Khám phá cuộc đời cha đẻ dòng máy bay Yakovlev Nga

Khám phá cuộc đời cha đẻ dòng máy bay Yakovlev Nga

(Kiến Thức) - Cùng khám phá cuộc đời của Alexander Sergeyevich Yakovlev - cha đẻ của cục thiết kế máy bay huyền thoại Yakovlev - nơi bứt phá mọi giới hạn của bầu trời.

Alexander Sergeyevich Yakovlev sinh ngày 1/4/1906, là một trong những thiết kế sư trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến nền công nghiệp hàng không Liên Xô từ đầu những năm 1940. Tài năng của Yakovlev được thể hiện từ khá sớm khi ông còn được ngồi học trên ghế nhà trường với nguyên mẫu tàu lượn AVF-10 được thiết kế vào năm 1924. Trong ảnh là một mẫu thủy phi cơ do Yakovlev thiết kế được thử nghiệm trước Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn ảnh: Sputnik
Alexander Sergeyevich Yakovlev sinh ngày 1/4/1906, là một trong những thiết kế sư trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến nền công nghiệp hàng không Liên Xô từ đầu những năm 1940. Tài năng của Yakovlev được thể hiện từ khá sớm khi ông còn được ngồi học trên ghế nhà trường với nguyên mẫu tàu lượn AVF-10 được thiết kế vào năm 1924. Trong ảnh là một mẫu thủy phi cơ do Yakovlev thiết kế được thử nghiệm trước Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn ảnh: Sputnik
Năm 1931, Yakovlev tốt nghiệp Học viện Không quân Liên Xô và từ đó cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1984, ông đã cho ra đời gần 200 thiết kế máy bay các loại cùng các biến thể nâng cấp của chúng. Trong ảnh là phần cánh đuôi của chiếc Yak-3 - một trong những dòng máy bay chiến đấu thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn ảnh: Sputnik
Năm 1931, Yakovlev tốt nghiệp Học viện Không quân Liên Xô và từ đó cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1984, ông đã cho ra đời gần 200 thiết kế máy bay các loại cùng các biến thể nâng cấp của chúng. Trong ảnh là phần cánh đuôi của chiếc Yak-3 - một trong những dòng máy bay chiến đấu thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn ảnh: Sputnik
Yakovlev cũng là một trong những thiết kế sư đi tiên phong trong việc phát triển máy bay chiến đấu phản lực đánh chặn đầu tiên trên thế giới với dòng tiêm kích đánh chặn và trinh sát Yak-25. Trong ảnh là Sergei Yakovlev - một trong hai người con trai của Yakovlev và cả hai đều là những thiết kế sư hàng không nổi tiếng của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sputnik
Yakovlev cũng là một trong những thiết kế sư đi tiên phong trong việc phát triển máy bay chiến đấu phản lực đánh chặn đầu tiên trên thế giới với dòng tiêm kích đánh chặn và trinh sát Yak-25. Trong ảnh là Sergei Yakovlev - một trong hai người con trai của Yakovlev và cả hai đều là những thiết kế sư hàng không nổi tiếng của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong ảnh là mẫu máy bay vận tải Yak-12 được Yakovlev thiết kế theo yêu cầu cá nhân của Joseph Stalin, nó hoàn tất giai đoạn thử nghiệm vào năm 1946 và ngay lập tức sau đó được đưa vào sản xuất hàng loạt. Dù có thiết kế khá nhỏ nhưng Yak-12 lại được trang bị khá đầy đủ các thiết bị hàng không tiên tiến của Liên Xô khi đó, nó cũng có thể thực hiện các chuyến bay vào ban đêm hoặc bay trong thời tiết xấu. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong ảnh là mẫu máy bay vận tải Yak-12 được Yakovlev thiết kế theo yêu cầu cá nhân của Joseph Stalin, nó hoàn tất giai đoạn thử nghiệm vào năm 1946 và ngay lập tức sau đó được đưa vào sản xuất hàng loạt. Dù có thiết kế khá nhỏ nhưng Yak-12 lại được trang bị khá đầy đủ các thiết bị hàng không tiên tiến của Liên Xô khi đó, nó cũng có thể thực hiện các chuyến bay vào ban đêm hoặc bay trong thời tiết xấu. Nguồn ảnh: Sputnik
Ngoài các dòng máy bay quân sự Yakovlev còn khá nổi tiếng với các dòng máy bay thương mại dân sự. Điển hình là Yak-40 - một trong những dòng máy bay chở khách phản lực đầu tiên được phát triển để phục vụ cho thị trường hàng không nội địa Liên Xô. Nguồn ảnh: Sputnik
