từ thời vua Hùng hay ít nhất cũng phải có từ thời bà Triệu Thị Trinh kiêu binh, mãi võ trên núi Nưa để đánh đuổi giặc Ngô xâm lược. Việc người dân trong làng phát âm như vậy, xét về ngữ nghĩa đều không đúng với cách phát âm của tiếng Việt hiện nay. Tuy nhiên, nó là thổ ngữ của cha ông xưa, nên trong cuộc sống hằng ngày người dân vẫn dùng.
Cụ Cương dẫn chúng tôi ra sân giếng, chỉ xuống đất và bảo: Đó là một trong những nguyên nhân khiến tiếng nói của người dân nơi đây khác với nơi khác. Vùng đất đây nơi đâu cũng có quặng cromit. Chính vì dưới lòng đất nhiều quặng, khiến cho nước giếng khoan lên vàng ố. Để sử dụng được ông Cương và người dân nơi đây phải lọc qua rất nhiều lần.
Ông Lê Văn Sơn, Trưởng ban Văn hóa xã Tân Ninh cho hay, vùng đất nơi đây có từ lâu đời, lời ăn tiếng nói đó chỉ có ở nơi đây, các huyện lân cận không có. Hằng ngày, người dân nơi đây vẫn dùng thổ ngữ đó để nói chuyện, nó như là đặc sản của quê hương mình.
Ông Xuân có nhiều năm nghiên cứu về làng Cổ Định.
Ông Xuân có nhiều năm nghiên cứu về làng Cổ Định. 
Ngôi làng có 4 vị quan đi xứ ở Trung Quốc
Ông Sơn cho biết, Cổ Định là vùng đất địa linh, nhân kiệt sản sinh 4 vị quan được lưu truyền trong sử sách. Trong số các vị quan đó, cụ Hoàng Giáp Lê Bật Tứ là người nổi danh nhất, cụ được Nhà nước  xây dựng đền thờ và công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1998.
Để hiểu rõ hơn về cuộc đời của cụ Lê Bật Tứ, chúng tôi đã tìm về xóm 9, xã Tân Ninh tìm gặp ông Lê Bật Xuân, người họ hàng thân thích với cụ Lê Bật Tứ. Ông Xuân là sĩ quan quân đội về hưu và đã có nhiều thời gian để nghiên cứu sử sách về vùng đất quê mình.  
Cụ Lê Bật Tứ có tuổi thơ khá bất hạnh, khi mới ra đời được một tuần thì không may người cha lâm bệnh nặng qua đời. Để lại người vợ trẻ cùng 5 người con bơ vơ. Thời kỳ lúc đó lâm vào cảnh Nam - Bắc triều (Trịnh Nguyễn phân tranh) các cuộc chiến  tranh liên tục xảy ra. Vì thế, đẩy người dân vào cảnh đói rách. Người mẹ của cụ Lê Bật Tứ cũng qua đời khi ông lên 8 tuổi, bởi làm việc nhiều quá khiến suy kiệt sức khoẻ.
Dù khó khăn vất vả, nhưng anh em ông đều dành thời gian, công sức dùi màu kinh sử quyết trí học hành. Sự cố gắng đó cũng được đền đáp khi hai người anh là Lê Bật Trực và Lê Bật Hiền thi đậu cử nhân để làm quan giúp dân, cứu nước. Riêng cụ Lê Bật Tứ dù đỗ đạt cả hai khoa thi Hương ở Sơn Tây và Thanh Hóa, nhưng cụ chưa ra làm quan mà trau dồi sách vở. Đến năm Mậu Tuấn - Quang Hưng thứ 21, Lê Thế Tông (1589) cụ đã tham gia thi Hội và đã đỗ, cụ đứng thứ 2 trong số 5 tiến sĩ. Hiện trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn còn tấm bia khắc tên cụ. 
Ông Xuân cho biết, cụ Tứ là người tài cao, đức độ nên cụ luôn được vua chúa tin cẩn giao nhiều trọng trách cao quý. Đặc biệt, năm 1608, cụ được nhà vua cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Khi sang bên đó cụ còn đề nghị họ công nhận độc lập cho nước nhà. Cụ sinh sống bên đó 8 năm liền một cách bình an vô sự. Chính vua quan ta ở nước nhà, nhiều lần lo sợ cụ Tứ sẽ khó trở về khi có lời lẽ có phần xúc phạm tới quân Trung Quốc. Nhưng bằng sự mưu trí, dũng cảm cụ đã thoát khỏi sự giăng bẫy của kẻ thù.
Trải qua gần 100 năm, nhưng cây cột nhà gia đình ông Vẻ vẫn đen nhánh.
Trải qua gần 100 năm, nhưng cây cột nhà gia đình ông Vẻ vẫn đen nhánh. 
Xứ sở của nhà cổ
Ông Sơn cho hay, hiện ở xã Tân Ninh có khoảng 40 ngôi nhà cổ, trong đó có 13 ngôi nhà trên 110 tuổi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây từng có một ngôi nhà cổ do gia đình ông Lê Xuân Đồng sở hữu, ngôi nhà này có từ năm 1843. Trước đây, nó được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Nhưng do thời gian tồn tại lâu đời, ngôi nhà dần xuống cấp, trong khi đó gia chủ không có tiền tu bổ. Khi họ báo cáo với chính quyền xin tiền sửa sang thì các cấp ngành đều lặng im. Sau đó, có một giám đốc doanh nghiệp đã tìm về mua lại ngôi  nhà đó với giá 150 triệu đồng.
Gia đình ông Lê Đình Vẻ (xóm 5, Tân Ninh) hiện còn giữ được ngôi nhà gần 100 năm khá nguyên vẹn. Ông Vẻ cho biết, ngôi nhà ông đang ở hiện còn hơn cả tuổi người mẹ thân sinh ra ông (cụ hơn 91 tuổi). Theo các cụ già kể lại ngôi nhà 5 gian này làm chủ yếu bằng gỗ lim, những cây gỗ này được lấy tận trên rừng núi của huyện Như Xuân, sau đó đưa về nơi đây bằng đường sông. Ngôi nhà này ông Vẻ chỉ nâng cấp nền móng cho cao lên, chứ hầu như nó vẫn còn nguyên vẹn. Những cây cột trong nhà vẫn còn đen bóng, không có vết nứt toác của thời gian. 
Chục năm trước, có một nhóm người ở Hà Nội về vào nhà ông Vẻ nhìn ngắm ngôi nhà. Sau một hồi bàn thảo, họ đưa ra giá 90 triệu đồng. Ban đầu, dù không định bán, nhưng trước số tiền lớn như vậy vợ chồng ông Vẻ cũng đã phải ngồi với nhau để bàn bạc. Ông thì muốn giữ ngôi nhà cho con cháu sau này, nhưng vợ thì muốn bán kiếm món tiền để lo cho con cái học hành. Thấy vợ chồng ông chần chừ, nhóm người đó quyết định nâng giá lên trên 100 triệu đồng. Trước món tiền khổng lồ đó, vợ chồng ông gật đầu nhận lời. Nhóm người đặt trước cho vợ chồng ông phần tiền hẹn ngày về dỡ nhà. Ít ngày sau, vợ chồng ông Vẻ nghe người ta bàn tán, bảo giá trị của ngôi nhà này còn nhiều hơn thế, bán thế thì rẻ quá. Thế rồi, ông gọi điện hoàn lại tiền và cương quyết không bán nữa.
"Vừa rồi, có một đại gia đến thăm nhà, họ rất thích chất liệu gỗ làm nhà. Họ đã trả giá lên đến 200 triệu đồng, nhưng vợ chồng tôi không bán. Tôi giữ nhà lại làm kỷ vật cho con cháu", ông Vẻ tâm sự.
Tân Ninh là vùng đất cổ, chứa đựng nhiều giá trị của lịch sử. Những giá trị đó đang được con cháu trong vùng phát huy. Hằng năm, trong xã đều có trên 50 em đỗ đạt đại học. Trong xã, có nhiều người làm quan chức ở trong và ngoài tỉnh.
Ông Lê Văn Sơn (Trưởng ban Văn hóa xã Tân Ninh)

Khám phá vũ khí cổ độc đáo thời Hùng Vương

Khám phá vũ khí cổ độc đáo thời Hùng Vương
Mũi tên là một bộ phận hợp thành của cung, nỏ - loại vũ khí đánh xa quan trọng bậc nhất trong hệ thống vũ khí thô sơ thời Hùng Vương trước khi hỏa khí xuất hiện.
Mũi tên là một bộ phận hợp thành của cung, nỏ - loại vũ khí đánh xa quan trọng bậc nhất trong hệ thống vũ khí thô sơ thời Hùng Vương trước khi hỏa khí xuất hiện.

Những mũi tên phát hiện được trong các di tích văn hóa thuộc giai đoạn đầu thời kỳ Hùng Vương chủ yếu được làm bằng đá.
Những mũi tên phát hiện được trong các di tích văn hóa thuộc giai đoạn đầu thời kỳ Hùng Vương chủ yếu được làm bằng đá.

Các mũi tên đá được chế tác đơn chiếc không theo một quy chuẩn chặt chẽ nào.
Các mũi tên đá được chế tác đơn chiếc không theo một quy chuẩn chặt chẽ nào.

Giai đoạn sau thì mũi tên đá gần như mất hẳn, thay vào đó là rất nhiều mũi tên xương và đồng thau.
Giai đoạn sau thì mũi tên đá gần như mất hẳn, thay vào đó là rất nhiều mũi tên xương và đồng thau.

 

Thời Vua Hùng không có “văn hóa đóng khố“

(Kiến Thức) - Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ "văn hóa đóng khố" ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại.