Ngoài các dòng máy bay quân sự Yakovlev còn khá nổi tiếng với các dòng máy bay thương mại dân sự. Điển hình là Yak-40 - một trong những dòng máy bay chở khách phản lực đầu tiên được phát triển để phục vụ cho thị trường hàng không nội địa Liên Xô. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong suốt giai đoạn từ năm 1966-1972, Yak-40 xuất hiện hầu hết trong các tuyến bay nội địa của Liên Xô vận chuyển hơn 7 triệu lượt khách. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong suốt giai đoạn từ năm 1966-1972, Yak-40 xuất hiện hầu hết trong các tuyến bay nội địa của Liên Xô vận chuyển hơn 7 triệu lượt khách. Nguồn ảnh: Sputnik
Tuy nhiên, làm nên tên tuổi cho Yakovlev vẫn là các dòng máy bay huấn luyện quân sự lẫn dân sự dành cho Liên Xô và Nga sau này. Trong ảnh là máy bay huấn luyện cơ bản Yak-52 được Không quân Liên Xô sử dụng từ 1979 đến năm 1998 mới bị Không quân Nga loại biên. Nguồn ảnh: Sputnik
Tuy nhiên, làm nên tên tuổi cho Yakovlev vẫn là các dòng máy bay huấn luyện quân sự lẫn dân sự dành cho Liên Xô và Nga sau này. Trong ảnh là máy bay huấn luyện cơ bản Yak-52 được Không quân Liên Xô sử dụng từ 1979 đến năm 1998 mới bị Không quân Nga loại biên. Nguồn ảnh: Sputnik
Cục thiết kế Yakovlev còn sở hữu dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm Yak-38 - mẫu tiêm kích hạm đầu tiên trên thế giới có thể cất hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: Sputnik
Cục thiết kế Yakovlev còn sở hữu dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm Yak-38 - mẫu tiêm kích hạm đầu tiên trên thế giới có thể cất hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: Sputnik
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Cục thiết kế Yakovlev vẫn giữ được khả năng hoạt động của mình trong một khoảng thời gian dài cho đến khi nước Nga phục hồi lại vị thế của mình. Bên cạnh đó cục thiết kế này còn cho ra đời mẫu máy bay huấn luyện phản lực đa năng Yak-130 điểm nhấn mới của ngành công nghiệp hàng không Nga. Nguồn ảnh: Sputnik
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Cục thiết kế Yakovlev vẫn giữ được khả năng hoạt động của mình trong một khoảng thời gian dài cho đến khi nước Nga phục hồi lại vị thế của mình. Bên cạnh đó cục thiết kế này còn cho ra đời mẫu máy bay huấn luyện phản lực đa năng Yak-130 điểm nhấn mới của ngành công nghiệp hàng không Nga. Nguồn ảnh: Sputnik
Yak-130 là dòng máy bay huấn luyện tiên tiến nhất của Nga hiện nay nó được thiết kế để có thể phù hợp với mọi chương trình huấn luyện bay dành cho các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, 4++ và cả thế hệ thứ 5. Nguồn ảnh: Sputnik
Yak-130 là dòng máy bay huấn luyện tiên tiến nhất của Nga hiện nay nó được thiết kế để có thể phù hợp với mọi chương trình huấn luyện bay dành cho các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, 4++ và cả thế hệ thứ 5. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong ảnh là một siêu xe Ferrari 458 đọ tốc độ với một máy bay huấn luyện cánh quạt Yak-54 trong một triển lãm công nghệ được tổ chức ở vùng Zhukovsky ngoại ô Moscow vào năm 2014. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong ảnh là một siêu xe Ferrari 458 đọ tốc độ với một máy bay huấn luyện cánh quạt Yak-54 trong một triển lãm công nghệ được tổ chức ở vùng Zhukovsky ngoại ô Moscow vào năm 2014. Nguồn ảnh: Sputnik
Cận cảnh bên trong buồng lái của một máy bay vận tải hạng nhẹ Yak-58 do Cục thiết kế Yakovlev phát triển từ đầu những năm 1990. Nguồn ảnh: Sputnik
Cận cảnh bên trong buồng lái của một máy bay vận tải hạng nhẹ Yak-58 do Cục thiết kế Yakovlev phát triển từ đầu những năm 1990. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong suốt cuộc đời của mình Alexander Sergeyevich Yakovlev luôn dành trọn tâm huyết cho từng mẫu máy bay do ông thiết kế cho đến tận khi qua đời. Nhưng di sản mà ông để lại cho ngành công nghiệp hàng không Liên Xô và Nga sau này thì vẫn còn sống mãi. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong suốt cuộc đời của mình Alexander Sergeyevich Yakovlev luôn dành trọn tâm huyết cho từng mẫu máy bay do ông thiết kế cho đến tận khi qua đời. Nhưng di sản mà ông để lại cho ngành công nghiệp hàng không Liên Xô và Nga sau này thì vẫn còn sống mãi. Nguồn ảnh: Sputnik

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.