Thời Vua Hùng không có “văn hóa đóng khố“

Nhiều năm nay không biết người ta nghĩ thế nào mà cho rằng Vua Hùng đóng khố, rồi như một thứ "văn hóa đóng khố" được gán cho thời Hùng Vương, tha hồ vẽ vời, nặn tượng, mặc biểu diễn. Có thể nói họ không hề để tâm tới những kết quả nghiên cứu của giới chuyên môn về vải vóc thời đại Hùng Vương.

Về khảo cổ học

- Ứng với truyền thuyết bà Âu Cơ dạy dân cấy lúa trồng dâu dệt vải, khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều dọi xe sợi trong các di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên cách nay 4.500 năm. GS.TS Hán Văn Khẩn là một nhà khảo cổ học uy tín đưa ra kết luận: "Dọi xe chỉ tìm thấy khá phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên. Nó được làm bằng đất sét tương đối mịn hoặc tương đối thô... Dọi xe sợi có đường kính trung bình 0,6 - 2cm...Như vậy, nghề dệt vải đã phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên. Cư dân văn hóa này ít nhất có hai loại vải mặc, đó là vải vỏ cây và vải dệt từ sợi".

Tiết lộ kinh ngạc về hình dáng của Khổng Tử

(Kiến Thức) - Rốt cuộc hình dáng của Khổng Tử ra sao? Đây là một câu hỏi mà 2.000 năm nay vẫn chưa có lời giải đáp. 

Tiết lộ kinh ngạc về hình dáng của Khổng Tử
Rốt cuộc hình dáng của Khổng Tử ra sao? Đây là một câu hỏi mà 2.000 năm nay vẫn chưa có lời giải đáp. Cục di tích văn hóa tỉnh Sơn Đông vừa mới tiết lộ bức tranh chân dung được vẽ trên tường cổ xưa nhất của Khổng Tử có xuất xứ từ Sơn Đông. Bức tranh này vừa được phát hiện khi khai quật một ngôi mộ thời Hán. Từ hình ảnh Khổng Tử trong bức tranh, các chuyên gia nghiên cứu về Khổng Tử cho rằng: trong lòng người dân thời đó Khổng Tử cũng chỉ là một học giả bình dị như bao người khác.
Rốt cuộc hình dáng của Khổng Tử ra sao? Đây là một câu hỏi mà 2.000 năm nay vẫn chưa có lời giải đáp. Cục di tích văn hóa tỉnh Sơn Đông vừa mới tiết lộ bức tranh chân dung được vẽ trên tường cổ xưa nhất của Khổng Tử có xuất xứ từ Sơn Đông. Bức tranh này vừa được phát hiện khi khai quật một ngôi mộ thời Hán. Từ hình ảnh Khổng Tử trong bức tranh, các chuyên gia nghiên cứu về Khổng Tử cho rằng: trong lòng người dân thời đó Khổng Tử cũng chỉ là một học giả bình dị như bao người khác. 
Trong bức bích họa Khổng Tử có niên đại 2.000 năm, bộ râu của Khổng Tử được khắc họa rất rõ nét, những nếp nhăn hằn dày đặc trên trán, sống mũi cao, sau gáy có một cái bướu thịt, hình tượng tả thực. 
Cho đến nay các tài liệu lịch sử miêu tả dung mạo của Khổng Tử không nhiều. Theo miêu tả trong cuốn “Sử ký – Khổng Tử thế gia” thì Khổng Tử cao chín thước 6 tấc (khoảng 2m2). Còn trong cuốn “Luận Ngữ - Thuật Nhi” do đệ tử của Khổng Tử biên soạn đã miêu tả khí chất của ông: “Ôn hòa mà nghiêm khắc, uy nghiêm mà không hung dữ, trang nghiêm mà điềm tĩnh.”
Cho đến nay các tài liệu lịch sử miêu tả dung mạo của Khổng Tử không nhiều. Theo miêu tả trong cuốn “Sử ký – Khổng Tử thế gia” thì Khổng Tử cao chín thước 6 tấc (khoảng 2m2). Còn trong cuốn “Luận Ngữ - Thuật Nhi” do đệ tử của Khổng Tử biên soạn đã miêu tả khí chất của ông: “Ôn hòa mà nghiêm khắc, uy nghiêm mà không hung dữ, trang nghiêm mà điềm tĩnh.” 

Đọc nhiều nhất

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

(Kiến Thức) - "Sẽ có lúc người ta lý giải được những sự việc huyền bí ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn dưới ánh sáng khoa học. Nhưng, đây là vấn đề tâm linh, vì vậy trước hết nó phải được soi sáng dưới góc độ văn hóa, truyền thống, đạo lý, tín ngưỡng, tình cảm của dân tộc".
Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc với nhiều bí mật bất ngờ. Trong số này, nhiều người không khỏi tò mò vì sao Tam Đại điện ở Tiền triều trong Cố Cung không có một bóng cây. 

Tin mới

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Trong một cuộc khảo sát mới tại Khorsabad - thủ đô của đế chế Assyria, các chuyên gia đã phát hiện một số công trình bao gồm biệt thự, khu vườn hoàng gia... ở Iraq. Tàn tích những công trình này nằm sâu dưới lòng đất.